MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm, điện tích, điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.
- Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.
- Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.
2. Kĩ năng
- Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm.
- Giải bài toán tương ứng tương tác tĩnh điện.
115 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 1: Tiết 1 : Điện tích- Định luật Cu - Lông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 09 / 08 / 2009 Ngày dạy 10 / 08 / 2009
Phần I: ĐIỆN HỌC – ĐIỆN TỪ HỌC
Chương I: ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG
Bài 1:
Tiết 1 : ĐIỆN TÍCH- ĐỊNH LUẬT CU - LÔNG
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Trình bày được khái niệm, điện tích, điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.
- Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.
- Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.
Kĩ năng
- Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm.
- Giải bài toán tương ứng tương tác tĩnh điện.
- Làm vật nhiễm điện do cọ xát.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện
- Xem SGK Vật lí 7 để biết học sinh đã học gì ở THCS
2. Học sinh
- Xem lại kiến thức về phần này đã học ở lớp 7
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định lớp ( 2’ ): Sĩ số
2. Bài mới ( 35’ )
Hoạt động1 : Ôn tập kiến thức về điện tích. ( 10’ )
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc mục I SGK và trả lời các câu hỏi của Giáo viên đưa ra.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Hoàn thành C1.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Yêu cầu hs đọc mục I SGK và trả lời các câu hỏi sau:
1. Làm sao để biết một vật có bị nhiễm điện hay không?
2. Điện tích là gì? Điện tích điểm là gì?
3. Có mấy loại điện tích? Các loại điện tích tương tác với nhau như thế nào?
- Chính xác hoá các câu trả lời của hs.
- Yêu cầu hs trả lời C1 SGK
- Giáo dục cho hs về vấn đề bảo vệ môi trường: Sơn tĩnh điện, máy lọc bụi.( em có biết bài 1, 5 )
Hoạt động 2 : Nghiên cứu lực tương tác giữa các điện tích trong chân không. Định luật Cu – Lông. ( 15’ )
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Chú ý, kết hợp SGK để tiếp thu.
- Làm việc theo sự hướng dẫn của GV để rút ra định luật Cu – Lông.
- Hoàn thành C2
- Đọc ĐL Cu – Lông SGK.
k = 9.109 N.m2/C2 là hằng số tĩnh điện.
- Tiếp thu, ghi nhớ
- Giới thiệu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cân xoắn.
- Hướng dẫn hs lập luận để đi đến kết luận như Cu – Lông.
- Yêu cầu hs hoàn thành C2
- Yêu cầu 1 hs đọc nội dung ĐL Cu – Lông.
- Nhắc lại ĐL Cu – Lông.
- Giới thiệu qua sự tương tự và sự khác nhau giữa ĐL Cu – Lông và ĐL vạn vật hấp dẫn của Niu - Tơn
Hoạt động 3 : Nghiên cứu lực tương tác giữa các điện tích trong chất điện môi. Ý nghĩa của hằng số điện môi. ( 10’ )
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tiếp thu, ghi nhớ.
Với chân không thì = 1.
- Kết hợp SGK trả lời câu hỏi.
- Hoàn thành C3.
- Đưa ra khái niệm chất điện môi.
- Đưa ra công thức của ĐL Cu – Lông áp dụng cho điện tích đặt trong chất điện môi.
? Nêu ý nghĩa của hằng số điện môi.
- Yêu cầu hs hoàn thành C3.
3. Củng cố và giao nhiệm vụ về nhà. ( 8’ )
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Làm các bài tập 5, 6 SGK
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
- Nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ trong bài.
- Yêu cầu hs làm các bài tập 5, 6 SGK tại lớp.
* Giao nhiệm vụ về nhà:
- Học bài và làm các bài tập SGK và SBT.
- Đọc phần “em có biết” và đọc trước bài 2 “ Thuyết Êlêctrôn. Định luật bảo toàn điện tích
Ngày soạn: 12 / 08 / 2009 Ngày day: 13 / 08 / 2009
Bài 2:
Tiết 2: THUYẾT ÊLẺCTON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
MỤC TIÊU
Kiến thức
- Trình bày được nội dung thuyết electron, nội dung định luật bảo tòan điện tích.
- Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện.
- Biết các cách làm nhiễm điện.
