1. Tính khối lượng O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn:
a. Một tấn than chứa 95% C. Những tạp chất còn lại không cháy được.
b. 4 Kg metan (CH4).
c. Hỗn hợp có 8g hidro và 2g metan?
d. Hỗn hợp có 0,15mol C và 0,125mol S.
8 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 6803 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng không khí và sự cháy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY.
1. Tính khối lượng O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn:
a. Một tấn than chứa 95% C. Những tạp chất còn lại không cháy được.
b. 4 Kg metan (CH4).
c. Hỗn hợp có 8g hidro và 2g metan?
d. Hỗn hợp có 0,15mol C và 0,125mol S.
2. Hai hợp chất thường được dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm là KClO3 và KMnO4.
a. Muốn điều chế 3,2g khí oxi cần phải phân hủy bao nhiêu:
- mol mỗi chất trên?
- gam mỗi chất trên?
b. Tính khối lượng Oxi điều chế được bằng cách phân hủy:
- 0,1 mol mỗi chất trên?
- 50 gam mỗi chất trên?
3. Tính số mol KClO3, số mol KMnO4 cần thiết để điều chế một lượng khí Oxi đủ đốt cháy hết:
- Hỗn hợp 0,5 mol CH4 và 0,25 mol H2.
- Hỗn hợp 6,75g bột Al và 9,75g bột Zn.
4. Nung nóng KNO3, chất này bị phân hủy thành KNO2 và O2.
a. Viết PTPƯ?
b. Tính k.l KNO3 cần dùng để điều chế được 2,4g khí oxi.
c. Tính k.l khí Oxi điều chế được khi phân hủy 10,1g KNO3.
5. a. Tính toán để chứng tỏ rằng chất nào giàu oxi hơn: KMnO4; KClO3; KNO3.
b. So sánh số mol khí oxi điều chế được bằng sự phân hủy cùng số mol của mỗi chất trên?
c. Có nhận xét gì về sự so sánh kết quả của câu (a) và câu (b)
6. Xác định thành phần % theo thể tích và theo k.l của các khí có trong những hh sau:
a. 3 lít lhi1 CO2, 1 lít khí O2 và 6 lít khí N2.
b. 4,4g khí CO2, 16g khí O2 và 4g khí H2.
c. 3mol khí CO2, 5 mol khí O2 và 2 mol khí CO.
(Các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.)
7. Một hh khí gồm có 3,2g oxi và 8,8g khí cacbonic. Xác định khối lượng trung bình của 1 mol hh khí nói trên?
8. Một hh gồm có: 0,1mol O2; 0,25 mol N2; 0,15 mol CO.
a. Tìm k.l trung bình của 1 mol hh khí trên?
b. Xác định tỉ khối của hh khí đối với kk và đối với H2?
9. Đốt cháy 3,1g P trong bình chứa 5g Oxi. Hãy cho biết sau khi cháy chất nào được tạo thành và k.l là bao nhiêu?
10. Tính thể tích khí oxi và không khí (đktc) cần thiết để đốt cháy hết:
a. 3,2g lưu huỳnh?
b. 12,4g Phốtpho?
c. 24g cacbon?
Tính thể tích các khí CO2 và SO2 sinh ra ở đktc trong các trường hợp (a) và (c)?
11. Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong một bình chứa 10g oxi. Sau pư người ta thu được 12,8g khí SO2.
a. Tính k.l S đã cháy?
b. Tính k.l và thể tích Oxi còn thừa sau pư?
12. Tính k.l Oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn một hh gồm 6g C và 8g S?
13. Tính k.l Oxi thu được:
a. Khi phân hủy 4,9g KClO3 trong phòng thí nghiệm?
b. khi điện phân 54 tấn nước trong công nghiệp?
14. Người ta điều chế Kẽm oxit bằng cách đốt bột kẽm trong oxi.
a. Tính k.l Oxi cần thiết để điều chế 40,5g kẽm oxit?
b. Muốn có lượng oxi nói trên thì phải phân hủy bao nhiêu gam KClO3?
