Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hoá lại các kiến thức đã học trong chương như:
+ Tính chất của phi kim, tính chất của Clo, Cacbon, Silic, oxit cacbon, axit cacbonic, tính chất của muối cacbonat.
+ Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
19 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Luyện tập chương ba: phi kim – sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 32
LUYỆN TẬP CHƯƠNG III: PHI KIM – SƠ LƯỢC VỀ
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
+ Tiết PPCT : 41 + Tuần : 21
+ Ngày soạn : 05 – 02 – 2007
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hoá lại các kiến thức đã học trong chương như:
+ Tính chất của phi kim, tính chất của Clo, Cacbon, Silic, oxit cacbon, axit cacbonic, tính chất của muối cacbonat.
+ Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
Kĩ năng:
Học sinh biết:
+ Chọn chất thích hợp lập sơ đồ dãy chuyển đỏi giữa các chất, viết PTHH cụ thể.
+ Biết xây dựng sự chuyển đổi giữa các loại chất và cụ thể hoá thành dãy chuyển đổi cụ thể và ngược lại. Viết PTHH biểu diễn sự chuyển đổi đó.
+ Biết vận dụng bảng tuần hoàn:
- Cụ thể hoá ý nghĩa ô nguyên, chu kì, nhóm.
- Vận dụng quy luật sự biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm đối với từng nguyên tố cụ thể, so sánh tính kim loại, tính phi kim của một nguyên tố với những nguyên tố lân cận.
- Suy đoán cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố cụ thể từ vị trí và ngược lại.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ ghi các câu hỏi liên quan.
+ Học sinh: Ôn tập nội dung cơ bản ở nhà.
Phương pháp : Hỏi đáp.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
GV: cho học sinh xem và ghi trước ở nhà sơ đồ 1.
HS:
I. Kiến thức cần nhớ:
1) Tính chất hoá học của phi kim:
Sơ đồ 1 : SGK
2) Tính chất hoá học của một số phi kim cụ thể:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
GV: cho học sinh xem và ghi trước ở nhà sơ đồ 2.
HS: Ghi các PTHH theo sơ đồ vào vở.
GV: cho học sinh xem và ghi trước ở nhà sơ đồ 3.
HS: Ghi các PTHH theo sơ đồ vào vở.
a) Tính chất cụ thể của Clo:
Sơ đồ 2: SGK
b) Tính chất hoá học của cacbon và hợp chất của cacbon:
Sơ đồ 3: SGK
3) Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học:
a) Cấu tạo bảng tuần hoàn:
Ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
b) Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
c) Ý nghĩa của bảng tuần hoàn:
GV: Cho học sinh đọc đề bài tập 1.
HS: Lên bảng viết 3 PTHH + ghi vào vở.
GV: Cho học sinh đọc đề bài tập 4.
HS: Làm vào vở + 1 học sinh đại diện trả lời.
GV: Cho học sinh đọc đề bài tập 5.
HS: Lên bảng viết PTHH + Ghi các dự kiện.
GV: Hướng dẫn học sinh nhận dạng bài tập và hướng giải.
HS: Tiến hành giải từng phần theo hướng dẫn của giáo viên.
GV và HS thực hiện như ở bài tập 5.
II. Bài tập:
* Bài tập 1: trang 103
* Bài tập 4: trang 103
* Bài tập 5: trang 103
* Bài tập 6: trang 103.
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Củng cố:
Dặn dò:
Xem trước bài thực hành tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng.
Thực hiện, chuẩn bị trước bảng tường trình thí nghiệm ở nhà.
E. THÔNG TIN BỔ SUNG:
Bài 33 :
Thực Hành: Tính chất hoá học của
phi kim và hợp chất của phi kim
+Tiết PPCT : 42 + Tuần : 21
+ Ngày soạn : 06 – 02 – 2007
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
+ Khắc sâu tính chất về phi kim, tính chất đặc trưng của muối cacbonat, muối Clorua.
Kĩ năng:
+ Tiếp tục rèn luyện kỉ năng thực hành hoá học, giải bài tập thực nghiệm háo học.
Thái độ :
+ Rèn luyện ý thức nghiêm túc, cẩn thận … trong học tập, thực hành hoá học.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị:
+ Giáo viên: chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm : Hoá chất : CuO, C, nước vôi trong, NaHCO3 khan, NaCl khan, Na2CO3 khan và CaCO3, dd HCl, nước cất.
+ Học sinh: Xem trước bài học thực hành + chuẩn bị sẳn bảng tường trình thí nghiệm.
