I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
2. Kĩ năng: Thực hiện các thao tác thành thạo với những tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
II. CHUẨN BỊ
GV:
+ Nghiên cứu SGK và SGV.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2710 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật (tiết 11), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết PPCT: 1
Ngày soạn:../../2009
Ngày dạy:./. đến../../2009
MƠN: CƠNG NGHỆ 11
Thời gian bài giảng: 45 phút
Chương 1: VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ
Bài 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
MỤC TIÊU
Kiến thức: Học sinh hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
Kĩ năng: Thực hiện các thao tác thành thạo với những tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
Thái độ: Có ý thức trong việc thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
CHUẨN BỊ
GV:
+ Nghiên cứu SGK và SGV.
+ Đọc các Tiêu chuẩn Việt Nam và các Tiêu chuẩn Quốc tế về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
+ Tranh vẽ các hình: 1.3, 1.4, và 1.5 SGK.
HS: Ôn tập phần vẽ kĩ thuật ở lớp 8.
CÁC BƯỚC LÊN LỚP
Ổn định: ổn định tổ chức lớp. (1 phút)
Kiểm tra: Giới thiệu mục đích, yêu cầu của bộ môn công nghệ lớp 11. (2 phút)
Giảng bài mới:
Giới thiệu bài mới: (2 phút )
Các em biết khơng? Vẽ kĩ thuật đĩng vai trị hết sức quan trong trong một số ngành nghề như điện – điện tử, cơng nghệ chế tạo máy, xây dựngvà nĩ được xem là cơng cụ giúp cho các ngành này phát triển. Nên trong phần đầu của HK1 ta tìm hiểu về vẽ kĩ thuật trong cơ khí và trong xây dựng. Trước hết ta tìm hiểu về các Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.
Nội dung bài mới: (35 phút )
TG
Nội dung cơ bản
Hoạt động thầy và trò
5ph
5ph
5ph
5ph
10ph
I . KHỔ GIẤY
- TCVN quy định khổ giấy của các bản vẽ kĩ thuật, gồm các khổ giấy chính: A0, A1, A2, A3, A4 (bảng 1.1 SGK)
- Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ giấy A0.
- Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và khung tên (H1.2)
II . TỈ LỆ
- Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn và kích thước thực tương ứng trên vật thể đó.
- Có ba loại tỉ lệ: thu nhỏ, nguyên hình, phóng to.
III . NÉT VẼ
1 . Các loại nét vẽ: nét liền đậm, nét liền mảnh, nét lượn sóng, nét đứt mảnh, nét gạch chấm mảnh. (bảng 1.2 SGK)
2 . Chiều rộng của nét vẽ: nét đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.
IV . CHỮ VIẾT
1 . Khổ chữ: khổ chữ (h) được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ sau: 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20mm. chiều rộng (d) của nét chữ thường lấy bằng .
2 . Kiểu chữ: (hình 1.4)
V . GHI KÍCH THƯỚC
1 . Đường kích thước: được vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước, ở đầu mút đường kích thước có vẽ mũi tên (hình 1.5).
2 . Đường gióng kích thước: được vẽ bằng nét liền mảnh, thường kẻ vuông góc và vượt quá đường kích thước khoảng 24mm.
3 . Chữ số kích thước: là trị số kích thước thực, không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ và thường được ghi trên đường kích thước.
-Kích thước độ dài dùng đơn vị mm, trên bản vẽ không ghi đơn vị đo (hình 1.6 SGK), nếu dùng đơn vị độ dài khác mm thì phải ghi rõ đơn vị đo.
-Kích thước góc dùng đơn vị đo là độ, phút, giây. (cách ghi như hình 1.7 SGK).
4 . Kí hiệu Ø, R: trước con số kích thước đường kính của đường tròn ghi kí hiệu Ø và bán kính của cung tròn ghi kí hiệu R. (hình 1.5).