15. Một bình kín dung tích 5,6 lít chứa đầy không khí (đktc). Người ta đưa vào bình 10g P để đốt. Hỏi lượng P trên có cháy hết không? Cho rằng oxi chiếm 1/5 thể tích không khí?
16. Sự cháy và sự oxi hóa chậm giống và khác nhau ở điểm nào? Hãy dẫn ra 1 VD về sự cháy và 1 VD về sự oxi hóa chậm?
17. Viết các PTHH:
a. S + O2 ->
b. P + O2 ->
c. Fe + O2 ->
d. Mg + O2 ->
e. Al + O2 ->
g. Na + O2 ->
h. H2O ->
i. KMnO4 ->
k. KClO3 ->
l. HgO -> IV
m. C + O2 -> (C, O).
II
n. N2 + O2 -> (N, O).
18. Phản ứng phân hủy và pư hóa hợp khác nhau như thế nào? Đối với mỗi loại pư hãy dẫn ra 2 VD để minh họa? (HD: Số lượng, loại chất tham gia, sản phẩm)
19. Tính số gam KMnO4 cần dùng để có lượng oxi đủ để điều chế được 2,32g Fe3O4?
20. Lượng Oxi thu được khi điện phân 54g nước có đủ để đốt cháy hết 5,4g Al không?
21. a. Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hoàn toàn 5 mol cacbon? 5 mol lưu huỳnh?
b. Trong giờ thực hành thí nghiệm, một em HS đốt cháy 6,4g S trong 2,24 lít khí oxi. Vậy theo em, S cháy hết hay còn dư?
22. a. Trong 16g khí Oxi có bao nhiêu mol nguyên tử O và bao nhiêu mol phân tử Oxi?
b. Tính tỉ khối của oxi với nito , với không khí?
23. Đốt cháy 1kg than trong khí oxi, biết trong than có 10% tạp chất không cháy.
a. Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 1kg than trên?
b. Tính thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra tong pư?
24. Cho các oxit sau: CO2; SO2; P2O5; Al2O3; Fe2O3; Fe3O4.
a. Chúng được tạo ra từ các đơn chất nào?
a. Viết PTPƯ và nêu điều kiện của pư (nếu có) điều chế các oxit trên?
25. Tính khối lượng KClO3 cần thiết để sinh ra một lượng oxi đốt cháy hết 3,6g cacbon?
26. Đốt cháy 6,2g P trong bình chứa 7,84 lít khí O2 (đktc). Hãy cho biết sau khi cháy, chất nào được tạo thành và k.l là bao nhiêu?
27. Một bình kín dung tích 16,8 lít (đktc) chứa đầy khí O2. Người ta đốt cháy hết 3g C trong bình đó, sau đó đưa 18g P vào bình để đốt tiếp.
a. Viết các PTPƯ xảy ra?
b. Lượng P có cháy hết không?
c. Tính k.l từng sản phẩm sinh ra?
28. Lập công thức bazo ứng với các oxit sau: CaO; FeO; Li2O; BaO; Al2O3; K2O; MgO.
29. Lập công thức oxit axit tương ứng với các axit sau: HNO3; HNO2; H3PO4; H2CO3; H2SO3; H2SO4; HClO4; HMnO4; HBrO4
30. a. Đem nhiệt phân hoàn toàn 49g KClO3 thì thu được những sản pha6343nm gì? Khối lượng là bao nhiêu?
b. Lượng oxi thu được ở trên đem đốt 22,4g Fe thì thu được sản phẩm gì? Khối lượng là bao nhiêu?
31. Khi nung Cu(NO3)2, xảy ra pư sau: 2Cu(NO3)2 -> 2CuO + 4NO2 + O2.
Nếu đem nung hoàn toàn 22g Cu(NO3)2 thì k.l CuO và thể tích hh khí (đktc) thu được là bao nhiêu?
32*. Đốt cháy hoàn toàn 7,4g hh gồm khí metan và khí butan (C4H8) thu được 22g khí CO2. Hãy tính thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hh?
33. Đốt cháy hết 2,4g một kim loại R thì thu được 4g oxit. Hãy xác định tên của kim loại đó?
