Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 1: Vai trò của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức: Qua bài dạy GV phải làm cho HS:

 - Biết được tầm quan trọng của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và trong đời sống.

 - Biết được triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điển tử trong sản xuất và đời sống.

 2. Kĩ năng: Lập luận, liên hệ thực tế.

 3. Giáo dục: Giáo dục tính thẩm mỹ, có sự quan tâm đến ngành kĩ thuât điện tử

B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

 1. Nội dung:

 - Nghiên cứu bài 1 SGK.

 - Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài giảng.

 

doc65 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 1: Vai trò của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN: ......../......../20........ TUẦN: 01 TIẾT PHÂN PHỐI: 01 TÊN BÀI DẠY: PHẦN I. KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ Bài 1. VAI TRÒ CỦA KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Qua bài dạy GV phải làm cho HS: - Biết được tầm quan trọng của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và trong đời sống. - Biết được triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điển tử trong sản xuất và đời sống. 2. Kĩ năng: Lập luận, liên hệ thực tế. 3. Giáo dục: Giáo dục tính thẩm mỹ, có sự quan tâm đến ngành kĩ thuât điện tử B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY: 1. Nội dung: - Nghiên cứu bài 1 SGK. - Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài giảng. 2. Đồ dùng dạy học: - Một số thiết bị điện tử thông dụng (nếu có). - Sử dụng công nghệ thông tin nếu có. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: I. Kiến thức trọng tâm: Tổng quan về ngành kĩ thuật điện tử. Nhấn mạnh tầm quan trọng của kĩ thuật điện tử đối với sản xuất, đời sống và tương lai phát triển của ngành kĩ thuật điện tử. II. Phương pháp: Diễn giảng - Thảo luận nhóm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Đặt vấn đề vào bài mới: Kĩ thuật điện tử là ngành mũi nhọn, hiện đại, là đòn bẩy giúp các ngành khoa học kĩ thuật phát triển. Kĩ thuật điện tử đã thâm nhập và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, để biết được điều đó ta đi nghiên cứu bài 1. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu tầm quan trọng của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống. GV có thể đặt câu hỏi: - Hãy kể các ứng dụng của kĩ thuật điện tử trong sản xuất mà em biết? GV có thể đặt các câu hỏi: - Trong công nghệ chế tạo máy có các thiết bị nào? - KTĐT có vai trò như thế nào trong ngành luyện kim? - Trong sản xuất xi măng KTĐT được ứng dụng như thế nào? - KTĐT mang lại thành tựu gì trong công nghiệp hoá học? - KTĐT có tác dụng gì đến việc tìm kiếm, khái thác tài nguyên? - KTĐT đã giúp gì cho ngành nông nghiệp, ngư nghiệp? - KTĐT có chức năng gì trong giao thông vận tải? - KTĐT có chức năng gì trong các ngành khí tượng thuỷ văn, phát thanh truyền hình, bưu chính viễn thông? GV hỏi: KTĐT có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người? GV có thể đặt các câu hỏi: - Hãy nêu một số ứng dụng KTĐT trong đời sống mà em biết? - Hãy nêu một số thiết bị điện tử dân dụng mà em biết? HS liên hệ thực tế để trả lời. HS thảo luận nhóm rồi cử đại diện để trình bày. HS sử dụng kinh nghiệm kiến thức của bản thân để trả lời. HS liên hệ thực tế trong đời sống để trả lời. HS liên hệ ngay trong gia đình hoặc các kiến thức đã học để