Kiến thức
- Thông qua bài kiểm tra Hs đánh giá kết qủa học tập về bộ môn hóa học.
- Thông qua bài kiểm tra Hs khắc sâu kiến thức về tính chất của oxi, sự oxi hóa, oxit, PTHH, thành phần của không khí.
2 . Kỹ năng
Rèn kỹ năng phân tích và vận dụng kiến thức
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kiểm tra 01 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVBM: Lê Văn Hiếu Tuần: 25
Môn: Hóa Học 8 Tiết : 46
KIỂM TRA 1 TIẾT
I . Mục tiêu
1 . Kiến thức
- Thông qua bài kiểm tra Hs đánh giá kết qủa học tập về bộ môn hóa học.
- Thông qua bài kiểm tra Hs khắc sâu kiến thức về tính chất của oxi, sự oxi hóa, oxit, PTHH, thành phần của không khí.
2 . Kỹ năng
Rèn kỹ năng phân tích và vận dụng kiến thức
3 . Thái độ
Giáo dục ý thức học tập, tính trung thực.
II . Đồ dùng dạy học
GV : Đề – Đáp án
HS : Giấy kiểm tra, viết, ….
III. Hoạt động dạy - học
1 .Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3 . Vào bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 .CHÉP ĐỀ BÀI KIỂM TRA
Gv chép đề lên bảng
Hs chép đề vào giấy kliểm tra
Đề bài:
I.Phần trắc nghiệm ( 3.0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ A,B,C,D cho ý trả lời đúng nhất trong các câu sau đây:
1. Oxi là nguyên tố hoá học phổ biến nhất chiếm ………………………………….. khối lượng vỏ Trái Đất.
A . 39.0% B . 49.0% C. 39.4% D . 49.4%
2. Sự tác dụng của oxi với chất khác là …………………………………………………..
A . Oxit B . Sự oxi hóa C . Phản ứng phân huỷ D . Phản ứng hoá hợp
3. Thành phần theo thể tích của không khí là:
A . 78% khí N2 ; 21% các chất khí khác ; 1% khí O2
B . 78% khí O2 ; 21% các chất khí khác ; 1% khí N2
C . 78% khí O2 ; 21% khí N2 ; 1% các chất khí khác
D . 78% khí N2 ; 21% khí O2 ; 1% các chất khí khác
4. Các điều kiện phát sinh sự cháy là :
A . Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy và phải có đủ khí oxi.
B . Chất phải khô và phải có đủ khí oxi.
C . Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống nhiệt độ cháy và không cần có khí oxi.
D . Chất cháy phải toả nhiệt và phát sáng.
5. Oxit là hợp chất của oxi với …………………………
A . Một nguyên tố kim loại B . Một nguyên tố phi kim
C . Một nguyên tố hoá học khác D . Các nguyên tố hoá học khác
6. Chất nào dưới đây được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm?
A. Không khí, nước B. KMnO4, KClO3 C. CaCO3, H2O D. Fe3O4, CaCO3
II. Phần tự luận (7.0 điểm).
Bài tập 1: (2.0 điểm)
C©n b»ng c¸c PTPƯ sau vµ cho biÕt trong c¸c ph¶n øng sau ph¶n øng nµo lµ ph¶n øng ho¸ hỵp, ph¶n øng nµo lµ ph¶n øng ph©n hủ?
a, CH4 + O2 CO2 + H2O
b, Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O
c, Al + S Al2S3
Bài tập 2: (2.5 điểm)
§iỊu chÕ lu hïynh ®ioxit b»ng c¸ch cho oxi hãa lu huúnh ë nhiƯt ®é cao.TÝnh sè gam lu hïynh vµ thĨ tÝch khÝ oxi cÇn thiÕt ®Ĩ ®iỊu chÕ ®ỵc 0,2 mol khÝ lu huúnh ®ioxit. ( thĨ tÝch c¸c khÝ ®o ë ®ktc).
Bài tập 3: (2.5 điểm)
Các oxit sau đây thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ? Vì sao?
P2O5, Br2O, Fe3O4, ,Al2O3. Gọi tên các oxit đó.
Hoạt động 2: HỌC SINH LÀM BÀI KIỂM TRA VÀ NỘP BÀI KIỂM TRA
Gv cho Hs làm bài kiểm tra Ị nộp bài
Hs làm bài kiểm tra Ị nộp bài
Đáp án:
I.Phần trắc nghiệm (3.0 điểm).
Câu 1 : D
Câu 2 : B
Câu 3 : D
Câu 4 : A
Câu 5 : C
Câu 6 : B
(Mỗi câu khoanh đúng đạt 0,5 điểm)
II.Phần tự luận (7.0 điểm).