Kĩ năng
- Vận dụng thuyết electron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
- Giải bài tóan tương tác tĩnh điện đơn giản.
CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Xem SGK Vật lý 7 để biết HS đã học gì ở THCS.
- Giáo án, SGK, SGV và SBT.
2. Học sinh:
- Xem lại nội dung tương ứng trong SGK Vật lý 7
TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐÔNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học: Sĩ số.........................( 2’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Cá nhân suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Tiép thu, ghi nhớ
- Đặt câu hỏi và gọi hs trả lời:
? Có mấy loại điện tích? chúng tương tác với nhau như thế nào?
? Phát biểu nội dung và viết biểu thức của ĐL Cu-Lông?
? Khi đặt các điện tích trong chất điện môi thì lực tương tác giữa chúng sẽ tăng lên hay giảm đi so với khi đặt ngoài không khí? Viết biểu thức ĐL Cu-Lông cho các điện tích đặt trong chất điện môi?
- Nhận xét các câu trả lời của hs.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung thuyết electron (15’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc mục I. SGK và trả lời các câu hỏi của giáo viên:
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Hoàn thành C1: Vận dụng thuyết êlectron giải thích sự nhiễm điện của thanh thủy tinh cọ sát vào dạ.
- Yêu cầu hs đọc mục I. SGK và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nguyên tử được cấu tạo như thế nào về phương diện điện tích?
2. Bình thường nguyên tử tồn tại ở trạng thái nào? hãy so sánh số (e) và số (p) của một nguyên tử ở trạng thái đó.
3. Điều gì sẽ xảy ra nếu nguyên tử nhận thêm (e) hoặc mất bớt đi (e)? so sánh số (e) và số (p) trong một nguyên tử ở mỗi trạng thái đó?
4. Điện tích nguyên tố là gì? nó có giá trị bằng bao nhiêu?
- Chính xác hóa các câu trư lời của hs.
- Yêu cầu hs hoàn thành C1
Hoạt động 2: Giải thích một vài hiện tượng điện. ( 15’ )
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Hoàn thành C2: Vật dẫn điện là các vật mà ta có thể di chuyển các điện tích mà ta đưa vào từ điểm nọ đến điểm kia, Vật cách điện thì ......(ngược lại).
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Hoàn thành C3: Chân không là môi trường cách điện vì không có các điện tích tự do trong đó.
- Tiếp thu, ghi nhớ và kết hợp SGK để hoàn thành C4.
- Tiếp thu, ghi nhớ và kết hợp SGK để hoàn thành C5.
- Phân biệt cho hs chất dẫn điện và chất cách điện về mặt điện tích tự do
- Yêu cầu hs hoàn thành C2
- Chú ý: Sự phân biệt chất cách điện và chất dẫn điện chỉ là tương đối.
- Yêu cầu hs hoàn thành C3.
- Giới thiệu về hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc và hướng dẫn hs vận dụng thuyết (e) để giải thích hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc (C4).
- Giới thiệu về hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng và hướng dẫn hs vận dụng thuyết (e) để giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng (C5).
Hoạt động 3:Tìm hiểu nội dung định luật bảo tòan điện tích. (3’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm hệ vật cô lấp trong cơ học đã học ở lớp 10.
- Đưa ra khái niệm hệ cô lập về điện.
- Phát biểu nội dung ĐLBT điện tích và gọi hs nhắc lại.
4. Củng cố, vận dụng và giao bài tập về nhà. ( 5’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Làm các bài tập 5 SGK
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
- Nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ trong bài.
- Yêu cầu hs làm các bài tập 5 SGK tại lớp.
* Giao nhiệm vụ về nhà:
- Học bài và làm các bài tập SGK và SBT.
- Đọc trước bài 3 “ Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện”.
------------------------------o0o---------------------------
Ngày soạn: 16 / 08 / 2009 Ngày dạy: 17 / 08 / 2009
Bài 3:
Tiết 4 , 5: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG.
ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Trình bày được khái niệm điện trường, điện trường đều.
- Phát biểu được định nghĩa của cường độ điện trường và nêu được đặc điểm của vectơ cường độ điện trường.
- Biết cách tổng hợp các vectơ cường độ điện trường thành phần tại mỗi điểm.
