Bài giảng Giải phẫu, sinh lý hệ tiêu hóa

Mục tiêu

1. Mô tả các đặc điểm giải phẫu chính của các cơ quan

thuộc hệ tiêu hóa

2. Gọi đúng tên những chi tiết giải phẫu của hệ tiêu hóa

3. Trình bày được hoạt động cơ học và bài tiết dịch

tiêu hóa ở các đoạn ống tiêu hóa

4. Trình bày được hấp thu các sản phẩm tiêu hóa ở

các đoạn ống tiêu hóa

5. Trình bày được các chức năng của gan, tụy.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Giải phẫu, sinh lý hệ tiêu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5/26/2011 1 GIẢI PHẪU, SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA Bùi Thị Hương Quỳnh 1 Mục tiêu 1. Mô tả các đặc điểm giải phẫu chính của các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa 2. Gọi đúng tên những chi tiết giải phẫu của hệ tiêu hóa 3. Trình bày được hoạt động cơ học và bài tiết dịch tiêu hóa ở các đoạn ống tiêu hóa 4. Trình bày được hấp thu các sản phẩm tiêu hóa ở các đoạn ống tiêu hóa 5. Trình bày được các chức năng của gan, tụy. 2 Cấu tạo hệ tiêu hóa Ống tiêu hóa: Miệng Họng Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già (kết thúc bằng trực tràng và hậu môn) Cơ quan và các tuyến hỗ trợ: Lưỡi Răng Tuyến nước bọt Tuyến tụy Gan Túi mật 3 Ống tiêu hóa  Băt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn  Thức ăn di chuyển và biến đổi dọc theo ống tiêu hóa  Thành ống cấu tạo từ 4 lớp mô. Cấu trúc từng lớp thay đổi tùy theo vị trí của đoạn ống 5/26/2011 2 Cấu trúc của ống tiêu hóa Áo ngoài Áo cơ-lớp cơ dọc Đám rối áo cơ ruột Áo cơ - lớp cơ vòng Áo niêm mạc Đám rối dưới niêm mạc Tấm dưới niêm mạc Khoang ruột Bảo vệ Baỏ vệ Tiết dịch Hấp thu Vận động (nhu động) Cơ quan hỗ trợ tiêu hóa  Tiết ra enzyme tiêu hóa  Thức ăn không đi vào các tuyến tiêu hóa Chức năng của hệ tiêu hóa Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành những chất có thể hấp thu được Hấp thu các sản phẩm đó vào máu Cung cấp năng lượng và các chất cần thiết cho cơ thể Đào thải các chất cặn bã 8 5/26/2011 3 Miệng 1. Ổ miệng 9 Khẩu cái mềm Lưỡi gà Môi trên Khẩu cái cứng Cung khẩu cái – lưỡi Hạnh nhân khẩu cái Cung khẩu cái – hầu Yết hầu Lưỡi Hãm lưỡi Răng Lợi Miệng ống dẫn nước bọt Dưới lưỡi Dưới hàm dưới Môi dưới 10 Miệng - 2. Các tuyến của ổ miệng Tuyến mang tai Tuyến dưới lưỡi Tuyến dưới hàm 11 Miệng - 2. Các tuyến của ổ miệng Tuyến mang tai Ống tiết tuyến mang tai Tuyến dưới hàm Ống tiết tuyến dưới hàm Tuyến dưới lưỡi Ống tiết tuyến dưới lưỡi Miệng – 3.Răng Thân răng Chân răng Cổ răng Men răng Xương răng Tủy răng Khe lợi Lợi Ổ chân răng Khoang tủy răng Lỗ đỉnh chân răng Mạch máu, thần kinh Xê măng răng 5/26/2011 4 Miệng – 3.Răng Bộ răng sữa Bộ răng vĩnh viễn (32 chiếc)Bộ răng sữa (20 chiếc) Hàm trên Hàm dưới Răng cửa giữa Răng cửa bên Răng nanh Răng cối thứ nhất Răng cối thứ hai Răng cửa giữa