Bài tập 1: (2.0 điểm)
+ Cân bằng PTPƯ:
a, CH4 + 202 C02 + 2H20 0,5 điểm
b, 2Fe(0H)3 Fe203 + 3H20 0,5 điểm
c, 2Al + 3S Al2S3 0,5 điểm
+ Phản ứng hoá hợp: c 0,25 điểm
+ Phản ứng phân huỷ: b 0,25 điểm
Bài tập 2: (2.5 điểm)
Theo đề bài ta có 0,25 điểm
PTPƯ: S + O2 SO2 0,5 điểm
1mol 1mol 1mol
x mol ymol 0.2mol 0,25 điểm
x = 0.2 mol = =y = 0,5 điểm
Số gam của S cần dùng là: mS = 0.2 x 32 = 64 gam 0,5 điểm
Thể tích khí oxi cần dùng ( đktc) là: 4.48 lít 0,5 điểm
Bài tập 3: (2.5 điểm)
Các oxit axit Tên gọi
P2O5 Điphotpho pentaoxit 0,5 điểm
Br2O Đi brom oxit 0,5 điểm
Vì: Oxit axit thường là oxit của phi kim 0.25 điểm
+ Các oxit bazơ Tên gọi
Fe3O4 Oxit sắt từ 0,5 điểm
Al2O3 Nhôm oxit 0,5 điểm
Vì: Oxit bazơ thường là oxit của kim loại 0.25 điểm
4. Cũng cố
Gv thu bài kiểm tra
Gv nhận xét tiết kiểm tra
5. Dặn dò
Về nhà xem lại bài
Đọc trước bài 31.
GVBM: Lê Văn Hiếu Tuần: 25
Môn: Hóa Học 8 Tiết : 47
CHƯƠNG 5: HIĐRO - NƯỚC
Bài 31: TÍNH CHẤT – ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO
Kí hiệu: H
CTHH dơn chất: H2
Nguyên tử khối: 1, phân tử khối: 2
I . Mục tiêu
1 . Kiến thức
Học xong bài này HS biết:
- Tính chất vật lý và tính chất hoá học của hiđro
2 . Kỹ năng
Rèn kỹ năng quan sát, Viết PTPƯ, hoạt động nhóm.
3 . Thái độ
Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II . Đồ dùng dạy học
GV : Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh
Hóa chất: khí O2, Khí H2, kẽm, dd HCl.
HS : đọc trước bài
III. Hoạt động dạy - học
1 .Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3 . Vào bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 .I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Gv cho Hs quan sát bình chứa oxi hỏi:
+ Nhận xét màu sắc, mùi.
Gv cho Hs quan sát thí nghiệm quả bóng bay hỏi:
+ Tỉ khối của khí hiđro so với không khí?
+ Câu hỏi SGK tr.81
Gv nhận xét và chốt lại kiến thức
Hs quan sát nêu:
+ Không màu, không mùi.
Hs quan sát thí nghiệm quả bóng bay nêu:
+ Khí hiđro nhẹ hơn không khí.
+ nhẹ hơn 2/29 lần
+ Hiđro tan rất ít trong nước
Hs nhận xét và ghi bài
Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi,không vị,nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước.
Hoạt động 2: II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Gv làm thí nghiệm theo nội dụng SGK tr. 105 Ị yêu cầu Hs:
+ Quan sát hiện tượng, nhận xét và viết PTPƯ?
(Gv hướng dẫn Hs viết PTPƯ: hiđro tác dụng với oxi tạo ra hơi nước H2O)
Gv nhận xét
Gv gới thiệu:
+ Khi hiđro cháy trong oxi tạo ra hơi nước, đồng thời toả nhiệt. Vì vậy người ta dùng hiđro làm nguyên liệu cho đèn xì – hiđro để hàn cắt kim loại.
+ Nếu lấy tỉ lệ thể tích thì khi đốt hiđro, hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh ( hỗn hợp nổ)
Gv cho Hs đọc mục đọc thêm SGK tr. 109.
Hs quan sát thí nghiệm.
+ Hiện tượng: SGK tr. 82
+ Nhận xét: SGK tr. 82
+ PTPƯ:
2H2 + O2 2 H2O
Hs nhận xét
Hs nghe
Hs đọc mục đọc thêm
1. Tác dụng với oxi
PTPƯ:
2H2 + O2 2 H2O
4. Cũng cố
Gv cho Hs nhắc lại nội dung bài học.
5 . Dặn dò
Về nhà học bài
Đọc trước bài 31( tiếp)
File đính kèm:
- Tuan 25 HH 8.doc