Phương pháp : Trực quan + hỏi đáp.
C. TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
GV: chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm + hoá chất.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm.
GV: Em thấy gì khi đun hỗn hợp C + CuO ?
HS: Trả lời + giải thích hiện tượng.
I. Thí nghiệm 1:
C khử CuO ở nhiệt độ cao.
Học sinh ghi hiện tượng quan sát được, giải thích và viết PTHH vào bảng tường trình.
GV: chuẩn bị dụng cụ TN + hoá chất.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm.
GV: Em thấy gì khi đun nóng NaHCO3 ?
HS: Trả lời + giải thích hiện tượng.
II. Thí nghiệm 2:
Nhiệt phân muối NaHCO3.
HS: Ghi hiện tượng quan sát được, giải thích và viết PTHH vào bảng tường trình
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
GV: hướng dẫn học sinh cách nhận biết NaCl bằng dung dịch HCl, sau đó dùng nước để nhận biết Na2CO3 và CaCO3.
HS: Tiến hành làm từng bước theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Thí nghiệm 3:
Nhận biết muối cacbonat và muối Clorua.
HS: Ghi kết quả nhận biết vào bảng tường trình.
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Củng cố:
Ä Giáo viên cho học sinh rà soát lại bảng tường trình và nộp lên cho giáo viên.
Dặn dò:
Ä Xem và chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến bài khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
Ä Câu hỏi :
Thế nào là hợp chất hữu cơ? Cho ví dụ?
Có mấy loại hợp chất hữu cơ? Cho ví dụ?
Hoá học hữu cơ là gì?
E. THÔNG TINH BỔ SUNG.
Bài 34
Chương IV: HIDROCACBON – NHIÊN LIỆU
Khái Niệm Về Hợp Chất Hữu Cơ Và Hoá Học Hữu Cơ
+ Tiết PPCT : 43 + Tuần : 22
+ Ngày soạn : 08 – 02 – 2007
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
+ Học sinh hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hó học hữu cơ.
+ Nắm được cách phân loại các hợp chất hữu cơ.
Kĩ năng:
+ Phân biệt được các chất hữu cơ thông thường với các chất vô cơ.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Tranh vẽ, bộ sản phẩm hợp chất hữu cơ.
+ Học sinh: Xem trước và chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến bài 34.
Phương pháp : Hỏi đáp + diễn giảng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
GV: lấy một số vd về các nguồn có thành phần là chất đạm, chất béo, glucozơ, tinh bột, …
GV: Phân tích cho HS thấy nguồn chất hữu cơ trong tự nhiên.
HS: Theo dỏi, nhận xét => Kết luận và ghi nội dung vào vở.
GV: lấy một số vd chất hữu cơ.
HS: Dựa vào công thức, phân tích thành phần cấu tạo của chúng => Kết luận khái niệm.
HS: ghi nội dung vào vở.
GV: Cho một số vd hợp chất hữu cơ thuộc hidrocacbon và dẫn xuất hidrocacbon.
HS: Dựa vào vd, nhận xét sự khác nhau => rút ra kết luận.
I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ:
1) Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
- Hợp chất hữu cơ có trong cơ thể sinh vật, các loại lương thực thực phẩm (gạo, thịt, cá, rau, quả, … ), trong các loại đồ dùng (quần, áo, giấy, …) và trong cơ thể chúng ta.
2) Hợp chất hữu cơ là gì?
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3 và các muối cacbonat)
VD: CH4, C2H4, C6H6, C2H5OH , …
3) Phân loại:
Có 2 loại:
- Hidrocacbon: CH4, C2H4, C6H6, …
- Dẫn xuất của hidrocacbon: CH3Cl, C2H6O, C2H5NO2, …
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
GV: Thông báo khái niệm hoá học hữu cơ.
II. Khái niệm về hoá học hữu cơ:
Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Củng cố:
1) Thế nào là hợp chất hữu cơ? Cho ví dụ?
2) Có mấy loại hợp chất hữu cơ? Cho ví dụ?
3) Thế nào là hoá học hữu cơ ?
Dặn dò:
Học bài và làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 108.
Xem trước và chuẩn bị một số câu hỏi liên quan bài 35.
Câu hỏi:
Cho biết hoá trị của một số nguyên tố trong hợp chất hữu cơ? Hoá trị của các nguyên tố được diễn đạt như thế nào?
Có mấy loại mạch cacbon?