- Nêu được các đặc điểm của đường sức điện do các điện tích điểm gây ra và của điện trường đều.
Kĩ năng
- Xác định phương chiều của vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm do điện tích điểm gây ra.
- Vận dụng quy tắc hình bình hành xác định hướng của vectơ cường độ điện trường tổng hợp.
- Giải các bài tập về điện trường.
CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT
- Có thể chuẩn bị các hình vẽ về hình dạng của đường sức điện trên khổ giấy to hay sử dụng máy chiếu.
2. Học sinh
- Ôn lại các kiến thức về ĐL Cu-Lông, tổng hợp lực và khái niệm trọng trường.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định tổ chức: Sĩ số( 3’)
2. Kiểm tra bài cũ ( 7’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Cá nhân suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Đặt câu hỏi và gọi hs trả lời.
1. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào về phương diện điện?
2. Nêu nội dung cơ bản của thuyết êlectron. Vận dụng thuyết để giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng?
- Nhận xét các câu trả lời của hs.
3. Bài mới
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về điện trường. ( 10’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nhắc lại khái niệm trọng trường theo yêu cầu.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Muốn biết một nơi có tồn tại điện trường hay không ta dùng điện tích thử...
- Tiếp thu, ghi nhớ
- Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm trọng trường.
- Từ khái niệm trọng trường, dẫn dắt hs để đi đến khái niệm điện trường.
? Làm thế nào để biết một nơi có tồn tại điện trường hay không?
- Chú ý: Điện tích không chịu tác dụng của điện trường do chính mình gây ra.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cường độ điện trường, nguyên lí chồng chất điện trường. (30’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Chú ý, suy nghĩ, nhận thức vấn đề
- Từ công thức trên, vì lực tác dụng F là đại lượng vectơ và q là đại lượng vô hướng nên cường độ điện trường cũng là đại lượng vectơ.
- cùng chiều nếu q >0 và ngược lại.
- Hoàn thành C1 SGK.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
+ Trong chân không:
+ Trong môi trường điện môi đồng chất
- Chỉ phụ thuộc vào độ lớn điện tích gây ra điện trường, vào vị trí của điểm đang xét và môi trường xung quanh điện tích mà không phụ thuộc vào điện tích thử q.
-
- Lập luận cho hs thấy sự cần thiết phải xây dựng một đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường và gọi là cường độ điện trường.
- Dẫn dắt hs để đi đến định nghĩa và công thức tính cường độ điện trường:
Trong đó q là điện tích thử đặt trong điện trường.
? Từ công thức trên em hãy cho biết cường độ điện trường là đại lượng vô hướng hay đại lượng véctơ? vì sao?
- Cường độ điện trường E là đaịo lượng vectơ được xác định theo CT:
? Hãy cho biết chiều của so với ?
- Yêu cầu hs hoàn thành C1.
- Đơn vị đo cường độ điện trường là
(Vôn/mét) kí hiệu là (v/m)
? Từ công thức hãy viết công thức tính cường độ điện trường gây ra bởi một điện tích điểm Q tại một điểm cách Q một khoảng r trong 2 trường hợp: Q đặt trong chân không và trong môi trường điện môi đồng chất?
? Hãy cho biết cường độ điện trường tại một điểm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
? Nếu tại một điểm có nhiều điện trường do nhiều điện tích gây ra thì điện trường tại điểm đó được tình như thế nào?
- Đây là nguyên lí chồng chất điện trường.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đường sức điện trường. Điện trường đều. (25’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- quan sát điện phổ và nhận thức vấn đề.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Quan sát, ghi nhớ
- Đọc mục III.4 và kết hợp SGK để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Hoàn thành C2 SGK.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Giới thiệu cho hs quan sát điện phổ hình 3.5 trong đó các mạt cưa sắp xép theo các đường, đây chính là các đường sức điện. Tại mối điểm trên đường này thì véc tơ có giá trùng với tiếp tuyến của đường tại điểm đó.
- Đưa ra định nghĩa đường sức điện.
- Giới thiệu hình dạng đường sức điện của một số điện trường như hình 3.6 đến 3.9.
- Yêu cầu hs đọc mục III.4 và cho biết:
1. Các đường sức điện có đặc điểm gì?
2. Người ta quy ước vẽ đường sức như thế nào?
- Yêu cầu hs hoàn thành C2.