trả lời. I. Tầm quan trọng của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống: 1. Đối với sản xuất: KTĐT là chức năng điều khiển và tự động hoá trong các quá trình sản xuất, làm xuất hiện nhiều công nghệ mới, làm tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm. - Công nghệ chế tạo máy là ngành then chốt của công nghiệp nặng đã dùng máy cắt gọt kim loại làm việc theo chương trình kĩ thuật số. - Ngành luyện kim (lò cảm ứng, tôi luyện bằng dòng điện cao tần). - Trong các nhà máy sản xuất xi măng dùng các thiết bị điện tử, vi xử lí và máy tính. - Trong công nghiệp hoá học, đặc biệt lĩnh vực điện hoá như mạ, đúc gắn liền với điện tử công suất. - Trong công việc thăm dò và khai thác tài nguyên dưới thềm lục địa hay trong lòng đất, sử dụng rất nhiều thiết bị điện tử. - Trong nông nghiệp KTĐT đã giúp cho việc bảo quản thực phẩm. - Trong ngư nghiệp dùng máy siêu âm để dò cá. - Trong giao thông vận tải, KTĐT đảm bảo chức năng thông báo, điều khiển đảm bảo an toàn giao thông. - Trong khí tượng thuỷ văn, KTĐT tự động đo đạc và cung cấp dữ liệu nhanh chóng và chính xác. - Ngành phát thanh truyền hình KTĐT đảm bảo thông tin đến mọi miền tổ quốc. - Ngành bưu chính viễn thông từ kĩ thuật tương tự (Analog) sang kĩ thuật số (Digital). 2. Đối với đời sống: KTĐT có vai trò nâng cao chất lượng cuộc sống của con nguời. - Trong lĩnh vực y tế, nhờ có kĩ thuật điện tử mà công việc chuẩn đoán và điều trị đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. - KTĐT đã được ứng dụng trong các ngành thương nghiệp, ngân hàng, tài chính và các ngành văn hoá nghệ thuật. - Các thiết bị điện tử dân dụng: tivi, máy tính, đầu đĩa VCD, CD... Hoạt động 2: Tìm hiểu về triển vọng phát triển của kĩ thuật điệ tử. GV nói rõ các mốc thời gian về sự phát triển của kĩ thuật điện tử từ đèn điện tử chân không đến điện tử tương tự (Analog) đến kĩ thuật số (Digital). GV : có thể đặt các câu hỏi sau 1. Trong các dây truyền công nghệ, trong tự đông hoá, các thiết bị điện tử sẽ như thế nào? 2. Trong các lĩnh vực đặc biệt nguy hiểm, để làm việc tại đó, người ta đã sử dụng các thiết bị gì? 3. Kích thước, chất lương của các TBĐT tương lai sẽ như thế nào? GV Hãy lấy ví dụ về KTĐT đã giúp con người giải quyết những công việc mà con người không thể làm được? HS nghe và ghi chép. HS liên hệ thực tiễn và bằng kinh nghiệm bản thân suy nghĩ để trả lời. II. Triển vọng của kĩ thuật điện tử: - Trong tương lai với tốc độ phát triển như vậy KTĐT sẽ đóng vai trò là bộ não cho các thiết bị và quá trình sản xuất. - Nhờ KTĐT mà có thể tạo ra các thiết bị đảm nhận được các công việc mà con người không thể làm được. - Nhờ KTĐT mà các thiết bị sẽ thu nhỏ thể tích, giảm nhẹ trong lượng và chất lượng ngày càng cao. Hoạt động 7: Tổng kết, đánh giá. GV đặt câu hỏi : Câu 1: Kĩ thuật điện tử được ứng dụng trong các lĩnh vực A. Trong hầu hết các lĩnh vực phục vụ sản xuất và đời sống B. Thông tin liên lạc và bưu chính - viễn thông C. Truyền thanh, truyền hình D. Công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp. (Đáp án : A) Câu 2: Các thiết bị điện tử phục vụ sinh hoạt như: A. TV, casset, đầu đĩa CD, VCD, DVD, máy tính điện tử, vv... B. Nồi cơm điên, máy giặt C. Lò vi sóng D. Tủ lạnh. (Đáp án : A) Câu 3: Máy giặt (hiện đại) là loại A. Thiết bị cơ khí. B. Thiết bị điện. C. Thiết bị cơ – điện. D. Thiết bị cơ điện được điều khiển bằng mạch điện tử hoạt động theo chương trình lập sẵn. (Đáp án : D) Câu 4: Thiết bị điện tử ngày càng trở nên gọn nhẹ, chất lượng ngày càng cao vì: A. Kĩ thuật chế tạo các linh kiện ngày càng cao làm thể tích và khối lượng của nó ngày càng nhỏ. B. Công nghệ lắp ráp ngày càng tinh vi, chính xác làm các mạch lắp ráp nhỏ lại. C. Phát minh ra các linh kiện mới như IC, ... có kích thước rất nhỏ, độ tin cậy cao mà nó có thể thay thế cho cả mạch điện tử phức tạp D. Tất cả các yếu tố trên. (Đáp án : D) GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi SGK và đọc trước bài 2 và trả lời các câu hỏi: - Điện trở có công dụng gì? Công thức xác định điện trở? - Tụ điện là thiết bị như thế nào? Tụ điện có công dụng gì? - Cuộn cảm là thiết bị như thế nào? Cuộn cảm có công dụng gì? IV. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ NGÀY SOẠN: ......../......../20...... TUẦN: 02 TIẾT PHÂN PHỐI: 02 TÊN BÀI DẠY: CHƯƠNG I. LINH KIỆN ĐIỆN TỬ Bài 2. CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài dạy GV phải làm cho HS: 1.Về kiến thức: Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm . 2.Về kĩ năng: Nhận biết một số linh kiện điện tử :điện trở, tụ điện, cuộn cảm . 3.Về thái độ: Có ý thức tập trung cao trong học tập. B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY: 1. Nội dung: - Nghiên cứu bài 2 SGK. - Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài giảng. 2. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ phóng to các hình 2.2, 2.6, 2.4 SGK. - Vật mẫu: các điện trở công suất nhỏ, công suất lớn, cố định, biến đổi. - Các loại tụ điện trị số cố định, biến đổi, tụ hoá, tụ giấy, tụ sứ. - Các loại cuộn cảm cao tần, trung tần, cố định, biến đổi. - Sử dụng máy chiếu đa năng nếu có. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: I. Kiến thức trọng tâm: - Công dụng, phân loại và kí hiệu của điện trở. - Công dụng, phân loại, kí hiệu và các số liệu kĩ thuật của tụ điện. - Công dụng, phân loại, kí hiệu và các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm. II. Phương pháp: Diễn giảng-đàm thoại-trực quan. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Hãy nêu tầm quan trọng của KTĐT trong sản xuất và đời sống? Đáp án: HS phải nêu được mục I của bài 1 SGK. 3. Đặt vấn đề vào bài mới: Tiết trước chúng ta đã biết được tầm quan trọng của KTĐT và KTĐT tạo bởi các linh kiện thụ động và các linh kiện tích cực. Vậy những lịnh kiện đó có cấu tạo,công dụng và kí hiệu ra sao? Để biết được hôm nay chúng ta nghiên cứu bài 2. 4. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện trở. GV đặt các câu hỏi: - Điện trở có cấu tạo như thế nào? - Lấy một số ví dụ về điện trở? GV yêu cầu HS liên hệ kiến thức đã học ở môn vật lí cho biết tác dụng của điện trở. GV dùng tranh giải thích U1 U2 R1 R2 GV giới thiệu phân loại, kí hiệu của điện trở dựa vào tranh vẽ hình 2.2 SGK và vật mẫu chuẩn bị sẵn. GV có thể đặt các câu hỏi: - Nêu khái niệm điện trở? - Đơn vị đo của điện trở? 1 M = ? K = ? - Công suất tác dụng lên dây dẫn được xác định bởi công thức nào? - Công suất định mức có ý nghĩa như thế nào? HS dựa trên cơ sở những kiến thức về điện trở đã học ở môn vật lí để trả lời. HS lên hệ kiến thức cũ hoặc giải thích dựa trên cơ sở công thức định luật ôm. HS quan sát tranh vẽ, nghe và quan sát và phân tích vật mẫu để phân biệt được các loại điện trở. HS liên hệ kiến thức điện đã học ở môn vật lí để trả lời các câu hỏi. ( P = I2 R) I. Điện trở: 1. Cấu tạo, công dụng và kí hiệu: a) Cấu tạo: Là dây