Răng cửa bên Răng nanh Răng tiền cối I Răng tiền cối II Răng cối I Răng cối II Răng cối III (răng khôn) 14 Miệng - 4. Lưỡi Hạnh nhân lưỡi Mặt trên lưỡi Nhú lưỡi Rãnh tận Tiêu hóa ở miệng  Chức năng của miệng:  Tiếp nhận thức ăn  Bắt đầu tiêu hóa thức ăn  3 hoạt động:  Hoạt động cơ học (nhai, trộn thức ăn)  Hoạt động bài tiết dịch tiêu hóa ở miệng  Nuốt 15 Tiêu hóa ở miệng 3 hoạt động:  Hoạt động cơ học:  Nhai  cắt, nghiền thức ăn thành mảnh nhỏ và trộn với nước bọt  Làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với nước bọt  Làm thức ăn trơn, dễ nuốt  Hoạt động bài tiết dịch tiêu hóa (từ các tuyến nước bọt): Men tiêu hóa: Amylase thủy phân tinh bột chín thành đường maltose  Nuốt: Cơ học, đưa thức ăn xuống thực quản, khi nuốt nắp thanh quản đóng, người nín thở 16 5/26/2011 5 Thực quản •Dài ≈ 25 cm •Đường kính ≈2.5 cm 17 Cơ vòng thực quản trên Cơ vòng thực quản dưới Niêm mạc thực quản – thượng mô lát tầng không sụn hóa chịu được sự chà sát của thức ăn Dạ dày  Là phần phình to nhất của ống tiêu hóa  Nằm ở vùng thượng vị và hạ sườn trái  Có thể chứa1,5 lít  Dạ dày rỗng hình chữ J:  2 thành: Trước và sau  2 bờ cong: lớn và nhỏ  2 đầu: tâm vị (trên), môn vị (dưới) #3 lớp cơ cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo Môn vị Hang môn vị (Điều hòa acid & trộn thức ăn) Thân vị (tiết acid & pepsin) Đáy vị Tâm vị Cơ vòng thực quản dưới Tuyến vị chứa 3 loại tế bào:  Tế bào chính: tiết pepsinogen (dạng chưa hoạt hóa, sau đó chuyển thành pepsin)  Tế bào viền (ở phần thân vị và hang môn vị): Tiết HCl & các yếu tố nội tại.  Tuyến vị vùng hang môn vị có thêm tế bào G tiết hormon gastrin vào máu  Tế bào giống tế bào ưa crom Enterochromaffin-like cells (ECL) tiết histamin (dưới tác dụng của gastrin)  Tế bào cổ tiết niêm dịch Lớp niêm mạc dạ dày được thay thế mới mỗi 3 ngày Niêm mạc tạo nếp gấp, các hố nhỏ Dọc theo hố nhỏ là một số loại tế bào Chất tiết đổ vào hố nhỏ trước khi đổ vào dạ dày Dạ dày – niêm mạc 5/26/2011 6 Tiêu hóa ở dạ dày Chức năng của dạ dày:  Chứa đựng thức ăn (có 3 lớp cơ trơnkhả năng giãn rất lớn, ăn từng bữa nhưng tiêu hóa và hấp thu thức ăn cả ngày)  Tiếp tục tiêu hóa thức ăn: Dịch vị gồm: Pepsin (tiêu hóa 20% protein thức ăn) Acid HCl (hoạt hóa pepsinogen pepsin) Chất nhầy tạo màng dai kiềm bao phủ niêm mạc, bảo vệ niêm mạc khỏi tác động của HCl và pepsin 21 Ruột non 22 Tá tràng Hổng tràng Hồi tràng 3 đoạn Ruột non  Đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, đi từ môn vị  góc tá-hổng tràng  Dài ≈6m  Đường kính ≈ 2,5 - 4cm.  