- Giới thiệu khái niệm và đặc điểm của điện trường đều.
4. Củng cố, vận dụng và giao nhiệm vụ về nhà. ( 15’ )
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Làm các bài tập 9, 10 ,11 SGK.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
- Nhắc lại các kiến thức cơ bản cần ghi nhớ trong bài.
- Yêu cầu hs làm các bài tập 9, 10 ,11 SGK.
- Yêu cầu hs về làm các bài tập còn lại trong SGK, SBT và đọc trước bài 4 “Công của lực điện”.
Ngày soạn: 23 / 08 / 2009 Ngày dạy: 24 / 08 / 2009
Tiết 5: bài tập
I. Mục tiêu
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
2. Học sinh:
III . tiến trình bài dạy :
1. ổn định tổ chức lớp. Sĩ số(2’)
2. Kiểm tra bài cũ. ( 7’)
- Nêu định nghĩa đường sức điện, vẽ dạng đường sức gây ra bởi một điện tích điểm.
- Nêu các đặc điểm của đường sức điện, thế nào là điện trường đều, nêu đặc điểm dạng đương sức.
3. Ôn tập ( 32’)
Hoạt đông của Giáo Viên
Hoạt đông của học sinh
Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết (12’)
- Nêu câu hỏi tự luận giúp học sinh ôn lại lí thuyết.
- yêu cầu học sinh viết các công thức đã học từ đầu chương I.
- Trả lời các câu hỏi tự luận.
- Viết ra giấy nháp các công thức đã học từ đầu chương I
Hoạt động 2: Làm bài tập ôn tập (20’
Bài tập 1:
Đề bài:Có 2 điện tích điểm q1= 3.10-6C
Và q2= -3.10-6C đặt tại 2 điểm A và B cách nhau 12 cm. Đặt 1 điện tích điểm q = q1 trên đường trung trực của AB và cách AB 8 cm. Cả hệ đặt trong chân không. Tính lực điện tổng hợp tác dung lên điện tích q?
* Hướng dẫn:
+ Tính lực do q1 tác dụng lên q.
Giải:
Vẽ hình:
+ Từ hình vẽ ta có:
r1 = r2 = = 10 cm = 0,1 m
- Độ lớn các lực t/d từ q1 và q2 lên q là:
F1 = F2 = 9.109. = 8,1 N.
- Độ lớn của lực tổng hợp là:
F = 2F1.cos = 2F1 = 9,72 N.
+ Tính lực do q2 tác dụng lên q
+ Tổng hợp lực theo quy tác HBH.
+ Dựa vào hình vẽ tính độ lớn của lực tác dụng tổng hợp tác dụng lên q.
Bài tập 12: SGK (21)
Hướng dẫn:
- Tại một điểm xung quanh q1 và q2 có tồn tại mấy điện trường?
- Điện trường tổng hợp ở điểm đó được tính như thế nào?
- Điện trường tổng hợp tai đó bằng không thì điều kiện của các vectơ cường độ điện trường thành phần là gì?
- Biện luận vị trí điểm cần tìm theo điều kiện đó.
- Dựa vào hình vẽ để XĐ vị trí điểm đó
Bài tập 12: SGK (21)
Giải:
Gọi điểm cần tìm là M.
NX:
Tại M có 2 điện trường do q1 và q2 gây ra. do đó cường độ điện trường tổng hợp tai M là:
cường độ điện trường tại M bằng không thì . tức là 2 vectơ này phải cùng phương, ngược hướng và cùng độ lớn.
- Để chúng cùng phương thì M phải nằm trên đường thẳng nối hai điện tích.
- Để chúng ngược hướng thì M phải nằm ngoài đoạn AB.
- vì nên để E1 = E2 thì r2 > r1 tức là M phải nằm gần q1 hơn.
Kết hợp 3 điều kiện và dựa vào hình vẽ ta có: r2 = r1 + 0,1.
- Ta có: E1 = E2
Giải PT trên ta được:
r1 = 64,6 cm.
4. Giao bài tập về nhà: ( 3’ )
- Làm các bài tập còn lại trong SGK và SBT.