34. a. Nếu đem nung 61,25g KClO3 thì thể tích khí O2 thu được là bao nhiêu?
b. Khí O2 thu được ở trên có đủ tác dụng với 16,2g Al không?
35*. Một hh gồm H2 và O2 chiếm thể tích 6,72 lít (đktc) có k.l là 3,6g. hãy xác định tp% theo thể tích của mỗi khí trong hh đầu?
36. Đốt cháy hoàn toàn 7,8g hh gồm Mg và Al, sau pư thu được 14,2g hai oxit. Hãy tính thể tích khí O2 tham gia pư (đktc)?
37. Đốt cháy hoàn toàn 2,8g hh C và S thì cần 3,36 lít O2 (đktc). Tính k.l mỗi chất có trong hh đầu?
38. Nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 thu được cùng một lượng O2. Tính tỉ lệ a/b?
39. Viết pư tạo thành các oxit: Al2O3, CuO, CO2, P2O5, Fe3O4, ZnO, K2O, SO2, MgO từ các đơn chất tương ứng. Gọi tên Oxit?
40. Viết 4 PTPƯ điều chế khí O2?
41. Đốt cháy 11,2g Fe trong bình chứa 2,24 lít khí O2 (đktc). Tính k.l oxit sắt từ thu được và k.l nước cần dùng để điện phân ra lượng O2 nói trên?
42. Đốt sắt trong 1 bình có chứa 8,4 lít khí O2 (đktc), sau pư thu được 34,8g oxit sắt từ.
a. Tính lượng Fe đã tham gia pư?
b. Tính thể tích O2 còn dư (đktc)?
c. Tính lượng KClO3 cần thiết để phân hủy ra 8,4 lít khí O2 nói trên?
43. Một bình kín chứa hh gồm 12.103 phân tử H2 và 9.1023 phân tử O2.
a. Tính thể tích của hh khí?
b. Đốt cháy hh trên. Tính k.l nước thu được sau pư?
44. Một oxit của nito có phân tử khối là 108, biết mN : mO = 7:20. Xác định công thức của oxit này?
45. Oxit của một nguyên tố X có hóa trị V chứa 43,66% theo k.l nguyên tố đó. Xác định CT của oxit đó?
46. Một oxit kim loại có khối lượng mol là 102g, thành phần % về k.l của kim loại trong oxit là 52,94%. Xác định công thức của oxit đó?
47. Hai nguyên tử M kết hợp với một nguyên tử O tạo thành một phân tử oxit. Trong phân tử này, nguyên tố oxi chiếm 25,8% về k.l. Xác định CTHH của oxit này?
48. Đốt cháy 9,2g một kim loại A có hóa trị I thu được 12,4g oxit. Xác định tên kim loại A và công thức oxit của A?
49. a. Trình bày tính chất hóa học của Oxi? Viết PTPƯ minh họa?
b. Trình bày các cách điều chế và sản xuất oxi thường dùng? Viết PTPƯ minh họa?
50. Đốt cháy 10,8g kim loại M có hóa trị III, thu được 20,4 gam oxit.
a. Viết PTPƯ?
b. Xác định tên của kim loại và Oxit của nó?
c. Để điều chế ra lượng Oxi dùng trong pư nói trên cần phải nhiệt phân bao nhiêu gam KMnO4?
d. Nếu cũng dùng lượng Oxi nói trên để đốt cháy 4,8g magie thì k.l sản phẩm tạo thành là bao nhiêu?
e. Lượng Oxi còn dư ở trên có thể dùng để đốt cháy bao nhiêu gam than chứa 95% C và 5% tạp chất không cháy?
HIDRO – NƯỚC
1. Người ta cho Nhôm hoặc sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric để điều chế hidro. Muốn điều chế 5,6 lít hidro (đktc) thì phải dùng bao nhiêu gam: a. Nhôm b. Sắt?
2. Cho 13g Zn vào một dung dịch chứa 0,5mol axit clohidric. Tính thể tích Hidro thu được?
3. Người ta dùng hidro để khử sắt (III) oxit.
a. Viết PTPƯ?
b. Nếu khử m gam sắt (III) oxit thì thu được bao nhiêu gam sắt?
c. Cho m = 200g, Hãy tính kết quả bằng số?
