Bài giảng đơn chất và hợp chất và phân tử (tiếp)

Kiến thức:

- HS biết được phân tử là gì?

- So sánh được hai khái niệm phân tử và nguyên tử.

- Biết được trạng thái của chất.

2. Kỹ năng:

- Biết tính thành thạo phân tử khối của một chất.

- Biết dựa vào PTK để so sánh xem phân tử chất này nặng hơn hay nhẹ hơn phân tử của chất kia bao nhiêu lần

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng đơn chất và hợp chất và phân tử (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/9/07. Ngày dạy : /9/07. Tiết : 9 đơn chất và hợp chất – phân tử (tiếp) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS biết được phân tử là gì? - So sánh được hai khái niệm phân tử và nguyên tử. - Biết được trạng thái của chất. 2. Kỹ năng: - Biết tính thành thạo phân tử khối của một chất. - Biết dựa vào PTK để so sánh xem phân tử chất này nặng hơn hay nhẹ hơn phân tử của chất kia bao nhiêu lần. - Được củng cố để hiểu kĩ hơn về các khái niệm hoá học đã học. II. Phương pháp: - Quan sát tranh,nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, III. Chuẩn bị: - Tranh: 1.10; 1-11; 1-12; 1-13; 1.14. - Bảng phụ: ghi sẵn đề của bài luyện tập 1, 2. IV. Hoạt động dạy - học: 1. ổn định:(1') 2. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Định nghĩa đơn chất và hợp chất?c ho VD minh hoạ? - HS khác lên chữa bài tập 2 sgk tr 25. 3. Bài mới: (35') Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (7'). GV. yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ 1.11, 1.12; 1.13. GV. giới thiệu các phân tử H2 (trong mẫu khí Hiđrô). + Các phân tử ôxi (trong mẫu khí ôxi). + Các phân tử nước (trong một mầu nước). ? Em hãy nhận xét về: - Thành phần - Hình dạng - Kích thước của các hạt phân tử hợp thành các mẫu chất trên HS: trả lời. các hạt hợp thành mỗi mẫu chất trên đều giống nhau về số ngtử, hình dạng, kích thước… GV. thông tin đó là các hạt đại diện cho chất, mang đầy đủ tính chất của chất " gọi là phân tử. ? vậy phân tử là gì? HS. nêu định nghĩa. GV. yêu cầu HS quan sát tranh vẽ 1 mầu kim loại đồng và rút ra nhận xét (đối với đ/c kim loại nói chung). Hoạt động 2: (20') Tìm hiểu phân tử khối. ? Em hãy nhắc lại đ/n nguyên tử khối? HS. nhắc lại định nghĩa ngtử khối . ? Tương tự như vậy em hãy nêu định nghĩa phân tử khối. GV. Hướng dẫn HS tính phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó. * VD1: Tính phân tử khối của: a) ôxi b) Clo c) Nước GV. Em hãy quan sát mẫu nước " một phân tử nước gồm những loại nguyên tử nào? HS. trả lời 1 phân tử nước gồm 2H và 1O. VD 2 ?Quan sát H1.15 (SGK T26) và tính PTK của khí cacbonic " PTK CO2 gồm mấy nguyên tử? Thuộc những nguyên tố nào? HS. trả lời gồm 3 nguyên tử: 1C và 2O. * VD3: Tính phân tử khối của: a) axit sunfuric biết phân tử gồm: 2H, 1S và 40 b) Khí amoniăc biết phân tử gồm 1N và 3H. c) Canxicacbonat biết phân tử gồm: 1Ca, 1C, và 30. GV. gọi 3 HS lên làm, các HS khác làm vào vở. Hoạt động 3: (8') GV. yêu cầu HS quan sát hình vẽ 1.14, sơ đồ 3 trạng thái của chất: rắn, lỏng, khí. GV. Thông tin . Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử (như đơn chất kim loại) hay phân tử. Tuỳ điều kiện nhiệt độ, áp suất một chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí ? Em có nhận xét gì về khoảng cách giữa các phân tử trong mỗi mẫu chất ở 3 trạng thái trên? HS. quan sát trả lời - nhận xét - bổ xung. GV. chốt lại theo sơ đồ h1.14 III. Phân tử: (7 ph) 1- Định nghĩa: - Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. + Đối với đ/c kim loại nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử. + Đối với đ/c phi kim: thì ở thể rắn cũng tương tự (trừ khí hiếm) 2- Phân tử khối. - Phân tử khối là khối lượng của 1 phân tử tính bằng đvC. * VD1: - Phân tử khối của ôxi bằng 16 x 2 = 32 (đvC) - PTK của khí Clo bằng: 35,5 x 2 = 71 (đvC) - 1 phân tử nước gồm 2H và 1O. - PTK của nước bằng: 1 x 2 + 16 x 1 = 18 (đvC) * VD2: - PTK khí các boníc gồm 3 nguyên tử: + 1C + 2O à PTK khí cacbonic bằng: 12 x 1 + 16 x 2 = 44 (đv.C) * VD3: - HS1: a) PTK của axit sunfuric bằng: 1 x 2 + 32 + 16 x 4 = 98 (đv.c) - HS2: b) PTK của khí amoniăc bằng 14 x 1 + 1 x 3 = 17 (đvc) c) PTK của canxi cacbonat là: 40 x 1 + 12 x 1 + 16 x 3 = 100 (đvc) IV. Trạng thái của chất. a) Trạng thái rắn: các ngtử hoặc phân tử xếp khít nhau và dao động tại chỗ b) ở trạng thái lỏng: các hạt ở gần nhau và chuyển động trượt lên nhau c) ở trạng thái khí (hơi): các hạt rất xa nhau và chuyển động hỗn dộn về nhiều phía. 4. Củng cố: (3') GV. chốt lại toàn bài. HS. nghe và ghi nhớ kiến thức. 5. Dặn dò: (1') - BTVN 4, 5, 6, 7, 8 sgk/26

File đính kèm:

  • docTiet 9.doc
Giáo án liên quan