Các nguyên tử của phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau như thế nào?
E. THÔNG TIN BỔ SUNG:
?
Bài 35 CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
+ Tiết PPCT : 44 + Tuần :
+ Ngày soạn : – – 2007
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
+ Hiểu được trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau đúng theo hoá trị, cacbon hoá trị IV, Oxi hoá trị II, H hoá trị I.
+ Hiểu được mỗi hợp chất hữu cơ có mọtcoong thức cấu tạo ứng một trật tự liên kết xác định, các nguyên tử C có thể liên kết với thành mạch C.
Kĩ năng:
+ Viết đuợc công thức cấu tạo của một số chất đơn giản, phân biệtđượccác chất khác nhau qua công thức cấu tạo.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Hộp lắp mô hình phân tử các chất hữu cơ.
+ Học sinh: Xem trước và chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến bài 35.
Phương pháp : Hỏi đáp + diễn giảng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
GV: Thông báo hoá trị của một số nguyên tố trong hợp chất hữu cơ (C, O, H, Cl, N, …)
HS: Ghi nội dung vào vở.
GV giới thiệu gạch nối giữa hai nguyên tử.
GV: lấy VD: C5H12 .
Phân tích, hướng dẫn cách viết công thức dạng mạch thẳng, mạch nhánh.
HS: Theo dỏi, nhận xét.
VD: lấy VD C3H6 .
I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ:
1) Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử:
Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị: C có hoá trị IV, Hidro có hoá trị I, Oxi có hoá trị II.
2) Mạch Cacbon: Có 3 loại:
- Mạch thẳng: C4H10
- Mạch nhánh: C5H12
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
GV: Phân tích khả năng hình thành vòng của mạch cacbon.
HS: Trả lời + ghi nội dung vào vở.
GV: Lấy VD C2H6O.
HS: Viết công thức cấu tạo C2H5OH.
Viết công thức cấu tạo CH3 – OCH3
GV: Rút ra kết luận về trật tự liên kết các nguyên tử trong phân tử h/chất hữu cơ.
- Mạch vòng: C3H6
3) Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử:
Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
Trong hợp chất hữu cơ, những nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.
GV: Cho HS viết công thức cấu tạo C2H6 , CH4 …
HS: Viết công thức cấu tạo theo vd.
GV: phân tích, giới thiệu vai trò CTCT.
HS: Ghi nội dung vào vở.
II. Công thức cấu tạo:
Công thức cấu tạo cho biết thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
VD : CH4 ; C2H5OH
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Củng cố:
Cho biết hoá trị của nguyên tố C, H, O, N, Cl, Br trong h/chất hữu cơ?
Có mấy loại mạch cacbon? Viết công thức cấu tạo mạch thẳng của C3H8 ; mạch nhánh của ; mạch vòng của C4H8.
Công thức cấu tạo của h/chất hữu cơ cho biết những gì?
Dặn dò:
Học bài và làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 112 SGK.
Xem và chuẩn bị một số câu hỏi bài Mêtan:
Mêtan có những đặc điểm như thế nào về tính chất vật lý?
Viết công thức cấu tạo của Mêtan?
Cho biết những khả năng phản ứng của Mêtan?
Mêtan có những ứng dụng như thế nào?
E. THÔNG TIN BỔ SUNG:
Bài 36 MÊTAN
+Tiết PPCT : 45 + Tuần : 23
+ Ngày soạn : 20 – 02 – 2007
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
+ Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hoá học của Mêtan.
+ Nắm được định nghĩa liên kết đơn, phản ứng thế.
+ Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của Mêtan.
Kĩ năng:
+ Viết được PTHH của phản ứng thế, phản ứng cháy của khí Mêtan.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Mô hình phân tử Mêtan.
+ Học sinh: Xem và chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến bài Mêtan.
Phương pháp : Hỏi đáp + diễn giảng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
GV: Chuẩn bị lọ CH4.
HS: Quan sát, nhận xét rút ra kết luận.
GV: Trong tự nhiên CH4 có ở đâu?
HS: Trả lời + ghi nội dung vào vở.
I. Trạng thái tự nhiên – Tính chất vật lý:
- Trạng thái tự nhiên CH4 có trong mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than, trong bùn ao, trong khí biogaz.
- Mêtan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
GV: Cho HS viết CTCT CH4.
HS: lên bảng tự viết CTCT CH4 + Ghi nội dung vào vở.