4. Cho 1,3 g kẽm vào 0,2 mol HCl thu được khí H2. Dẫn khí H2 sinh ra qua 1,6g Đồng (II) oxit nung nóng. Tính khối lượng đồng thu được?
5. Người ta có thể dùng khí hidro hoặc khí cacbonmono oxit để khử sắt (III) thành sắt. Nếu muốn điều chế 70g sắt thì cần dùng bao nhiêu:
a. Lít khí H2 ở đktc?
b. gam CO?
6. có một hỗn hợp gồm 75% Fe2O3 và 25%CuO. Người ta dùng H2 (dư) để khử 16g hh đó.
a. Tính k.l Fe và k.l Cu thu được?
b. Tính số mol H2 đã tham gia pư?
7. Người ta dùng H2 (dư) để khử m gam Fe2O3 và đã thu được n gam Fe. Cho lượng Fe này tác dụng với dd H2SO4 dư thì thu được 2,8 lít H2 (đktc).
a. Tính m? b. Tính n?
8. Cần điều chế 33,6g Fe bằng cách khử Fe3O4 bằng khí CO.
a. Tính k. Fe3O4 cần dùng?
b. Tính thể tích khí CO đã dùng (đktc)
9. Cho 2,8g sắt tác dụng với dd chứa 14,6g axit clohidric.
a. Tính thể tích H2 thu được ở đktc?
b. Chất nào còn thừa sau pư? Thừa bao nhiêu gam?
c. Muốn cho pư xảy ra hoàn toàn thì phải dùng thêm một lượng chất kia là bao nhiêu?
10. Trong phòng TN0 người ta dùng khí CO để khử Fe3O4 và dùng H2 để khử Fe2O3 ở niệt độ cao. Cho biết có 0,1 mol mỗi loại oxit sắt tham gia pư.
a. Viết PTHH?
b. Tính V mỗi khí cần dùng cho mỗi pư ở đktc?
c. Tính m sắt thu được trong mỗi pư?
11. Cho mạt sắt vào một dung dịch chứa H2SO4 loãng thu được 1,68 lít khí hidro. Tính k.l Fe2O3 cần dùng tác dụng với khí H2 để có lượng sắt tham gia pư trên?
12. trong phòng thí nghiệm có các kim loại Mg và Zn, các dung dịch H2SO4 loãng và HCl. Muốn điều chế 1,12 lít khí H2 (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một k.l nhỏ nhất?
13. có 11,2 lít (đktc) khí thoát ra khi cho 56g sắt tác dụng với HCl. Tính số mol axit HCl cần thêm tiếp đủ để hòa tan hết lượng Fe cón lại?
14. Khử 48g CuO bằng 11,2 lít khí H2.
a. Tính k.l Cu tạo thành?
b. Lượng nước tạo thành ở trên khi đem điện phân thì thu được bao nhiêu gam oxi?
c. Lượng oxi ở trên có thể dùng để đốt cháy bao nhiêu gam P?
15. cho 8,3g hh các kim loại Fe và Al tác dụng với dd HCl dư. Sau khi pư kết thúc người ta thu được 5,6 lít khí ở đktc.
a. Viết các PTHH xảy ra?
b. Tính thành phần % theo k.l các kim loại có trong hh?
c. Dùng khí H2 ở trên để khử FeO thành kim loại thì có thể thu được một lượng Fe bằng bao nhiêu gam?
16. Cho phân hủy nước bằng pp điện phân, người ta thu được 28 lít khí oxi.
- Tính k.l nước đã bị phân hủy.
