Sự thành lập:
Cuối thế kỉ thứ V, các bộ tộc người Giec-man tràn xuống tiêu diệt nhà nước Rô-ma, thành lập nhiều vương quốc mới: Ang-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt
Xã hội: hình thành 2 giai cấp:
- Lãnh chúa có quyền thế và giàu có
- Nông nô không có ruộng phải phụ thuộc vào lãnh chúa
? Xã hội phong kiến hình thành
Tổ chức:
Là những vùng đất rộng lớn bị các quý tộc chiếm và biến thành khu đất riêng của mình
44 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ kì – trung kì trung đại), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Tiết 1 – Bài 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(THỜI SƠ KÌ – TRUNG KÌ TRUNG ĐẠI)
BỘ TỘC NGƯỜI GIÉC-MAN
Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu gắn liền với quá trình xâm nhập của các bộ tộc người Giéc -man vào lãnh thổ của đế quốc Rô -ma.
Khi đế quốc Rô -ma còn cường thịnh , người Giéc -man sống lệ thuộc , chịu sự thống trị của các chủ nô Rô -ma.
Đến khi Rô -ma suy yếu , các bộ tộc người Giéc -man bắt đầu nổi dậy , tràn vào lãnh thổ Rô -ma và lật đổ nhà nước này , lập nên các vương quốc “man tộc ”.
Khi tràn vào đế quốc Ro-ma các bộ tộc người Giec – man đã làm gì ? Những việc làm này có tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu ?
Câu hỏi:
1. SỰ HÌNH THÀNH XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU
a) Sự thành lập :
Cuối thế kỉ thứ V, các bộ tộc người Giec -man tràn xuống tiêu diệt nhà nước Rô -ma, thành lập nhiều vương quốc mới : Aêng-glô Xắc-xông , Phơ-răng , Tây Gốt , Đông Gốt
Sơ đồ hình thành giai cấp mới
Tướng lĩnh quân sự
Lãnh chúa
Nô lệ được giải phóng
Nông nô
Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại ?
Câu hỏi:
b) Xã hội : hình thành 2 giai cấp :
- Lãnh chúa có quyền thế và giàu có
- Nông nô không có ruộng phải phụ thuộc vào lãnh chúa
Xã hội phong kiến hình thành
2. SỰ HÌNH THÀNH XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU
* Thế nào là lãnh địa phong kiến ?
Câu hỏi:
2. LÃNH ĐỊA PHONG KIẾN
a) Tổ chức :
Là những vùng đất rộng lớn bị các quý tộc chiếm và biến thành khu đất riêng của mình
Miêu tả lãnh địa phong kiến ?
Câu hỏi:
* Cuộc sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa như thế nào ?
Câu hỏi:
b) Đời sống :
Lãnh chúa sống xa hoa
Nông nô sống cực khổ , phụ thuộc , nghèo đói
Nền kinh tế trong lãnh địa là nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự cung tự cấp .
2. LÃNH ĐỊA PHONG KIẾN
* Đặc điểm phong kiến Châu Âu ( ở giai đoạn đầu ) là gì ?
Câu hỏi:
Lãnh địa phong kiến là đơn vị độc lập về kinh tế ( tự sản xuất , tự tiêu dùng ), chính trị , có quyền lập pháp và hành pháp riêng mỗi lãnh địa được coi như là một vương quốc riêng mỗi lãnh chúa như là một ông vua nhỏ vua của vương quốc chỉ là một lãnh chúa lớn quyền lực phân tán hình thành chế độ phong kiến phân quyền . Đây là đặc điểm của chế độ phong kiến ở Châu Âu ( giai đoạn đầu ).
Thành thị trung đại đã xuất hiện như thế nào ?
Câu hỏi:
3. SỰ XUẤT HIỆN CỦA THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI
a) Nguyên nhân xuất hiện :
Cuối thế kỉ XI, hàng thủ công sản xuất dư thừa , thợ thủ công mang đến nơi đông người để mua bán và lập xưởng thành thị trung đại ra đời .
Những ai sống trong thành thị ? Họ làm những nghề gì ?
Câu hỏi:
3. SỰ XUẤT HIỆN CỦA THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI
a) Nguyên nhân xuất hiện :
Cuối thế kỉ XI, hàng thủ công sản xuất dư thừa , thợ thủ công mang đến nơi đông người để mua bán và lập xưởng thành thị trung đại ra đời .
b) Cư dân ( thị dân ): thợ thủ công , thương nhân
c) Vai trò :
Thúc đẩy xã hội phong kiến Châu Âu phát triển .
Nền tảng kinh tế là thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển kinh tế hàng hóa .
1. Nền kinh tế trong các thành thị có đặc điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa ? ( về đặc điểm kinh tế , tổ chức , cư dân ).
2. Theo em sự xuất hiện thành thị trung đại có vai trò như thế nào đối với xã hội Tây Âu ?
Câu hỏi thảo luận
3. Lập bảng so sánh giữa lãnh địa và thành thị ( về cư dân , đặc điểm kinh tế , tổ chức ).
Câu hỏi thảo luận
* Tổ chức lãnh địa :
Đặc điểm kinh tế : mang tính chất tự sản xuất , tự tiêu dùng trong đó nông nghiệp gắn chặt với thủ công nghiệp .
Cư dân : lãnh chúa , nông nô , thợ thủ công
Tổ chức : lãnh địa
* Tổ chức thành thị
Đặc điểm kinh tế : tổ chức mở với việc trao đổi mua bán mà nền tảng kinh tế là thủ công nghiệp và thương nghiệp .
Cư dân : thợ thủ công và thương nhân
Tổ chức : phố xá , nhà cửa
Tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế hàng hoá . Nhưng cũng là nhân tố dẫn đến sự suy vong của xã hội phong kiến .
1 . Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có những biến đổi to lớn , là do:
a) Dân số gia tăng .
b) Sự xâm nhập của người Giec – man.
c) Công cụ sản xuất được cải tiến .
d) Kinh tế hàng hoá phát triển .
2. Những tầng lớp mơí xuất hiện trong xã hội phong kiến Tây Âu là :
a) Quý tộc người Giec – man, nông dân công xã .
b) Lãnh chúa , nông nô .
c) Thủ lĩnh quân sự , quan lại người Giec – man.
d) Thủ lĩnh quân sự , nô lệ .
BÀI TẬP
3.Đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa :
a. Tự sản xuất ra vật dụng và tiêu dùng những thứ mình làm ra .
b. Trao đổi , buôn bán phát triển .
c. Thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp .
d. Các câu đúng .
BÀI TẬP
4. Sắp xếp hợp lí các sự kiện để trả lời câu hỏi “ Nguyên nhân xuất hiện các thành thị trung đại ”:
a. Một số thợ thủ công mang bán sản phẩm và lập xưởng sản xuất
b. Thị trấn xuất hiện .
c. Cuối thế kỉ XI, sản phẩm thủ công ngày càng nhiều .
d. Thành thị xuất hiện .
Các câu a, c đúng .
c a b d
Dặn dò
- Học bài , làm bài tập lịch sử
- Chuẩn bị bài 2:
+ Đọc , trả lời các câu hỏi SGK
+ Sưu tầm các tư liệu , tranh , ảnh về các cuộc phát kiến địa lý
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_7_bai_1_su_hinh_thanh_va_phat_trien_cu.ppt