Bài giảng Kiểm tra 45 phút hóa

- Tính chất vật lý ; cách điều chế và thu khí hiđro.

- Tính chất hoá học cơ bản của hiđro ;phân biệt được phản ứng thế; phản ứng oxi hoá- khử với các loại phản ứng hoá học đã học ở chương trước .

- Sự khử; sự oxi hoá; chất khử ; chất oxi hoá.

- Lập PTHH, tính theo phương trình hoá học ; bước đầu đề cập đến phản ứng có chất tham gia còn dư.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kiểm tra 45 phút hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Tiết 53. Kiểm tra 45 phút. Ngày : A.Mục tiêu: Học sinh củng cố - khắc sâu. Tính chất vật lý ; cách điều chế và thu khí hiđro. Tính chất hoá học cơ bản của hiđro ;phân biệt được phản ứng thế; phản ứng oxi hoá- khử với các loại phản ứng hoá học đã học ở chương trước . Sự khử; sự oxi hoá; chất khử ; chất oxi hoá. Lập PTHH, tính theo phương trình hoá học ; bước đầu đề cập đến phản ứng có chất tham gia còn dư. B. Chuẩn bị: GV: Phô tô đề đến từng học sinh. C Tiến trình tiết dạy: I. Tổ chức. II. Bài mới. Đề bài: Câu 1 (3 điểm) .Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (..........) Cho các cụm từ sau : Sự khử; Sự oxi hoá; Chất oxi hoá; Chất khử. - Chất chiếm oxi của chất khác là .................... còn chất nhường oxi cho chất khác là......................... .................là sự tác dụng của một chất với oxi; còn..................là sự tách oxi ra khỏi hợp chất hoặc tách nguyên tử oxi ra khỏi phân tử khí oxi. Cho phương trình hóa học sau: Fe3O4 + 4CO đ 3Fe + 4CO2 - Trong phản ứng trên Fe3O4 đóng vai trò là ................... CO đóng vai trò là .................. Câu 2(3 điểm) a. Lập phương trình hoá học cho các sơ đồ phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện xảy ra phản ứng - nếu có.) * Chọn hệ số ghi trực tiếp vào đề bài. a. H2 + O2 --------- H2O b. Al + Fe2O3 -------- Al2O3 + Fe c. Mg + HCl -------- MgCl2 + H2 d. HgO -------- Hg + O2 b. Phân loại các phản ứng hoá học trên ? Câu 3 (4 điểm). Cho 26 gam kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric tạo ra muối kẽm clorua (ZnCl2) và khí hiđrô. Viết phương trình hoá học cho phản ứng trên? Tính thể tích khí hiđrô sinh ra ở ( điều kiện tiêu chuẩn )? Nếu dùng toàn bộ lượng khí hiđrô sinh ra ở trên đi qua ống sứ có chứa 46,4 gam Fe3O4 và nung nóng thì thu được bao nhiêu gam sắt ? Cho biết ( Zn = 65 ; Fe = 56 ; O = 16 ) Đáp án - biểu điểm Câu 1 Điền lần lượt là: Chất khử; Chất oxi hoá; Sự oxi hoá; Sự khử; Chất oxi hoá; Chất khử. ( mỗicụm từ điền đúng được 0,5đ) Câu 2 1.Các phương trình hoá học là a. 2H2 + O2 đ 2H2O b. 2Al + Fe2O3 đ Al2O3 + 2Fe c. Mg + 2HCl đ MgCl2 + H2 d. 2HgO đ 2Hg + O2 Mỗi pthh đúng 0.5 đ Phân loại đúng mỗi pthh : 0.25 Câu 3 1. Phương trình hoá học là Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2 (1 đ) 1mol 1mol 2. nZn = 26/65 = 0,4 mol (0,5đ) -Theo PTHH: nH2= nZn = 0,4mol (0,5đ) -Thể tích khí hiđrô thu được ở (đktc) là: VH2 = 22,4 x 0,4 = 8,96 ( l) (0,5đ) Phương trình hoá học là: 4H2 + Fe3O4 đ 3Fe + 4H2O (0,5đ) 4mol 1mol 3mol nFe3O4 = 46,4 /232 = 0,2 (mol) (0,25đ) So sánh số mol H2 và Fe3O4 đ H2 phản ứng hết, Fe3O4 dư (0,25đ) Theo PTHH nFe = 3/4nH2= 3/4 x 0,4 = 0,3 (mol) (0,25đ) -Khối lượng sắt thu được là: 0,3 x 56 = 16,8 (gam) (0,25đ) III. Kết thúc giờ kiểm tra. GV thu bài , nhận xét ý thức học sinh trong giờ kt. Đọc trước bài “Nước” Tuần 28 Tiết 54 . Nước Ngày: Mục tiêu.Học sinh biết và hiểu qua phương pháp thực nghiệm - Thành phần của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố là Hiđrô và Ôxi. Chúng hoá hợp với nhau theo thể tích là 2 phần Hiđrô và 1 phần Ôxi và theo tỉ lệ khối lượng là 1 phần Hiđrô và 8 phần Ôxi - Khắc sâu phản ứng phân huỷ; phản ứng hoá hợp; phản ứng ôxi