- Đọc trước bài 4 “ Công của lực điện”
Ngày soạn: 26/08/2009 Ngày dạy: 27/ 08/2009
Bài 4:
Tiết 6: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm lực tác dụng lên điện tích trong điện trường đều.
- Lập được biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều.
- Phát biểu được đặc điểm của công dịch chuyển điện tích trong điện trường bất kì.
- Trình bày được khái niệm, biểu thức, đặc điểm của thế năng của điện tích trong điện trường, quan hệ giữa công của lực điện trường và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.
2. Kĩ năng
- Biết cách giải bài toán tính công của lực điện trường và thế năng điện trường.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, thước kẻ.
Học sinh
- Đọc SGK lớp 10 để ôn tập về công, thế năng trọng trường và liên hệ giữa công của trọng lực và độ giảm thế năng.
III . tiến trình bài dạy :
1. ổn định tổ chức lớp: Sĩ số( 3’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( kết hợp dạy bài mới )
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Xây dựng biểu thức tính công của lực điện trường. ( 20’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Công thức trên chỉ đúng khi lực không đổi và s là đường thẳng.
- Ta có: vì và q không đổi nên cũng không đổi.
KL: Lực tác dụng lên 1 điện tích dặt trong điện trường đều là lực không đổi có độ lớn:
-
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Tính công của lực điện theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Kết luận: ( SGK )
- hoàn thành C1
- hoàn thành C2.
? Hãy viết công thức tính công của một lực t/d lên một vật và làm vật dịch chuyển một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc ? Công thức đó chỉ được áp dụng khi nào?
? Điện trường đều là gì?Nếu đặt một điện tích trong điện trường đều thì lực điện tác dụng lên nó có thay đổi không?
- Xét một điện tích dương q đặt trong điện trường đều và dịch chuyển 1 đoạn MN = s như hình 4.2 SGK.
? Hãy viết công thức tính công của lực điện khi làm dịch chuyển điện tích đó.
- Gọi H là hình chiếu của N trên đường sức đi qua M ta có: = d.
Khi đó ta viết lại: A = F.d = qEd.
* Chú Ý: Quy ước dấu của d.
+ q > 0 nếu hình chiếu quãng đường s đi từ điểm đầu đến điểm cuối cùng chiều đường sức điện trường (và ngược lại).
- Hướng dẫn hs tính công của lực điện khi điện tích q đi theo đường gấp khúc MPN như hình 4.2 SGK. và rút ra kết luận.
- Yêu cầu hs hoàn thành C1.
- Công thức trên được xây dựng cho điện tích dương đặt trong điện trường đều nhưng vẫn đúng cho cả trường hợp điện tích âm và điện trường không đều.
- Yêu cầu hs hoàn thành C2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thế năng của một điện tích trong điện trường. ( 15’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nhớ lại kiến thức lớp 10 và trả lời câu hỏi.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Kết hợp SGK và sự hướng dẫn của giáo viên để tìm mối liên hệ giữa công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích đặt trong điện trường.
- Hoàn thành C3.
? Hãy nhắc lại khái niệm thế năng của một vật đặt trong trọng trường?
- Đưa ra khái niệm và công thức tính thế năng của một điện tích q đặt trong điện trường đều và không đều.
- Vì F tỉ lệ với q mà công A lại tỉ lệ với F nên A và do đó thế năng sẽ tỉ lệ với q
là một hằng số không phụ thuộc vào q mà chỉ phụ thuộc vị trí điểm M trong điện trường.
- Hướng dẫn hs tìm mối liên hệ giữa công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích đặt trong điện trường.
- Yêu cầu hs hoàn thành C3.
4. Củng cố, vận dụng và giao bài tập về nhà. ( 7’ )
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Làm bài tập 4 SGK
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
- Nhắc lại những kiến thức cơ bản cần ghi nhơ trong bài học.
- Yêu cầu hs làm bài tập 4 SGK
* Giao bài tập về nhà:
- Học bài và làm các bài tập trong SGK và SBT.
- Đọc trước bài 5: “ Điện thế, hiệu điện thế”
Ngày soạn: 30/ 08/2009 Ngày dạy: 31 / 09 / 2009
Tiết 7 : ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ
I.MỤC TIÊU
Kiến thức
- Trình bày được ý nghĩa, định nghĩa, đơn vị, đặc điểm của điện thế và hiệu điện thế.