HĐ 1: Tìm hiểu ý nghĩa của tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
GV: Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật?
HS: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV: Bản vẽ kĩ thuật được xây dựng trên quy tắc nào?
HS: Trả lời câu hỏi.
HĐ 2: Giới thiệu khổ giấy.
GV: Vì sao bản vẽ phải vẽ trên các khổ giấy nhất định?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Việc quy định khổ giấy có liên quan gì đến các thiết bị sản xuất và in ấn?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Kết luận: Quy định khổ giấy để thống nhất quản lí và tiết kiệm trong sản xuất.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và bảng 1.1
HS: Quan sát hình vẽ và bảng 1.1 trong SGK.
GV: Các khổ giấy có mối quan hệ không? Cách chia các khổ giấy đó như thế nào? (Gợi ý: chia từ khổ giấy A0).
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Trình bày cách chia khổ giấy A0 có diện tích 1m2 thành các khổ giấy chính.
HĐ 3: Giới thiệu tỉ lệ
GV: Thế nào là tỉ lệ của bản vẽ?
HS: Dựa vào kiến thức về toán học và đọc các bản đồ địa lí để trả lời câu hỏi.
GV: Đưa ra kết luận và yêu cầu HS đọc phần tỉ lệ theo TCVN 7286 : 2003 ( ISO 5455 : 1971) trong SGK.
HĐ 4: Giới thiệu nét vẽ
GV: Yêu cầu HS xem bảng 1.2 và hình vẽ phóng to 1.3 trên bảng.
HS: Quan sát hình vẽ 1.3 và bảng 1.2 trong SGK.
GV: Các nét liền đậm, liền mảnh, nét đứt, nét gạch chấm mảnh biểu diễn các đường gì của vật thể?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Yêu cầu HS quan sát dãy quy định bề rộng nét vẽ.
GV: Việc quy định bề rộng của nét vẽ có liên quan gì đến bút vẽ?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Quy định bề rộng nét vẽ để tạo thuận lợi cho việc chế tạo và sử dụng bút vẽ.
GV: Trình bày cách vẽ các loại nét vẽ như SGK.
HĐ 5: Giới thiệu chữ viết
GV: Trên bản vẽ kĩ thuật, ngoài các hình vẽ còn có phần chữ để ghi các kích thước, kí hiệu, các chú thích cần thiết. Vậy yêu cầu chữ viết trên bản vẽ kĩ thuật như thế nào?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Chữ viết được quy định theo TCVN 7284 – 2 : 2003 (ISO 3092 – 2 : 2000).
GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 3.4 và có nhận xét gì về kiểu dáng, cấu tạo và kích thước các phần tử của chữ.
HS: Quan sát hình vẽ và đưa ra nhận xét.
HĐ 6: Giới thiệu cách ghi kích thước
GV: Tại sao phải ghi kích thước của các hình vẽ?
GV: Việc ghi sai kích thước hoặc gây nhầm lẫn cho người đọc thì sẽ như thế nào?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Trình bày các quy định về ghi kích thước.
HS: Theo dõi và ghi chép.
GV: Chiều của chữ số kích thước trong trường hợp đường kích thước có chiều nghiêng khác nhau được viết như thế nào?
GV: Yêu cầu HS nhận xét một số kích thước ghi ở hình 1.6 và 1.7 SGK.
HS: Đưa ra nhận xét.
Đánh giá. ( 3 phút )
GV: Vì sao bản vẽ kĩ thuật phải được lập theo các tiêu chuẩn?
GV: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật gồm những tiêu chuẩn nào?
Dặn dị: ( 2 phút )
+ Trả lời các câu hỏi từ 1 đếùn 5 trang 10 SGK.
+ Làm bài tập 1 và 2 trang 10 SGK.
+Đọc và soạn trước bài 2-Hình chiếu vuông góc.
File đính kèm:
- Tuan01-bai 01Tieu chuan trinh bay ban ve ki thuat.doc