- Lấy toàn bộ thể tích oxi nói trên để đốt cháy hoàn toàn 12,8g lưu huỳnh. Tính thể tích khí lưu huỳnh đioxit thu được? (đktc)
17. Cho 32,5g kẽm và 32,5 g sắt vào dd axit sunfuric loãng dư. Tính thể tích khí Hidro tạo thành trong mỗi trường hợp?
18. Khử 50g hh CuO và FeO bằng khí H2. Tính thể tích H2 cần dùng, biết rằng trong hh, CuO chiếm 20% về khối lượng.
19. Tìm công thức của oxit sắt, trong đó Fe chiếm 70% về khối lượng?
20. Khử hoàn toàn 2,4g hh CuO và FexOy cùng số mol như nhau bằng hidro, thu được 1,76g kim loại. Hòa tan kim loại đó bằng dd HCl dư thấy thoát ra 0,448 lít H2 (đktc). Xác định công thức oxit sắt?
21. Viết các PTPƯ:
CuO + H2 -> ZnO + H2 ->
FeO + H2 -> HgO + H2 ->
Fe2O3 + H2 -> Cr2O3 + H2 ->
PbO2 + H2 -> Fe3O4 + H2 ->
22. Cho 13g Zn tác dụng với 0,3mol HCl. Tính k.l muối tạo thành?
23. Cho ,35g Al tác dụng với 7,3g HCl. Tính k.l muối tạo thành?
24. Cho 8,125g Zn tác dụng với 18,25g HCl. Tính thể tích H2 tạo thành?
25. Dẫn khí Hidro đi qua CuO nung nóng.
a. Sau pư thu được 19,2g Cu. Tính khối lượng CuO tham gia pư và thể tích Hidro (đktc) cần dùng?
b. Tính k.l nhôm và axit sunfuric cần dùng để có được thể tích khí Hidro nói trên?
26. Khử 5,575 gam một oxit chì bằng khí H2, thu được 5,175 gam chì. Tìm CTHH của oxit chì?
27. Khử 4g một oxit đồng bằng khí H2, người ta thu được 3,2g Cu. Tìm CTHH của oxit đồng?
28. Tìm thể tích (đktc) chất khử cần dùng và khối lượng kim loại thu được cho các thí nghiệm hóa học sau:
- Khử 10g CuO và 55,75g PbO ở nhiệt độ cao bằng khí H2.
- Khử hh 0,1 mol Fe2O3 và 0,05 mol Fe3O4 ở nhiệt độ cao bằng khí CO.
29. Khử một hh gồm có 3,2g Fe2O3; 8g CuO cà 2,23g PbO ở nhiệt độ cao bằng khí H2.
a. Tính k.l và thể tích chất khử (đktc) cần dùng cho các pư nói trên?
b. Tính k.l mỗi kim loại thu được sau pư?
c. Tính k.l Zn và HCl cần dùng để có được H2 đủ dùng cho các pư nói trên?
30. Khử 48 mo Fe2O3 ở nhiệt độ cao bằng những chất khác nhau: H2; CO; C; Al.
a. Viết các PTHH xảy ra?
b. Tính k.l từng chất khử cần dùng?
c. Toàn bộ lượng Fe tạo thành cho tác dụng với HCl. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc?
31. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
P2O5 H3PO4 H2
KClO3 O2 Na2O NaOH
H2O H2 H2O KOH
32. Nhận biết 4 khí không màu: N2; O2; CO2; H2.
33. Người ta dùng 9,6g Mg để khử 6,72 lít khí CO2 (đktc). Tính k.l các sp tạo thành?
34. Khử 32g Fe2O3 bằng 20,16 lít (đktc) khí H2.
a. Tính k.l Fe tạo thành?
b. Chất nào còn dư? Cần dùng bao nhiêu gam chất còn lại để tác dụng hết lượng chất dư?
35. Để khử 2,32g một oxit sắt thì cần dùng vừa đủ 0,896 lít (đktc) H2. Xác định công thức oxit sắt?
36. Người ta cho 5,4g Al vào 98g axit sunfuric. Sau một thời gian, miếng nhôm tan hết người ta cho thêm vào 13g Zn. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc?