II. Cấu tạo phân tử: CH4
Trong phân tử mêtan có 4 liên kết đơn C – H
GV: Liên hệ đến sự cháy của ga.
Phân tích khả năng phản ứng cháy của CH4.
HS: Lên bảng viết phương trình.
GV: Dựa vào hình vẽ, hoặc thí nghiệm (C2H4 + Br2). CH4 + Cl2 .
GV: Cho biết hiện tượng xảy ra khi đưa
III. Tính chất hoá học:
1) Tác dụng với Oxi: (phản ứng cháy):
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Hỗn hợp gồm một thể tích CH4 và 2 thể tích khí O2 là hỗn hợp nổ mạnh.
2) Tác dụng với Clo: (phản ứng thế)
CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
(Mêtyl Clorua)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
hỗn hợp CH4 và Cl2 ra ánh sáng.
HS: Trả lời
HS: Lên bảng viết phương trình.
GV: CH4 có những ứng dụng như thế nào?
HS: Trả lời + ghi nội dung vào vở.
IV. Ứng dụng:
- Mêtan dùng làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
Mêtan là nguyên liệu để điều chế bột than, Hidro và nhiều chất khác.
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Củng cố:
Trình bày tính chất vật lí của CH4 ?
Viết CTCT của CH4 ?
Trình bày tính chất hoá học của CH4 ?
Dặn dò:
Học bài.
Làm các bài tập 1, 2, 3, 4 trang 116.
Câu hỏi bài Êtylen:
Cho biết CTPT, PTK của Êtylen.
Viết CTCT của C2H4 ?
Cho biết tính chất vật lí của C2H4 ?
Khả năng phản ứng của C2H4 ?
Cho biết những ứng dụng của Eâtylen?
E. THÔNG TIN BỔ SUNG:
Bài 37 ÊTYLEN
+ Tiết PPCT : 46 + Tuần : 23
+ Ngày soạn : 21 – 02 – 2007
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
+ Nắm được CTCT, tính chất vật lí và hoá học của C2H4.
+ Hiểu được khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó.
+ Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các phản ứng đặc trưng của êtylen và các Hidro cacbon có liên kết đôi.
+ Biết được một số ứng dụng quan trọng của êtylen.
Kĩ năng:
+ Biết cách viết PTHH của phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phân biệt được C2H4 vàCH4 bằng dung dịch nước Br2.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Mô hình phân tử C2H4, tranh mô tử thí nghiệm dẫn C2H4 qua dung dịch Br2.
+ Học sinh: Xem và chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến bài êtylen.
Phương pháp : Hỏi đáp + diễn giảng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
HS: Phát biểu CTPT, PTK của êtylen.
GV: Cho HS nhắc lại tính chất vật lí của CH4?
HS: trả lời.
GV: Liên hệ tính chất vật lí của C2H4?
HS: ghi nội dung vào vở.
Công thức phân tử: C2H4
Phân tử khối : 28
I. Tính chất vật lý:
C2H4 là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
GV: Phân tích khả năng liên kết của C2H4?
GV: cho biết đặc điểm cấu tạo của C2H4 ?
HS: Trả lời + ghi nội dung vào vở.
II. Cấu tạo phân tử: C2H4
Công thức cấu tạo:
Viết gọn: CH2 = CH2 .
Trong phân tử C2H4 có một liên kết đôi C = C, liên kết đôi có một liên kết kém bền, liên kết này dễ bị đứt ra trong phản ứng hoá học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
GV: Biểu diễn thí nghiệm phản ứng cháy của C2H4.
HS: quan sát rút ra kết luận hiện tượng.
GV: Cho biết sản phẩn thu được khi C2H4 cháy ?
HS: Trả lời + Viết PTHH vào vở.
GV: Chuẩn bị hình vẽ.
GV: Cho biết hiện tượng xảy ra khi cho C2H4 vào dung dịch Brôm?
HS: Trả lời + ghi nội dung vào vở.
HS: lên bảng viết PTHH
GV: Phân tích khả năng kết hợp của các phân tử C2H4 => giới thiệu phản ứng trùng hợp.
HS: ghi nội dung vào vở.
III. Tính chất hoá học:
1) C2H4 có cháy không?
C2H4 cháy tạo CO2 , hơi nước và toả nhiệt.
C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O
2) C2H4 có làm mất màu dung dịch Brôm không?
C2H4 làm mất màu cam của dung dịch nước Brôm.
C2H4 + Br2 C2H4Br2
(đi Brôm êtan)
3) các phân tử êtylen có kết hợp được với nhau không?
… + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + …
… + CH2 - CH2 -CH2 -CH2 -CH2 -CH2 + …
Hay n CH2 = CH2 (-CH2 – CH2 -)n
(Poli êtylen (PE))
Phản ứng trên gọi là phản ứng trùng hợp.
GV: cho HS dựa vào hình vẽ SGK rút ra kết luận về ứng dụng của C2H4.
IV. Ứng dụng:
- C2H4 dùng để điều chế rượu êtylic, axit axêtic, đi clo êtan , PE, …
- C2H4 còn dùng để kích thích cho quả mau chín.
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Củng cố:
Viết CTPT, CTCT của C2H4 ?
Cho biết tính chất vật lí của C2H4 ?
Trình bày tính chất hoá học của C2H4 ? Viết pt minh hoạ?
Dặn dò:
Học bài và làm các bài tập 1, 2, 3, 4 trang 119 SGK.
Chuẩn bị một số câu hỏi cho bài Axêtilen:
Viết CTPT, CTCT của C2H2 ?
2) Cho biết tính chất vật lí của C2H2 ?
3) Cho biết những khả năng phản ứng và ứng dụng của C2H2 ?
E. THÔNG TIN BỔ SUNG
Bài 38 AXÊTILEN
+ Tiết PPCT : 47 + Tuần : 24
+ Ngày soạn : 23 – 02 – 2007
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
+ Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của Axêtilen.
+ Nắm được khái niệm và đặc điểm của liên kết ba.
+ Củng cố kiến thức chung về Hidro cacbon, không tan trong nước, đễ cháy tạo ra CO2 và nước, đồng thời toả nhiệt mạnh.
+ Biết một số ứng dụng quan trọng của Axêtilen.
Kỉ năng:
Củng cố kỉ năng viết PTHH của phản ứng cộng, bước đầu biết dự đoán tính chất của các chất dựa vào thành phần cấu tạo
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Mô hình phân tử Axêtilen, tranh vẽ các ứng dụng của C2H2.
+ Cal2 , nước, dd Brôm.
+ Bình cầu, phiểu chiết, chậu thuỷ tinh, ống dẫn khí, bình thu khí.
+ Học sinh: Xem và chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến bài Axêtilen.
Phương pháp : Hỏi đáp + Diễn giảng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
HS: Lên bảng viết CTPT, PTK của Axêtilen
GV: Cho HS nhắc lại tính chất vật lí của CH4 , C2H4?
HS: trả lời.
GV: Liên hệ tính chất vật lí của C2H2?
CTPT : C2 H2
PTK : 26
I. Tính chất vật lí:
C2 H2 là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
GV: phân tích khả năng hình thành liên kết của C2H2.
HS: Viết CTCT C2H2 vào vở.
GV: Cho biết đặc điểm liên kết trong phân tử C2H2?
HS: Trả lời + ghi nội dung vào vở.
II. Cấu tạo phân tử: C2H2
Công thức cấu tạo: H – C C – H
Trong phân tử C2H2 có một liên kết ba, trong đó có 2 liên kết kém bền, dễ bị đứt lần lượt trong phản ứng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
GV: Cho HS nhắc lại khả năng phản ứng của C2H4 .
HS: trả lời.
GV: Liên hệ khả năng phản ứng của C2H2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
HS: Ghi nội dung vào vở.
III. Tính chất hoá học:
1) C2H2 có cháy không?
C2H2 cháy tạo CO2 , H2O và toả nhiều nhiệt.
C2H2 + O2 2CO2 + H2O
2) C2H4 có làm mất màu dung dịch Brôm không?
C2H2 làm mất màu cam của dung dịch nước Brôm.
CH CH + Br2 Br – CH = CH – Br
Br – CH = CH – Br + Br2 Br2 – CH = CH – Br2
Tổng quát: C2H2 + 2Br2 C2H2Br4
GV: C2H2 có những ứng dụng như thế nào ?
HS: Trả lời + ghi nội dung vào vở.
IV. Ứng dụng:
- C2H2 dùng làm nhiên liệu trong đèn xì Oxi – Axêtilen.
- C2H2 là nguyên liệu sản xuất PVC, cao su, axit axêtic và nhiều hoá chất khác.
GV: giới thiệu cách điều chế C2H2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
HS: ghi nội dung vào vở.
