/ Mục đích yêu cầu.
Sau bài học này học sinh sẽ:
Hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật.
B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.
+ Giáo án.
+Đề cương bài giảng.
+Tranh vẽ phóng to các hình 1.3, 1.4 và 1.5 SGK.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 1 Số giờ đã giảng: 0
Thực hiện ngày 24 tháng 8 năm 2009
.
Bài 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT.
A/ Mục đích yêu cầu.
Sau bài học này học sinh sẽ:
Hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật.
B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.
+ Giáo án.
+Đề cương bài giảng.
+Tranh vẽ phóng to các hình 1.3, 1.4 và 1.5 SGK.
C/Các bước lên lớp.
I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp.
II/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 0 phút
III/.Giảng bài mới. Thời gian: 37phút
1/. Giới thiệu bài mới. Thời gian: 1 phút
Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện thông tin dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật và đã trở thành “ ngôn ngữ “ chung dùng trong kỹ thuật. Vì vậy nó phải được xây dựng theo quy tấc thống nhất được quy định trong các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật.
2/.Trình bày bài mới. Thời gian: 36 phút
Nội dung
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
I./ Khổ giấy.
II./ Tỷ lệ.
III./ Nét vẽ.
1./ Các loại nét vẽ.
2./ Chiều rộng nét vẽ.
IV./ Chữ viết.
1./ Khổ chữ.
2./ Kiểu chữ.
V./ Ghi kích thước.
1./ Đường kích thước.
2./ Đường gióng kích thước.
3./ Chữ số kích thước.
4./ Kí hiệu F, R.
7
5
7
3
4
6
3
3
11
4
3
2
2
- GV đặt câu hỏi:
+ Vì sao các bản vẽ phải vẽ theo các khổ giấy nhất định?
+ Việc quy định các khổ giấy có liên quan gì đến các thiết bị sản xuất và in ấn?
- Gọi một học sinh trả lời và một số học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Nhận xét, tổng hợp câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận: Quy định khổ giấy để thốnh nhất quản lý và tiết kiệm trong sản xuất.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1 và bảng 1.1 SGK và đặt câu hỏi?
- Cách chia khổ giấy A1, A2, A3, và A4 từ khổ giấy A0 như thế nào?
- Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của học sinh và giới thiệu cách chia khổ giấy A0 thành các khổ giấy chính.
- GV đặt câu hỏi: Thế nào là tỷ lệ của bản vẽ?
- Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét và KL: Tỷ lệ là tỷ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng trên vật thể đó.
+ Tỷ lệ thu nhỏ: 1:2, 1:5, 1:10.
+ Tỷ lệ nguyên hình: 1:1.
+Tỷ lệ phóng to: 2:1, 5:1, 10:1.
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem bảng 1.2 và hình 1.3 SGK sau đó đặt câu hỏi.
+ Các nét liền đậm, liền mảnh, nét đứt, nét gạch chấm mảnh biểu diễn các đường gì của vật thể?
- Gọi học sinh trả lời.
-Nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra KL theo cột 3 báng 1.2 SGK.
+ Việc quy định chiều rộng nét vẽ có liên quan gì đến bút vẽ?
- Gọi học sinh trả lời.
-Nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra KL: Quy định chiều rộng các nét vẽ để tạo thuận lợi cho việc chế tạo và sử dụng bút vẽ.
Trên bản vẽ kỹ thuật ngoài hình vẽ còn có phần chữ để ghi kích thước, ghi các ký hiệu, các chú thích cần thiết khác?
Khổ chữ h được xá định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm.
chiều rộng d của nét chữ thường lấy bằng 1/10h.
Trên bản vẽ kỹ thụât thường dùng kiểu chữ đứng như hình 1.4.
- Hướng dẫn học sinh cách viết chữ đúng tiêu chuẩn.
- Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh song song với phần tử được ghi kích thước. Ở đầu mút đường kích thước có vẽ mũi tên (BV cơ khí), dùng gạch chéo( BV xây dựng).
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ đường kích thước, mũi tên.
- Đường gióng kích thước thường vẽ bằng nét liền mảnh, thường kẻ vuông góc với đường kích thước và vượt quá đường kích thước khoảng 2¸4 mm.
- Chữ số kích thước chỉ trị số kích thước thực, không phụ thuộc vào tỷ lệ bản vẽ và thường ghi trên đường kích thước.
- GV yêu cầu hs nói rõ chiều chữ số KT trong các trường hợp đường kích thước có chiều nghiêng khác nhau và nhận xét một số kích thước ghi ở hình 1.6 SGK.
- Trước con số kích thước đường kính của đường tròn ghi F, trước bán kính của đường tròin ghi R.
- Chú ý câu hỏi của giáo viên.
- Suy nghĩ để trả lời các câu hỏi.
- Một học sinh trả lời và một số học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Chú ý các nhận xét của giáo viên.
- Học sinh quan sát hình 1.1 và bảng 1.1 SGK theo yêu cầu của GV.
- Chú ý câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh dựa vào hướng dẫn trong hình 1.1 để trả lời.
- Chú ý nghe giảng.
- Chú ý câu hỏi của giáo viên.
- Dựa vào khái niện về tỷ lệ đã được học trong toán học và địa lý để trả lời câu hỏi.
- Chú ý nghe giảng và nắm được một số tỷ lệ phóng to, thu nhỏ thường gặp để áp dụng.
- HS xem bảng 1.2 và H1.3 SGK theo yêu cầu của GV.
- Chú ý câu hỏi của giáo viên, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời câu hỏi
- Chú ý các nhận xét của giáo viên.
- Chú ý câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Chú ý các nhận xét và kết luận của giáo viên.
Chú ý nghe giảng
- Nắm được các kích thước tiêu chuẩn của khổ chữ.
- Chú ý nghe giảng.
- Tập viết chữ theo tiêu chuẩn theo hướng dẫn của giáo viên.
- Chú ý nghe giảng để nắm được đặc điểm của đường kích thước.
- Tập vẽ đường KT theo HD của GV.
- Chú ý nghe giảng để nắm được đặc điểm của đường gióng kích thước.
- Chú ý nghe giảng để nắm được đặc điểm của chữ số kích thước.
- Nắm được chiều của chữ số kích thước trong các trường hợp đường kích thước có chiều nghiêng khác nhau.
- Chú ý cách ghi kích thước đường kính và bán kính của đường tròn.
3/.Áp dụng. Thời gian: 4 phút
Vận dụng kiến thúc đã học để làm bài tập 1, bài tập 2, trong SGK
Gọi học sinh lên bảng làm bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh và cho điểm.
IV/.Củng cố bài mới. Thời gian: 3 phút
Giáo viên đặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài để đánh giá sự tiếp thu của học sinh đối với baì giảng.
+ Vì sao bản vẽ kỹ thuật cần phải lập theo các tiêu chuẩn?.
+ Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật gồm những tiêu chuẩn nào?
Gọi một học sinh trả lời và một số học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Nhận xét các câu trả lời và cho điểm.
V/.Giao bài.
Học sinh về nhà đọc phần thông tin bổ sung và đọc trước nội dung bài 2 SGK.
VI/. Tự rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng bộ môn Giáo viên
Trần Thị Lý Phùng Thị Tin
File đính kèm:
- CONG NGHE 11 Tiet 1.doc