- Nêu được mối liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường.
- Biết cấu tạo của tĩnh điện kế.
Kĩ năng.
- Giải bài toán tính điện thế và hiệu điện thế.
- So sánh được các vị trí có điện thế cao và điện thế thấp trong điện trường.
II.CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Đọc SGK Vật lý 7 để biết HS đã có kiến thức gì về hiệu điện thế.
Học sinh
- Đọc lại SGK vật lý 7 và vật lý 9 về hiệu điện thế.
III . tiến trình bài dạy :
1. ổn định tổ chức lớp.Sĩ số...............................(2’)
2. Kiểm tra bài cũ. ( 7’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
- Cá nhân nhận xét câu trả lời của bạn.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Đặt câu hỏi và gọi hs trả lời
- Gọi hs nhận xét câu trả lời của bạn
- Nhận xét câu trả lời của hs và cho điểm.
3. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (13 phút): Tìm hiểu về điện thế
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nhớ lại kiến thức cũ và viết: WM = VM.q
Trong đó VM là một hằng số không phụ thuộc q mà chỉ phụ thuộc vị trí điểm M.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Kết hợp SGK nhắc lại ĐN điện thế.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Kết hợp SGK nêu các đặc điểm của điện thế.
- Hoàn thành C1 theo yêu cầu.
- Yêu cầu hs viết lại công thức liên hệ giữa thế năng WM và điện tích q.
- Với 1 điện tích q, nếu tại M có điện trường càng lớn thì WM càng lớn và VM càng lớn. Như vậy đại lượng VM đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng và gọi là điện thế tại M.
- Gọi hs nhắc lại ĐN điện thế trong SGK.
- Đơn vị của điện thế và vôn (V)
- Yêu cầu hs nêu các đặc điểm của điện thế
-Yêu cầu hs hoàn thành C1.
Hoạt động 2(15 phút): Tìm hiểu về hiệu điện thế.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Tìm công thức tính và ý nghĩa của HĐT dưới sự hướng dẫn của GV.
- Kết hợp SGK nêu định nghĩa hiệu điện thế.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Tìm công thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường dưới sự hướng dẫn của GV.
- Đưa ra khái niệm hiệu điện thế.
- Dẫn dắt hs tìm công thức tính và ý nghĩa của hiệu điện thế.
- Yêu cầu hs nhắc lại định nghĩa HĐT trong SGK.
- Đơn vị của HĐT cũng là (V)
- Giới thiệu dụng cụ đo hiệu điện thế.
- Hướng dẫn hs tìm công thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường.
4. Củng cố, vận dụng và giao bài tập về nhà. ( 8’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Làm các bài tập 5 , 6 SGK
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
- Nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ trong bài.
- Yêu cầu hs làm các bài tập 5 , 6 SGK
* Giao nhiệm vụ vế nhà:
- Học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK và SBT.
- Chuẩn bị bài tập để giờ sau chữa.
-----------------------------o0o-----------------------------
Ngày soạn: 30/ 08/2009 Ngày dạy: 03 / 09 / 2009
Tiết 8: bài tập
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về điện thế, hiệu điện thế.
- Giúp học sinh phát triển tư duy lô gich.
- Rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích, tổng hợp.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tính toán.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị các dạng bài tập phù hợp với đối tượng học sinh về phần điện thế, hiệu điện thế.
- Chuẩn bị lí thuyết về phương pháp giải các dạng bài tập tương ứng.
2. Học sinh:
- Học thuộc lí thuyết của bài trước.
- Làm các bài tập về nhà.
III . tiến trình bài dạy :
1. ổn định tổ chức lớp. Sĩ số..( 2’)
2. Kiểm tra bài cũ. Lồng ghép.
3. Làm bài tập ( 40’)
Hoạt đông của Giáo Viên
Hoạt đông của học sinh
Hoạt động1: Củng cố lí thuyết điện thế, hiệu điện thế.
- Nêu câu hỏi tự luận giúp học sinh ôn lại lí thuyết.
- yêu cầu học sinh viết các công thức của bài trước.
- Trả lời các câu hỏi tự luận.
- Viết ra giấy nháp các công thức của bài trước.
Hoạt động1: Củng cố lí thuyết điện thế, hiệu điện thế.
