Bài giảng Luyện từ và câu lớp 5: Mở rộng vốn từ: Công dân

Bài tập 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ công dân?

a) Người làm việc trong cơ quan nhà nước.

b) Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.

c) Người lao động chân tay làm công ăn lương.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5558 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Luyện từ và câu lớp 5: Mở rộng vốn từ: Công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 13 tháng 1 năm 2014 Luyện từ và câu Bài tập 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ công dân? a) Người làm việc trong cơ quan nhà nước. b) Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước. c) Người lao động chân tay làm công ăn lương. Thứ hai ngày 13 tháng 1 năm 2014 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Công dân b) Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước. Thảo luận theo cặp 2 phút Bài tập 2. Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào nhóm thích hợp: Công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm. a) Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”. b) Công có nghĩa là “không thiên vị”. c) Công có nghĩa là “thợ, khéo tay”. Thứ hai ngày 13 tháng 1 năm 2014 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Công dân Thảo luận theo nhóm cố định 5 phút Thứ hai ngày 13 tháng 1 năm 2014 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Công dân Công là “của nhà nước, của chung’ Công là “không thiên vị” Công là “thợ, khéo tay” Công dân, công cộng, công chúng Công bằng, công lí, công minh, công tâm Công nhân, công nghiệp Bài tập 2. Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào nhóm thích hợp: Công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm. Bài tập 3. Tìm trong các từ cho dưới đây những từ nào đồng nghĩa với từ công dân: đồng bào, nhân dân, dân chúng, dân tộc, dân, nông dân, công chúng. *Những từ không đồng nghĩa với từ công dân: Đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng. Những từ đồng nghĩa với từ công dân là: nhân dân, dân chúng, dân. Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta… công dân, dân, nhân dân, dân chúng Bài tập 4. Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không? Vì sao? Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta… Thứ hai ngày 13 tháng 1 năm 2014 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Công dân Không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa với nó vì từ công dân có hàm ý “người dân của một nước độc lập”, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý của từ công dân ngược lại với từ nô lệ. Bài tập 4. Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không? Vì sao Thứ hai ngày 13 tháng 1 năm 2014 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Công dân Thứ hai ngày 13 tháng 1 năm 2014 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Công dân Từ chỉ người làm việc trong bệnh viện bắt đầu bằng chữ B 1 Từ chỉ người làm nghề dạy học là nữ giới Từ chỉ những người học trong các trường đại học, cao đẳng (bắt đầu bằng chữ S) Từ chỉ người làm nghề giữ gìn trật tự an ninh xã hội (bắt đầu bằng chữ C) Từ chỉ những người làm ra hạt gạo Từ đồng nghĩa với từ dân chúng (bắt đầu bằng chữ N) Từ chỉ những người thợ làm trong các nhà máy, xí nghiệp (bắt đầu bằng chữ C) 2 3 4 5 6 7 CÔNG DÂN

File đính kèm:

  • pptLTVC Mo rong von tu Cong dan CHUAN.ppt