37. Viết Các PTHH sau:
Na + H2O -> Na2O + H2O ->
K + H2O -> K2O + H2O ->
Li + H2O -> Li2O + H2O ->
Ca + H2O -> CaO + H2O ->
Ba + H2O -> BaO + H2O ->
CO2 + H2O -> SO2 + H2O ->
SO3 + H2O -> P2O5 + H2O ->
Cl2O7 + H2O -> N2O5 + H2O ->
38. Cho natri tác dụng với nước. Biết có 1,2.1023 nguyên tử Na tham gia pư. Hãy tính:
a. Số phân tử từng chất tạo thành?
b. khối lượng từng chất tạo thành?
c. Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc?
39. Cho Na tác dụng với nước tạo thành 14,8g bazo. Hãy tính:
a. Số nguyên tử và khối lượng Na cần dùng?
b. Số phân tử và khối lượng khí sinh ra?
c. Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc?
40. Cho 2 mol BaO tác dụng hết với nước. Tính k.l và số phân tử của chất tạo thành sau pư?
41. Cho một hh chứa 4,6g Na và 3,9g K tác dụng với nước.
a. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc?
b. Dung dịch sau pư làm đổi màu quì tím như thế nào?
42. Cho 31g natri oxit vào 27g nước. Tính k.l sản phẩm và chất còn dư sau pư?
43. Cho 8,5g hh Na và K tác dụng với H2O dư thu được 3,36 lít khí ở đktc.
a. Viết PTPƯ xảy ra?
b. Tính thành phần % mỗi kim loại trong hh ban đầu?
c. Tính k.l từng bazo thu được?
44. Viết các PTHH thực hiện các biến hóa sau và đọc tên các sản phẩm tạo thành:
a. Na -> Na2O -> NaOH
b. P -> P2O5 -> H3PO4 -> H2 -> H2O -> Ca(OH)2. Cho mP = 24,8g => mCa(OH)2 = ?
45. Cho 17,2 g hh Ca và CaO tác dụng với lượng nước dư thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc.
a. Tính thành phần % mỗi chất có trong hh?
b. Tính k.l bazo thu được?
46. Cho 18,8g oxit của một kim loại hóa trị I tác dụng với nước thu được 22,4g một chất bazo tan. Xác định CTHH của oxit?
47. hh A gồm H2 và O2 có tỉ khối hơi so với không khí là 0,3276. Hãy:
a. Tính k.l mol trung bình của hh?
b. tỉ lệ % thể tích mỗi khí trong hh?
c. Đốt cháy hh trên thì chất nào còn dư?
48. Điện phân a gam nước, dẫn toàn bộ lượng khí H2 sinh ra qua bột CuO dư nung nóng đỏ thu được 6,4g đồng. Tính a?
49. Phân hủy 9g nước bằng dòng điện. Hãy xác định số gam và thể tích khí H2 và O2 thu được?
50. Khối lượng nước trên hành tinh chúng ta có chừng 1,4.1018 tấn. Hãy tính k.l nguyên tố H và O có trong lượng nước này?
51. Trong ống khí có đựng 10ml hidro và 10ml oxi. Bật tia lửa điện để đốt hh khí. Tính k.l nước tạo thành và thễ tích khí còn dư sau pư?
52. Tính k.l Ca(OH)2 có thể thu được khi cho 140 kg vôi sống CaO tác dụng với nước. Biết rằng trong vơi sốn có chứa 10% tạp chất.
53. Dùng dòng điện phân hủy 1 lít nước lỏng thì thu được bao nhiêu gam Hidro và bao nhiêu gam oxi? (dnước = 1g/ml)
54. Nhận biết: O2; CO2; H2; N2; CH4; không khí.
55. Để hòa tan 23,8g hh Al và Zn người ta dùng HCl và thấy thoát ra 17,92 lít khí ở đktc. Nếu người ta thay HCl bằng H2SO4 thì k.l axit cần dùng là bao nhiêu?
56. Hoàn thành sơ đồ biến hóa sau: NaOH
a. ZnO Zn H2 H2O
H2SO4
b. KClO3 O2 P2O5 H3PO4 H2 H2O O2
CuO
57. Cho 8g oxi tác dụng với 8g hidro.
a. Tính k.l nước tạo thành?
b. Tính k.l KClO3 cần dùng để tạo ra lượng oxi trên?