- Nêu câu hỏi tự luận giúp học sinh ôn lại lí thuyết.
- yêu cầu học sinh viết các công thức của bài trước.
- Trả lời các câu hỏi tự luận.
- Viết ra giấy nháp các công thức của bài trước.
Hoạt động1: Củng cố lí thuyết điện thế, hiệu điện thế.
- Nêu câu hỏi tự luận giúp học sinh ôn lại lí thuyết.
- yêu cầu học sinh viết các công thức của bài trước.
- Trả lời các câu hỏi tự luận.
- Viết ra giấy nháp các công thức của bài trước.
Hoạt động1: Củng cố lí thuyết điện thế, hiệu điện thế.
- êu câu hỏi tự luận giúp học sinh ôn lại lí thuyết.
- yêu cầu học sinh viết các công thức của bài trước.
- Trả lời các câu hỏi tự luận.
- Viết ra giấy nháp các công thức của bài trước.
Hoạt động1: Củng cố lí thuyết điện thế, hiệu điện thế.
- Nêu câu hỏi tự luận giúp học sinh ôn lại lí thuyết.
- yêu cầu học sinh viết các công thức của bài trước.
- Trả lời các câu hỏi tự luận.
- Viết ra giấy nháp các công thức của bài trước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu dạng bài tập cho trước q, A xác định U (bài tập 6/trang 29 sách giáo khoa)
- Nêu bài tập:
- yêu cầu học sinh đọc đề, phân tích đề, thảo luận nhóm tìm phương pháp giải.
- Gọi học sinh trình bày bài giải.
- Gọi học sinh nhận xét bài giải của bạn.
- Đưa ra nhận xét, đánh giá cuối cùng.
- Đọc đề bài tập.
- Tóm tắt đề bài.
- Thảo luận nhóm tìm phương pháp giải.
- Trình bày bài giải.
- Nhận xét bài giả của bạn
- Nghe nhận xét đánh giá cuối cùng của giáo viên.
Hoạt động 3: Tìm hiểu dạng bài tập xác định điện thế tại một điểm trong khoảng giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu(BT 8/tr.29 SGK).
- Nêu bài tập:
- yêu cầu học sinh đọc đề, phân tích đề, thảo luận nhóm tìm phương pháp giải.
- Gọi học sinh trình bày bài giải.
- Gọi học sinh nhận xét bài giải của bạn.
- Đưa ra nhận xét, đánh giá cuối cùng.
- Đọc đề bài tập.
- Tóm tắt đề bài.
- Thảo luận nhóm tìm phương pháp giải.
- Trình bày bài giải.
- Nhận xét bài giả của bạn
- Nghe nhận xét đánh giá cuối cùng của giáo viên.
4. Giao bài tập về nhà: (3’)
- Làm các bài tập còn lại trong SGK và SBT.
- Đọc trước bài 6 “Tụ điện”
Ngày soạn: 06/ 09/2009 Ngày dạy: 07/ 09/ 2009
Tiết 9:
TỤ ĐIỆN
MỤC TIÊU
Kiến thức
Trình bày được cấu tạo của tụ điện, cách tính điện cho tụ.
Nêu rõ ý nghĩa, biểu thức, đơn vị của điện dung.
Viết được biểu thức tính năng lượng điện trường của tụ điện và giải thích được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức.
Kĩ năng
Nhận ra một số loại tụ điện trong thực tế.
Giải bài tập tụ điện.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Một số loại tụ điện thực tế, đặc biệt là tụ xoay trong máy thu thanh.
Học sinh
- Chuẩn bị bài mới.
- Sưu tầm các linh kiện điện tử.
III . tiến trình bài dạy :
1. ổn định tổ chức lớp.Sĩ số( 3’)
2. Kiểm tra bài cũ. (7’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Cá nhân lên bảng viết các công thức theo yêu cầu.
- Yêu cầu hs lên bẳng viết tất cả các công thức đã học trong chương I.
3. Giảng bài mới ( 28’) ( Sử dụng máy chiếu )
Hoạt động 1:Tìm hiểu về cấu tạo của tụ điện và cách tích điện cho tụ. (10’)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc SGK mục I SGK,
File đính kèm:
- GA 11CB.doc