Dịch tiết từ gan và tụy đổ vào tá tràng Quá trình tiêu hóa xảy ra chủ yếu ở ruột non 23 Tá tràng Hổng tràng Hồi tràng  Diện tích bề mặt:  300-400 m2  Diện tích hấp thu lớn  Niêm mạc có nhiều nhung mao 20-40 triệu/mm2(0,5-1mm nhô vào lòng ruột) Ruột non Mạch bạch huyết Mao mạch Lõi (mô liên kết) 5/26/2011 7  Là đoạn đầu của ruột non, là đoạn ngắn nhất (20 cm)  Dịch tiết từ tụy và gan (mật) đổ vào tá tràng (qua cơ vòng Oddi)  Là đoạn ruột non quan trọng  quá trình phân giải thức ăn Ruột non Gan Dạ dày Tá tràng Tụy Ống dẫn mật Túi mật Hổng tràng  Đoạn giữa của ruột non  Hấp thu chất dinh dưỡng  Niêm mạc có nhiều nhung mao  tăng diện tích hấp thu Ruột non  Đoạn cuối ruột non  Dài 2-4 m  Kết thúc ở van manh tràng, điểm bắt đầu của ruột già  Hấp thu muối mật và những chất còn lại từ hổng tràng Ruột non Tiêu hóa ở ruột non  Ruột non là đoạn dài nhất, có nhiều dịch tiêu hóa nhất và là nơi chủ yếu xảy ra quá trình hấp thu thức ăn  5 hoạt động chính:  Hoạt động cơ học  Hoạt động bài tiết dịch tụy  Bài tiết dịch mật  Bài tiết dịch ruột  Hấp thu các chất ở ruột non 28 5/26/2011 8 Tiêu hóa ở ruột non  Hoạt động cơ học: Co thắt, làm dịch tiêu hóa thấm sâu vào khối thức ăn, phân cắt khối thức ăn trong ruột Nhu động là hoạt động co thắt được lan truyền theo kiểu làn sóng từ dạ dày  ruột già: giúp vận chuyển thức ăn Phản nhu động là hoạt động theo chiều ngược lại  kéo dài thời gian tồn tại của thức ăn trong ruột 29 Tiêu hóa ở ruột non  Hoạt động tiết dịch tụy: Dịch tụy tiết từ tuyến tụy pH=7,8-8,4, thành phần nước, chất vô cơ, men tiêu hóa:  Men tiêu hóa protid (Trypsin, chymotripsin, cacboxypolypeptidase): polypeptid → acid amin  Men tiêu hóa lipid (Lipase): chất béo → glycerol + acid béo  Men tiêu hóa glucid  Amylase: tinh bột → maltose  Maltase: maltose  glucose 30 Tiêu hóa ở ruột non  Bài tiết dịch mật:  Là sản phẩm bài tiết của gan, chất lỏng có màu xanh.  Thành phần có tác dụng tiêu hóa là - Muối mật  nhũ tương hóa lipid của thức ăn, làm tăng tác dụng tiêu hóa của lipase  Tham gia hấp thu các vitamin tan trong dầu ở ruột (A,D,E,K)  Muối mật tái hấp thu về máu  kích thích gan tăng sản xuất mật Thiếu muối mật  giảm tiêu hóa và hấp thu lipid ở ruột 31 Tiêu hóa ở ruột non  Bài tiết dịch ruột:  Là sản phẩm bài tiết của tuyến trong niêm mạc ruột  Chứa men tiêu hóa:  Tiêu hóa polypeptid: Peptidase  Tiêu hóa glucid: maltase, saccarase, lactase.  Hấp thu các chất  Hấp thu glucose (cơ chế vận chuyển tích cực); acid amin (VC tích cực); glycerol và acid béo (khuếch tán vào mạch bạch huyết  tuần hoàn)  Hấp thu vitamin  Hấp thu nước và chất điện giải (khuếch tán) 32 5/26/2011 9 Ruột già  Đoạn cuối của ống tiêu hóa  Xếp thành hình chữ U ngược vây lấy khối ruột non  Gồm 4 phần:  Manh tràng  Đại tràng Đại tràng lên Đại tràng ngang Đại tràng xuống Đại tràng xích-ma  Trực tràng  Ống hậu môn Dài ≈ 1.5m Đường kính ≈ 7.5cm Manh tràng Ruột thừa Đại tràng ngang Trực tràng Ruột già Đại tràng lên Đại tràng xuống Đại tràng xich-ma Manh tràng và ruột thừa 35 Ruột già Ruột thừa Manh tràng  Manh tràng nằm ở dưới chỗ tiếp nối hồi-manh