hoá- khử. - Tính chất vật lý của nước và khả năng hoà tan nhiều chất của nước. - Nâng cao lòng yêu quý, bảo vệ tài nguyên nước Chuẩn bị: Bình điện phân nước; que đóm; diêm Nước cất; dung dịch H2SO4(để pha vào nước) Hình 5.11(vẽ ở bảng phụ) Bảng phụ: ghi đề bài 1 tr. 125 (SGK) C.Tiến trình tiết dạy I- Tổ chức II - Kiểm tra bài cũ: Xen trong giờ III- Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần hoá học của nước Hoạt động cuả gv Hoạt động của hs Nội dung GV: lắp bình điện phân nước; thử sản phẩm sau khi điện phân nước GV: yêu cầu học sinh đọc mục I.1.a (SGK) Hãy cho biết ? Hiện tượng xảy ra ở 2 điện cực ? Khí tạo ra là khí gì. Vì sao em biết Qua đó ? Em nhận xét gì về thể tích khí Hiđrô và Ôxi tạo ra khi điện phân Nước GV: tổng hợp ý kiến ? Qua thí nghiệm em rút ra kết luận gì ? Viết PTHH xảy ra GV: làm thí nghiệm tổng hợp nước hoặc yêu cầu học sinh quan sát hình 5.11 (ở bảng phụ ) và đọc thông tin ở SGK ? Thể tích mỗi khí trước khi gây nổ là bao nhiêu ? Mực nước ở vị trí số mấy ? Sau khi gây nổ; mực nước trong ống ở vị trí nào. Vì sao GV: một phần mà nước không dâng lên được có khí nào ? Ta thử bằng que đóm đang có tàn đỏ thì thu được kết quả gì ? Em rút ra nhận xét gì ? Tỉ lệ về khối lượng của nguyên tố O; H trong nước là bao nhiêu, nêu cách tính ? Viết PTHH tổng hợp nước GV: qua 2 thí nghiệm em có thể cho biết ? Thành phần nguyên tố tạo nên nước ? CTHH của nước HS: cả lớp quan sát HS: Tự đọc muc I.1.a Các nhóm thảo luận Có bọt khí - Khí oxi: làm than hồng bùng cháy Khí hiđrô: cho tiếng nổ nhẹ VH2 = 2VO2 Các nhóm báo cáo - Nước phân huỷ cho khí hiđrô và khí oxi..., bởi dòng điện - 1 HS lên bảng viết PTHH điện phân nước HS: đọc thông tin và quan sát hình 5.11 VO2 = VH2 = 2 (thể tích) - Mực nước ở vị trí số 4 HS: Sau khi gây nổ mực nước ở vị trí số 1 vì còn lại 1 thể tích khí Ôxi không tham gia phản ứng - 1 thể tích khí oxi hoá hợp với 2 thể tích khí hiđrô để tạo ra nước - 1 phần khối lượng nguyên tố Hiđrô; 8 phần khối lượng Ôxi PTHH: 2H2 + O2 đ 2H2O 1 - 2 HS nêu kết luận ở SGK/Tr.122 I- Thành phần hoá học của nước Sự phân hủy Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước; tạo ra H2 và O2 VH2 = 2VO2 * PTHH 2H2O đ 2H2 + O2 Sự tổng hợp nước 1 thể tích khí Ôxi đã hoá hợp với 2 thể tích khí Hiđrô để tạo ra nước Tỉ lệ về khối lượng H : O = 1 : 8 hoặc11,1%mH;88,9% mO Kếluận: SGK/Tr.122 Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lý của nước Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung GV: yêu cầu học sinh liên hệ thực tế từ môn học địa lý; vật lý và cho biết ? Nước có những tính chất vật lý nào GV: Bổ sung ghi bảng HS: 1 - 2 ý kiến Nêu được ví dụ về sự hoà tan của một số chất trong nước II - Tính chất của nước Tính chất vật lý Là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC, hoá rắn ở 0oC; khối lượng riêng là 1 gam/ml (ở 40C) Hoà tan được nhiều chất rắn; lỏng; khí IV. Củng cố Nội dung kiểm tra Yêu cầu GV treo bảng phụ có bài 3/ Tr.125 (phần 1) yêu cầu HS lên bảng điền từ ? Viết PTHH phân huỷ và tổng hợp nước ? Làm bài 3 tr.125(phần tính toán)? HS1: lên bảng điền vào chỗ trống HS2: 2H2 + O2 đ 2H2O 2H2O đ 2H2 + O2 HS3: lên bảng làm Học sinh khác tự làm và nhận xét nH2O = 1,8/ 18 = 0,1 mol nH2 = 0,1 mol ị mH2 = 0,2 gam nO2 = 0,05 mol ị mO2 = 1,6 gam V- Hướng dẫn học ở nhà Học và làm bài 2; 4tr. 125 (SGK) Làm bài 36-2; 36-8.( SBT) Gợi ý bài 4. 2H2 + O2 đ 2H2O nH2 = 112/22,4 = 5(mol ) đ {nH2O = ? (mol) MH2O = 18 (g) đ mH2O = ? (g) Bài 36- 8. 2H2 + O2 đ 2H2O Cho 10cm3 10cm3 Phản ứng 10cm3 5cm3 đ } Đáp án. Dư 0m3 5cm3 Chuẩn bị mỗi nhóm ; 1 mẩu vôi sống (CaO) giờ sau mang tới lớp. Hết tuần 28:

File đính kèm:

  • dochoa8tuan 28-sua.doc
Giáo án liên quan