Bài giảng Đơn chất và hợp chất và Phân tử tiết 02

HS biết được phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị Cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử

- So sánh được 2 khái niệm phân tử và nguyên tử.

- Biết được trạng thái của chất.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đơn chất và hợp chất và Phân tử tiết 02, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6- Tiết PPCT : 9 Tuần dạy: 5 ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT-PHÂN TỬ(tt) 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức : - HS biết được phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị Cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử - So sánh được 2 khái niệm phân tử và nguyên tử. - Biết được trạng thái của chất. 1.2. Kỹ năng : - Quan sát mô hình, hình ảnh minh họa về 3 trạng thái của chất - Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất - Xác định được trạng thái vật lí của một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó. - Rèn kĩ năng tính toán thành thạo phân tử khối để so sánh xem phân tử chất này nặng hay nhẹ hơn phân tử của chất kia bao nhiêu lần. 1.3. Thái độ : - Hướng học sinh có lòng tin vào khoa học. - Biết được phân tử có trong thực tế. 2. Träng t©m - Kh¸i niƯm ®¬n chÊt vµ hỵp chÊt - §Ỉc ®iĨm cÊu t¹o cđa ®¬n chÊt vµ hỵp chÊt - Kh¸i niƯm ph©n tư vµ ph©n tư khèi 3.CHUẨN BỊ : 3.1. Giáo viên : H 1.14 – Bảng phụ ghi sẵn đề bài tập 3.2. Học sinh : Bảng nhóm 4. TIẾN TRÌNH : 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2. Kiểm tra miệng: * Câu 1: Định nghĩa đơn chất và hợp chất? Cho ví dụ minh họa? (10đ) Đáp án: 1. Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.(4đ) Vdụ: Khí Hiđro, lưu huỳnh Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên(4đ) Vd:nước(2H,1O),khícacbonic (1C,2O) Trình bày chuẩn xác, viết đúng kí hiệu các nguyên tố, làm đủ các bài tập về nhà(2đ) * Câu 2: Phân tử là gì ? Phân tử khối là gì? Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. (5đ) Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị Cacbon. (5đ) 4.3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Giới thiệu:Chúng ta đã biết có 2 loại chất, đơn chất, hợp chất. Dù là đơn chất, hợp chất cũng đều do các hạt nhỏ tạo nên. Các hạt nhỏ đó đã thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Người ta gọi đó là hạt gì? * Hoạt động 2: Tìm hiểu phân tử. ? Hãy cho biết ý nghĩa của các cách viết sau: O, K, 2Cu, 2N ? ? Các cách viết O2, H2O, N2, CuO có ý nghĩa gì? - GV: Gợi ý cho HS phân tử gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau. - GV treo tranh HS quan sát H 1.11; H1.12/ 23 - GV: Giới thiệu các phân tử Hiđro trong một mẫu khí Hiđro, Oxi, Nước. ? Em hãy nhận xét về: Thành phần, hình dạng, kích thước của các hạt nhân phân tử hợp thành các mẫu chất trên? (Các hợp chất hợp thành các mẫu chất trên đều giống nhau về số nguyên tử, hình dạng kích thước …) - Dùa vµo h×nh vÏ, m« h×nh hoỈc h×nh m« pháng h­íng dÉn cho HS thÊy c¸c nguyªn tư kÕt hỵp víi nhau th× t¹o thµnh c¸c h¹t lín h¬n gäi lµ “ph©n tư” - GV: Đó là các hạt đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất của chất và được gọi là phân tử. ? Phân tử là gì?   HS quan sát mẫu đồng và rút ra kết luận. Ÿ Lưu ý :Viết O không gọi là phân tử được (vì phân tử là O2), nhưng viết Cu thì có thể gọi là phân tử Cu gồm các nguyên tử Cu liên kết với nhau (trong tinh thể ). ? Để biễu diễn 2 phân tử nước, 5 phân tử hiđro thì biểu diễn như thế nào? (2H2O, 5H2) * Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tính phân tử khối. - GV treo bảng 1 SGK/42. HS tra bảng nguyên tử khối của O, H, Fe, S, Cu.   HS hoạt động nhóm. Hãy tính khối lượng của các phân tử : O2, H2O - GV: Các giá trị 32, 18 … đvC được gọi là phân tử khối. ? Phân tử khối là gì? ? Làm thế nào để tính được phân tử khối? - GV: Treo bảng phụ bài tập 6 SGK/26 BT: Tính phân tử khối của: Cacbonđioxit, xem mô hình phân tử ở BT 5 Khí metan, Biết phân tử dồm 1C và 4H Axit nitric, biết phân tử gồm 1H, 1N và 3O Thuốc tím (Kali pemanganat), biết phân tử gồm 1K, 1Mn, 4O.   HS: làm bài tập cá nhân theo dãy bàn (Dãy bàn A là câu a, b. dãy bàn B làm câu c, d) PTK Cacbonđioxit = 12 + 16 x 2 = 44 PTK Khí metan = 12 + 1 x 4 = 16 PTK Axit nitric = 1 + 35,5 = 36,5 PTK Thuốc tím = 39 + 55 + 16 x 4 = 158 Hoạt động 4 : Tìm hiểu trạng thái của chất.   HS sơ đồ hình 1.14 SGK/25 - GV: Giới thiệu cho HS một số cấu trúc của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. III. Phân tử. 1. Định nghĩa Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Ví dụ: O2, H2O, CuO … - Với đơn chất kim loại, nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử. Ví dụ: Fe, Na, Cu … 2. Phân tử khối Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị Cacbon. * Cách tính phân tử khối: Bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. Ví dụ: Tính phân tử khối của khí Oxi: PTKkhí oxi = 16 . 2 = 32 đvC IV. Trạng thái của chất. - Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt là phân tử hay nguyên tử. - Tùy điều kiện, một chất có thể ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí. + Ở trạng thái rắn: Các nguyên tử (phân tử) xếp khít nhau và dao động tại chỗ. + Ở trạng thái lỏng: các hạt ở gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau. + Ở trạng thái khí: các hạt rất xa nhau và chuyển động hỗn độn về nhiều phía. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - HS làm bài tập: Tính phân tử khối của a. Lưu huỳnh đioxit (1S, 2O) b. Hiđrosunfua (2H, 1S) c. Sắt (III)oxit (2Fe, 3O) d. Đồng sunfat (1Cu, 1S, 4O) PTK Lưu huỳnh đioxit = 32+ 16 x 2 = 64 PTK Hiđrosunfua = 1 x 2 + 32 = 34 PTK Sắt (III)oxit = 56 x 2 + 16 x 3 = 160 PTK Đồng sunfat = 64 + 32 + 16 x 4 = 160 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học *Đối với bài học ở tiết học này - Học bài dựa vào câu hỏi SGK, tìm ví dụ minh họa cho từng phần - Làm bài tập 4, 5, 6, 7, 8 SGK / 26. *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo - Đọc trước các thí nghiệm bài thực hành 2: Ghi bằng bút chì thông tin thu thập được vào vở bài soạn) . Kẽ sẵn phiếu thực hành theo mẫu sau: TT TN Mục đích TN Hiện tượng quan sát được Kết quả TN 1 2 5. RÚT KINH NGHIỆM Nội dung Phương pháp Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học

File đính kèm:

  • doctiet 9.doc
Giáo án liên quan