Kiến thức : HS biết lập công thức hoá học của hợp chất (dựa vào hoá trị các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử).
2. Kỹ năng : Rèn học sinh kĩ năng lập công thức hoá học của chất và tính hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
3. Thái độ : Rèn học sinh tính cẩn thận khi lập công thức hoá học cũng như tính hoá trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tử.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hóa trị (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 14 HÓA TRỊ(tt)
Ngày dạy: 23 - 10 -2006
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : HS biết lập công thức hoá học của hợp chất (dựa vào hoá trị các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử).
2. Kỹ năng : Rèn học sinh kĩ năng lập công thức hoá học của chất và tính hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
3. Thái độ : Rèn học sinh tính cẩn thận khi lập công thức hoá học cũng như tính hoá trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tử.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh : Bảng nhóm, ĐDHT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại, gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
8A1: .................................................... ; 8A2: ..........................................................
8A3: .................................................... ; 8A4: ..........................................................
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi
1. Hoá trị là gì? Nêu quy tắc hoá trị? (10đ)
2. Nêu quy tắc hoá trị ? làm BT 2 SGK/ 37 (10đ )
3. BT 4.a SGK/ 38 (10đ )
4. BT 4.b SGK/ 38 (10đ )
Đáp án
- Học sinh làm đủ các bài tập về nhà
1. Hoá trị của ng tố (hay nhóm ngtử ) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) , được xác định theo hoá trị của H chọn làm 1 đvị hoá trị và hoá trị của O là hai đvị hoá trị.
Trong CTHH tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia.
2. Nêu đúng quy tắc hóa trị
BT 2: a) KH : Kali có hoá trị I
H2S: Lưu huỳnh có hoá trị II
CH4: Cacbon có hoá trị IV
b) FeO : Sắt có hoá trị II
Ag2O: Bạc có hoá trị I
SiO2: Có hoá trị IV
3. BT4.a SGK/ 38: Tính hoá trị mỗi nguyên tố. Biết Clo có hoá trị I
a) a I ZnCl2 1 x a = 2 x I
a = II
Clo có hoá trị II trong hợp chất ZnCl2
a I
CuCl
1 x a = 1 x I
a = I
Đồng có hoá trị I trong hợp chất CuCl
b) a I AlCl3
1 x a = 3 x I a = III
Nhôm có hoá trị III trong hợp chất AlCl3
a II
FeSO4
1 x a = 1 x II
a = II
Sắt có hoá trị II trong hợp chất FeSO4
Điểm
2đ
4đ
4đ
4đ
2đ
2đ
4đ
4đ
4đ
4đ
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Hoá trị (tt)”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Vận dụng công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị.
- GV nêu ví dụ hướng dẫn HS giải mẫu
HS thảo luận nhóm rút ra các bước giải từ bài toán mẫu
- Tương tự GV nêu ví dụ 2 yêu cầu học sinh tự giải vào vở. 1 HS lên bảng giải
- GV: Khi làm bài tập hoá học đòi hỏi ta phải lập công thức hoá học nhanh và chính xác.
? Vậy chúng ta dựa vào cách nào?
HS phát biểu - GV tổng hợp
+ Nếu a = b thì x = y =1
+ Nếu a # b và tỉ lệ a : b (tối gản ) thì x = a ; y = b
+ nếu a = 1 hay b =1 thì
a =1 thì y = 1 và x = b
b = 1 thì x = 1 và y = a
HS vận dụng làm bài tập 5 SGK /38
Lập công thức của những hợp chất :
Fe (III) và O (II)
Ca (II) và NO3 (I)
Gọi 2 HS giải cả lớp làm theo dãy bàn A câu a. dãy bàn B câu b
I. Qui tắc hóa trị
1. Quy tắc
2. Vận dụng
a/ Tính hóa trị của một nguyên tố
b/ Lập công thức hóa học của hợp chất.
Ví dụ: Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi Nitơ có hoá trị IV và Oxi
Giải
- Công thức dạng chung NxOy
- Theo quy tắc hoá trị
x . a = y . b
x . IV = y . II
- Chuyển thành tỉ lệ
- Công thức hoá học của hợp chất NO2
* Các bước lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị.
- Viết công thức dạng chung AxBy
- Viết biểu thức quy tắc hoá trị a. x = b. y
- Chuyển thành tỉ lệ => x , y
- Viết công thức hoá học đúng của hợp chất
Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nhôm (III) và nhóm SO4 (II)
Giải
- Công thức dạng chung : Alx (SO4)y
- Theo quy tắc hoá trị x . a = y . b
x . III = y . II
- Chuyển thành tỉ lệ
=> x = 2
y = 3
- Công thức của hợp chất Al2(SO4)3
Giải
Công thức dạng chung FexOy
Theo quy tắc hoá trị x . a = y . b
x . III = y . II
tỉ lệ => x = 2 ; y = 3
=> CTHH của hợp chất Fe2O3
b) Công thức dạng chung Cax(NO3)y
Theo quy tắc hoá trị x . a = y . b
x . II = y . I
Tỉ lệ => x =1 ; y =2
=> CTHH của hợp chất Ca(NO3)2
4. Củng cố và luyện tập :
- GV treo bảng phụ bài tập 6 SGK /38
Có một số công thức hoá học : MgCl , KO, CaCl2, NaCO3, SO2. Dựa vào hóa trị hãy chỉ ra công thức sai và chữa lại.
HS thảo luận nhóm đôi
Công thức sai
MgCl
KO
NaCO3
Sửa lại
MgCl2
K2O
Na2CO3
- GV tuyên dương nhóm làm nhanh, chính xác và chấm điểm cho cả nhóm .
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: “Ai lập công thức hoá học nhanh nhất”
- GV chuẩn bị 2 bộ bìa có ghi các kí hiệu hoá học của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
Các nhóm thảo luận trong vòng 4 phút nhóm nào ghép được nhiều công thức hoá học đúng sẽ được điểm tối đa.
Các nhóm nhận xét – GV kết luận ghi điểm .
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học thuộc quy tắc hóa trị.
- Làm bài tập 2, 3, 4/37 SGK
- Đọc trước phần 2b/ II vận dụng quy tắc hóa trị để lập CTHH của hợp chất.
- Học thuộc hóa trị một số nguyên tố phổ biến.
V. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung :
- Phương pháp :
- Hình thức tổ chức :
File đính kèm:
- T14.doc