điện trở hoặc dùng bột than phun lên lõi sứ để làm điện trở. b) Công dụng: - Dùng để hạn chế và điều chỉnh dòng điện. - Dùng để phân chia điện áp trong mạch điện. c) Phân loại và kí hiệu: - Theo công suất: có công suất nhỏ và công suất lớn. - Theo trị số: có trị số cố định hoặc biến đổi. - Khi các đại lượng vật lí tác động Hệ số nhiệt dương: khi t0CR Hệ số nhiệt âm: khi t0CR lên điện trở: + Điện trở nhiệt + Điện trở biến đổi theo điện áp: Khi UR + Quang điện trở: Khi ánh sáng rọi vào thì R 2. Các số liệu kĩ thuật của điện trở: a) Trị số điện trở: (R) Là con số cho ta biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở. Đơn vị: Ohm (). 1M=103K = 106 b) Công suất định mức: Là công suất tiêu hao trên điện trở mà có thể chịu đựng được trong thời gian dài mà không bị hỏng. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tụ điện. GV yêu cầu HS liên hệ kiến thức vật lí 11 và cho biết: - Tụ điện có cấu tạo như thế nào? - Tụ điện có công dụng gì? GV giải thích: Uc I Ta có Uc = I . Xc mà Nếu là dòng điện 1 chiều: Nếu là dòng điện xoay chiều: GV giới thiệu phân loại và kí hiệu của tụ điện qua tranh vẽ hình 2.4 và vật mẫu. GV đặt các câu hỏi: - Trị số điện dung nói lên ý nghĩa gì? 1F = ?F = ? nF = ? pF - Điện áp định mức nói lên ý nghĩa gì? GV nói rõ: đối với trường hợp tụ hoá phải mắc đúng chiều điện áp. GV đặt các câu hỏi: - Công thức xác định dung kháng? - Nêu ý nghĩa của các kí hiệu? HS liên hệ kiến thức đã học ở vật lí 11 để trả lời. HS vận dụng kiến thức vật lí để trả lời. HS nghe và ghi chép để lấy làm kinh nghiệm bản thân. HS nghe và ghi chép, đồng thời quan sát vật mẫu. HS liên hệ kiến thức đã học ở vật lí 11 để trả lời. HS liên hệ kiến thức đã học ở vật lí 11 để trả lời. II. Tụ điện: 1. Cấu tạo, công dụng, phân loại và kí hiệu: a) Cấu tạo: Là tập hợp của hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi. b) Công dụng: Ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua. c) Phân loại: Căn cứ vào vật liệu cách điện giữa hai bản tụ: tụ giấy, tụ mica, tụ dầu, tụ hoá... d) Kí hiệu: (SGK) 2. Các số liệu kĩ thuật của tụ điện: a) Trị số điện dung: (C) nói lên khả năng tích luỹ năng lượng điện trường của tụ khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ đó. Đơn vị: Fara (F). 1F = 106F = 109 nF = 1012 pF b) Điện áp định mức: Là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai đầu tụ điện mà tụ không bị đánh thủng. c) Dung kháng của rụ điện (Xc): Công thức: Trong đó: - Xc là dung kháng () - f là tần số dòng điện qua tụ (Hz) - c là điện dung của tụ (F) Hoạt động 3: Tìm hiểu về cuộn cảm. GV yêu cầu HS đọc SGK và cho biết: - Cuộn cảm có cấu tạo như thế nào? - Cuộn cảm có công dụng gì? Giải thích: Nếu là dòng điện 1 chiều: Nếu là dòng điện xoay chiều: GV dùng tranh vẽ và vật mẫu giới thiệu phân loại và kí hiệu cho HS. GV trình bày trị số điện cảm và yêu cầu HS cho biết trị số điện cảm phụ thuộc vào các yếu tố nào? GV đơn vị của điện cảm là gì? 1H = ?mH = ?H GV trình bày hệ số phẩm chất. GV đặt các câu hỏi: - Công thức xác định dung kháng? - Nêu ý nghĩa của các kí hiệu? HS đọc SGK và suy nghĩ trả lời. HS nghe, quan sát và ghi chép lấy làm kiến thức cho bản thân. HS nghe, ghi chép, qua đó suy nghĩ, phân tích để trả lời. HS suy nghĩ trả lời. HS nghe và ghi chép. HS liên hệ kiến thức đã học ở vật lí 11 để trả lời. III. cuộn cảm: 1. Cấu tạo, công dụng, phân loại và kí hiệu: a) Cấu tạo: Dùng dây dẫn điện để quấn thành cuộn cảm. b) Công dụng: - Dùng để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng cao tần. - Mắc phối hợp với tụ điện, hình thành mạch cộng hưởng. c) Phân loại và kí hiệu: (SGK) 2. Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm: a) Trị số điện cảm: (L) nói lên khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua. Trị số điện cảm phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, vật liệu lõi, số vòng dây và cách quấn dây. Đơn vị: Henri (H). 1H = 103mH = 106H b) Hệ số phẩm chất: Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm. Q = . Trong đó: - f: tần số dòng điện. - r: điện trở thuần. c) Cảm kháng của cuộn cảm (XL): Công thức: Trong đó: - XL: cảm kháng của cuộn cảm () - f: tần số của dòng điện chạy qua (Hz) - L: là trị số điện cảm của cuộn dây (H) Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá. GV đặt các câu hỏi: - Nêu công dụng của điện trở trong mạch điện? trị số của điện trở? - Tụ điện có cấu tạo như thế nào? Tác dụng của tụ điện trong mạch? GV dùng công thức tính dung kháng XC = () rồi thay trị số f để giải thích tác dụng của tụ điện trong mạch điện là chặn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều chạy qua. GV dùng công thức cảm kháng XL = 2fL () rồi thay trị số f để giải thích tại sao cuộn cảm lại chặn được dòng điện cao tần và cho dòng điện một chiều đi qua. GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi SGK và chuẩn bị dụng cụ thực hành vào tiết sau : - Tổ 1: 5 con điện trở, 5 tụ điện và 5 cuộn cảm - Tổ 2: 5 con điện trở, 5 tụ điện và 5 cuộn cảm - Tổ 3: 5 con điện trở, 5 tụ điện và 5 cuộn cảm - Tổ 4: 5 con điện trở, 5 tụ điện và 5 cuộn cảm IV. Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. NGÀY SOẠN: ......../......../20...... TUẦN: 03 TIẾT PHÂN PHỐI: 03 TÊN BÀI DẠY: Bài 3. THỰC HÀNH CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài dạy GV phải làm cho HS: 1. Kiến thức: Nhận biết được về hình dạng các thông số của các linh kiện điện trở tụ điện, cuộn cảm. 2. Kỹ năng: Đọc và đo các số liệu kỹ thuật của các linh kiện điện trở tụ điện, cuộn cảm. 3. Thái độ: Có ý thức tuân thủ các qui trình và các quy định an toàn. B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY: 1. Nội dung: - Nghiên cứu bài 2, 3 SGK. - Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài thực hành. 2. Đồ dùng dạy học: - Làm thử thực hành, điền các số liệu vào mẫu báo cáo thực hành trước khi hướng dẫn HS - Dụng cụ: 20 điện trở từ 100đến 470 k, 10 tụ điện các loại, 6 cuộn cảm, đồng hồ vạn năng. - Mẫu báo cáo thực hành: CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM Họ và tên:........................................... Lớp:........... Bảng 01: tìm hiểu về điện trở Stt Vạch màu trên thân điện trở Trị số đọc Trị số đo Nhận xét 1 2 3 4 5 Bảng 02: tìm hiểu về cuộn cảm Stt Loại cuộn cảm Ký hiệu và vật liệu lõi Nhận xét 1 2 3 Bảng 03: tìm hiểu về tụ điện Stt Loại tụ điện Số liệu kỹ thuật ghi trên tụ Giải thích số liệu 1 Tụ không có cực tính 2 Tụ có cực tính C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: I. Kiến thức trọng tâm: - Nhận biết, phân loại, đọc và đo trị số của điện trở. - Nhận biết, phân loại, đọc các số liệu kĩ thuật của tụ điện. - Nhận biết, phân loại vẽ kí hiệu của cuộn cảm. II. Phương pháp: Diễn giảng – làm mẫu, quan sát. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Các số liệu kĩ thuật của tụ điện? Câu 2: Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm? 3. Đặt vấn đề vào bài mới: Tiết trước chúng ta đã biết được cấu tạo, phân loại và kí hiệu của điện trở, tụ điện và cuộn cảm. Vậy thực tế chúng có hình dạng như thế nào, việc xác định giá trị của chúng như thế nào? Để biết được hôm nay ta đi nghiên cứu bài 3. 4. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung bài 3 SGK. GV trình bày nội dung và các bước tiến hành của bài 3 Bước 1: Quan sát nhận biết và phân loại các linh kiện. Buớc 2: Chọn ra 5 điện trở màu. Lần lượt lấy ra từng điện trở để đọc trị số và đo trị số bằng đồng hồ rồi điền vào bảng số 1. Bước 3: Chọn ra 3 cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây rồi điền vào bảng số 2. Bước 4: Chọn ra một tụ điện có cực tính và một tụ điện không có cực tính để ghi ra các số liệu kĩ thuật của từng tụ điện rồi điền vào bảng số 3. GV chia HS theo nhóm và yêu cầu đại diện nhóm lên bảng nhận dụng cụ thực hành. HS nghe và ghi chép. HS cử đại diện nhóm để nhận dụng cụ thực hành. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. GV cho HS quan sát các linh kiện cụ thể sau đó yêu cầu học sinh chọn ra: - Nhóm các linh kiện điện trở rồi xếp chúng theo từng loại - Nhóm các linh kiện tụ điện rồi xếp chúng theo từng loại - Nhóm các linh kiện cuộn cảm rồi xếp chúng theo từng loại. GV theo dõi, uốn nắn quá trình thực hành của HS, có thể ghi nhật ký về quá trình và kết quả định tính của từng nhóm... Chỉ can thiệp khi HS gặp khó khăn hoặc khi HS yêu cầu (cách sử dụng đồng hồ vạn năng, cách ghi kết quả vào báo cáo). GV theo dõi, uốn nắn quá trình thực hành của HS, có thể ghi nhật ký về quá trình và kết quả định tính của từng nhóm... Chỉ can thiệp khi HS gặp khó khăn hoặc khi HS yêu cầu (ví dụ cách xác định loại cuộn cảm, cách vẽ kí hiệu hoặc cách ghi kết quả vào mẫu báo cáo). GV theo dõi, uốn nắn quá trình thực hành của HS, hướng dẫn HS tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu trong báo cáo. HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Mỗi nhóm chọn ra: - 5 điện trở màu - 3 cuộn cảm khác loại - Các tụ điện sao cho phù hợp 1. Tìm hiểu, đọc và đo trị số điện trở: - Thảo luận nhóm để tìm ra vị trí chính xác của các vòng màu trên điện trở và ghi kết quả vào mẫu báo cáo. - Tính giá trị của điện trở qua các vòng màu vừa xác định và ghi kết quả vào mẫu báo cáo. - Kiểm tra lại giá trị của điện trở bằng cách dùng đồng hồ vạn năng và ghi kết quả đo được vào mẫu báo cáo. - Các nhóm cử đại diện để trình bày kết quả. 2. Tìm hiểu về cuộn cảm: - Thảo luận nhóm để xác định loại cuộn cảm và ghi kết quả vào mẫu báo cáo. - Vẽ kí hiệu đúng của loại cuộn cảm vừa xác định được, xác định vật liệu lõi rồi ghi kết quả vào mẫu báo cáo. - Các nhóm cử đại diện để trình bày kết quả. 3. Tìm hiểu về tụ điện: - Nhận biết các loại tụ điện (có cực tính hay không có cực tính), rồi ghi vào mấu báo cáo. - Kiểm tra và ghi lại số liệu kĩ thuật ghi trên tụ vào mẫu báo cáo. - Thảo luận nhóm để đưa ra giải thích đúng về các số liệu kĩ thuật vủa xác định được. - Các nhóm cử đại diện để trình bày kết quả. Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá. GV nhận xét giờ thực hành: - Sự chuẩn bị của HS. - Kĩ năng làm bài của HS. - Thái độ học tập của HS. GV thu bài để chấm điểm. GV nhắc nhở các em về nhà đọc trước bài 4 SGK và tìm hiểu công dụng và kí hiệu của các linh kiện tranzito, tirito, triac, điac. IV. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao an 12(1).doc
Giáo án liên quan