tràng  Manh tràng tịt ở đầu dưới, có thể có 2 hay nhiều nếp phúc mạc  Ruột thừa dài 8 cm  Đại tràng:  Đại tràng lên (12-20 cm)  Đại tràng ngang (40-50 cm), ở dưới gan  Đại tràng xuống (25-30 cm)  Đại tràng xích-ma(30 cm)  Hấp thu các chất điện giải và nước  Làm đặc khối bã thải  hình thành phân Ruột già Đại tràng 5/26/2011 10 Hệ thống cơ đại tràng Cơ dọc Cơ vòng  Hệ thống cơ giúp hòa trộn các các chất chứa trong đại tràng Ruột già Đại tràng  Trực tràng:  Dài khoảng 12 cm phồng to thành bóng trực tràng  Nhiệm vụ: Thải phân  Hậu môn (2,5-4cm): Có 2 cơ vòng gần hậu môn: Vòng cơ trơn hâu môn (hoạt động không theo ý muốn) Vòng cơ vân hậu môn (hoạt động theo ý muốn) Ruột già Hoạt động ở ruột già  Không xảy ra quá trình tiêu hóa  Tái hấp thu nước, hấp thu Na và khoáng chất  Tạo khuôn phân và tống ra ngoài  Vi khuẩn ở ruột già sản xuất ra vitamin K, một vài loại vitamin B Phân: Nước, cellulose, chất không thể tiêu hóa, vi khuẩn còn sống hay đã chết. 39  Là tuyến lớn nhất trong cơ thể  Nặng khoảng 1,4 kg  4 thùy Thùy phải phân cách Thùy trái bởi Dây chằng liềm Thùy đuôi gần tĩnh mạch chủ dưỡi Thùy vuông kề túi mật Thực quản Thùy trái gan Thùy phải gan Túi mật Tá tràng Tụy 40 5/26/2011 11 Thùy phải Thùy trái Dây chằng liềm Dây chằng tròn Mặt hoành (lồi) Mặt tạng (phẳng) Thùy phải Thùy vuông Túi mật Thùy đuôi Tĩnh mạch chủ dưới  Nhận máu từ tĩnh mạch cửa từ ruột  Máu giầu chất dinh dưỡng tới gan Dự trữ thức ăn Tổng hợp các chất cần thiết khác cho cơ thể Khử độc  Máu sau đó được trở về tĩnh mạch trung tâm  tĩnh mạch gan  tĩnh mạch chủ  Động mạch gan đưa oxy tới gan  Gan là cơ quan tối quan trọng của cơ thể (trên 200 chức năng khác nhau)  Sản xuất và bài tiết mật  Chuyển hóa lipid, glucid, protid, bilirubin  Khử độc: NH3, rượu, thuốc,  Sản xuất protein huyết tương, chất làm đông máu  Dự trữ vitamin A, B12, D,B1 và các nguyên tố kim loại Fe, Cu  Sản xuất cholesterol. 43  Mật được dẫn ra ngoài gan bằng ống gan phải và trái  Các ống này sau đó hợp thành ống gan chung (dài 4 cm)  cùng ống túi mật hợp thành ống mật chủ (8-10 cm) cùng ống tụy đổ vào tá tràng  Túi mật hình quả lê, là nơi dự trữ mât  Khi cần (sau ăn), túi mật co thắt và đẩy mật vào ống mật chủ Ống dẫn mật Ống gan Ống gan chung Ống túi mật Ống mật chủ Túi mật 5/26/2011 12 Túi mật • 7.6 đến 10 cm. dung tích 35 - 50 ml. •Mật được sản xuất tại gan . 45  Vừa là tuyến ngoai tiết (enzyme tiêu hóa), vừa là tuyến nội tiết (insulin, glucagon)  RẤT giầu máu tưới  Enzyme tiêu hóa dịch tụy  Amylase, maltase  Lipase  Trysinogen (Trypsinogen → trypsin), chymotrypsin, cacboxypolypeptidase Tụy hình tam giác, màu hồng ,dài 15 cm Có 3 phần (đầu, thân, đuôi) Bài sau: Các bệnh thường gặp hệ tiêu hóa Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • pdfgiai phau he tieu hoa.pdf
Giáo án liên quan