V. Điều chế:
- Trong phòng thí nghiệm:
CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2
- Trong công nghiệp:
2CH4 C2H2 + 3H2
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Củng cố:
Viết CTPT, CTCT của C2H2? Trình bày tính chất vật lí của C2H2?
Trình bày tính chất hoá học của C2H2 ? Viết PTHH minh hoạ?
Cho biết cách điều chế C2H2 tròn phòng thí nghiệm và trong công nghiệp? Viết PTHH minh hoạ?
Dặn dò:
Ä Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 122 SGK.
Ä Học lại các bài cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, mêtan, êtylen, Axêtilen và xem lại các dạng bài tập đã giải để làm kiểm tra viết.
E. THÔNG TIN BỔ SUNG:
Bài 39 : BENZEN
+ Tiết PPCT : 49 + Tuần : 25
+ Ngày soạn : 06 – 03 – 2007
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
+ Nắm được công thức cấu tạo của benzen.
+ Nắm được tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của benzen.
Kỉ năng:
+ Củng cố kiến tứhc về Hdro cacbon, viết CTCT của các chất và các PTHH, cách giải bài tập hoá học.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Dụng cụ thí nghiệm + hoá chất benzen, nước cất, mô hình phân tử benzen.
+ Học sinh: Xem và chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến benzen.
Phương pháp : Hỏi đáp + Diễn giảng
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
HS: lên bảng viết CTPT và PTK của benzen.
GV: Chuẩn bị lọ đựng C6H6
HS: quan sát, nhận xét => rút ra kết luận tính chất vật lí của benzen.
CTPT: C6H6
PTK: 78
I. Tính chất vật lí:
Benzen là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hoà tan nhiều chất khác như: dầu ăn, cao su, iôt, benzen độc.
GV: Phân tích và viết CTCT của benzen.
HS: Dựa vào CTCT trình bày đặc điểm liên kết phân tử.
II. Công thức phân tử: C6H6
Sáu nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành vòng sáu cạnh đều, có 3 lien kết đôi xen kẻ 3 liên kết đơn.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nhớ
GV: Cho HS nhắc lại khả năng phản ứng của CH4, C2H4, C2H2.
Từ đó liên hệ đến khả năng phản ứng của C6H6.
HS: Tự viết PTHH C6H6 và Br2 , C6H6 và H2.
GV: Theo dỏi sửa sai sót.
III. Tính chất hoá học:
1) Benzen có cháy không?
Benzen dễ cháy tạo CO2 , H2O và muội than.
2) Benzen có phản ứng thế với Brôm không?
Khi đun nóng và có mặt bột Fe, benzen tác dụng được với Brôm.
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
(Brôm benzen)
3) Benzen có phản ứng cộng không?
Ở điều kiện t0C và xúc tác thích hợp C6H6 cho phản ứng cộng với H2 .
C6H6 + 3H2 C6H12
Xiclo Hecxan
GV: Cho HS tham khảo SGK
HS: Trình bày ứng dụng của C6H6 và ghi nội dung vào vở.
IV. Ứng dụng:
- Benzen dùng làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
- C6H6 là nguyên liệu để sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, dược phẩm, …
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Củng cố:
Cho biết CTPT? CTCT của benzen?
Trình bày tính chất vật lí của benzen?
Trình bàt tính chất hoá học của benzen? Viết PTHH minh hoạ?
Dặn dò:
Ä Học bài + làm các bài tập 1, 2, 3, 4 trang 125 SGK.
Ä Xem và chuẩn bị câu hỏi bài dầu mỏ và khí thiên nhiên.
Ä Câu hỏi:
1) Dầu mỏ có những đặc điểm như thế nào về thể, màu sắc. Khả năng tan trong nước?
Dầu mỏ có ở đâu?
Dầu mỏ được khai thác như thế nào?
Khi chế biến dầu mỏ ta thu được những sản phẩm nào?
Khí thiên nhiên có ở đâu?
E. THÔNG TIN BỔ SUNG:
Bài 40 Dầu Mỏ Và Khí Thiên Nhiên
+ Tiết PPCT : 50 + Tuần : 25
+ Ngày soạn : 07 – 03 – 2007
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
+ Nắm được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí thiên nhiên.
+ Biết Crackinh là một phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.
+ Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số mỏ dầu, mỏ khí và tình hình khai thác dầu khí ở nước ta.
Kỉ năng:
+ Biết cách bảo quản và phòng tránh cháy, nổ, ô nhiểm môi trường khi sử dụng d
File đính kèm:
- Hoa 9_Tiet 41 den 50.doc