58. người ta khử 30,3g hh PbO và CuO trong đó CuO chiếm 26,4% bằng khí H2. Tính k.l từng kim loại thu được sau pư?
59. Để khử hoàn toàn 16g một oxit sắt người ta cần dùng 5,4g Al. Xác đinh CTHH của oxit sắt?
60. Người ta dùng khí CO để khử Fe2O3 và ZnO.
a. Chất nào cần dùng nhiếu khí CO hơn?
b. kim loại thu được cho tác dụng với dd HCl dư. Pư nào tạo ta nhiều H2 hơn?
61. Người ta cho 28g Fe vào dd HCl thấy còn dư axit, sau đó cho thêm vào 20,25g Al vào dd. Tính thể tích khí H2 thu được sau thí nghiệm?
62. Nhận biết: H2O; H2SO4; Ca(OH)2; NaOH; NaCl.
63. Nhận biết: H2SO4; H2O; Ca(OH)2 mà không dùng quì tím?
64. Cho 10,8g hh Na và Na2O tác dụng hết với nước thu được 2,24 lít khí ở đktc.
a. Tính thành phần % theo k.l mỗi chất trong hh?
b. Tính k.l bazo tạo thành?
65. Cho 18,6g Natrioxit tác dụng hết với nước thu đươc dd bazo. Cho toàn bộ lượng bazo trên tác dụng với 49g axit sunfuric thì thu được một muối và nước.
a. Viết các PTPƯ xảy ra?
b. Tính k.l bazo tạo thành?
c. Tính k.l muối thu được?
66. Cho Na dư tác dụng với hh gồm H2O và H2SO4 thì thu được 7,84 lít khí. Còn cho Zn dư tác dụng với hh trên thì thu được 3,36 lít khí. Tính % các chất trong hh, Biết V chất khí đo ở đktc?
67. Cho 4,6g một kim loại hóa trị I tác dụng hết với H2O thì thu được 2,24 lít khí ở đktc. Xác định tên của kim loại trên?
68. Cho 2,8g một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hết với H2O thì thu được 4,48 lít khí ở đktc. Xác định tên của kim loại trên?
69. Cho 7,8g một kim loại tác dụng vừa đủ với 3,6g H2O. Tím tên của kim loại?
70. Cho 12g SO3 tác dụng hết với H2O thu được chất A. Cho 12,4g Na2O tác dụng hết với H2O thu được chất B. Cho A và B tác dụng với nhau sinh ra muối C và nước.
a. Viết PTHH và gọi tên A, B, C?
b. Tính khối lượng của A, B, C?
AXIT – BAZƠ – MUỐI
1. Cho 18,6g Na2O tác dụng hết với nước thu được một bazo. Cho toàn bộ lượng bazo nói trên tác dụng với 49g H2SO4 thì thu được muối và nước.
a. Viết PTPƯ xảy ra?
b. Tính k.l bazo tạo thành?
c. Tính k.l muối thu được?
2. Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất: S, Na, H2O (các dụng cụ cần thiết khác coi như có đủ).
a. Viết các PTPƯ điều chế Natri sunfit từ các chất trên?
b. Nếu muốn thu được 12,6 tấn natri sunfit thì k.l Na đã dùng là bao nhiêu?
3. Để tác dụng hết 24,5g H2SO4 lần thứ nhất người ta dùng 2,7g Al và lần thứ hai dùng thêm m gam Zn.
a. Tính m?
b. Tính thể tích khí H2 thu được (đktc) sau pư?
4. Người ta cho 4,8g một kim loại hóa trị II tác dụng với H2SO4 dư thu được 44,8 lít khí ở đktc. Xác định tên của kim loại A?
5. Cho các oxit sau: CaO, Na2O, MgO, NO, N2O5 K2O; SO2; SO3; Li2O; Fe2O3; ZnO; P2O5.
a. Gọi tên các oxit trên?
b. Viết PTHH của các chất trên pư với H2O (nếu có) và gọi tên các sản phẩm?
File đính kèm:
- Bai tap Hoa hoc 8 ki 2.doc