Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 1: Vai trò và triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống (tiếp)

I. Mục tiêu:

Học xong bài học này hoc sinh có khả năng: Biết được vai trò và triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Giáo án, bài giảng, các tài liệu có liên quan đến bài dạy.

- Chuẩn bị một số tranh vẽ.

2. Học sinh:

 

doc61 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 1: Vai trò và triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tuần dạy: 01 Tiết dạy: 01 Ngày dạy: / / 200 Ngày soạn: / /200 Tên bài học: Bài 1. VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG Mục tiêu: Học xong bài học này hoc sinh có khả năng: Biết được vai trò và triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống. II. Chuẩn bị Giáo viên: Giáo án, bài giảng, các tài liệu có liên quan đến bài dạy. Chuẩn bị một số tranh vẽ. Học sinh: Vỡ ghi, SGK. Đọc bài trước ở nhà. III. Tiến trình tổ chức dạy học: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: (không có) Giới thiệu bài mới: Kĩ thuật điện tử là ngành kĩ thuật còn rất non trẻ so với các ngành nghề khác. Năm 1862, sự phát minh ra lý thuyết trường điệnt từ cùa Mắcxoen mới đặt nền móng cho kĩ thuật điện tử. Thế nhưng sự ra đời của nó đã làm thay đổi toàn bộ các hoạt động của thế giới. Các hoạt động dạy học: Nội dung trình bày Hoạt động dạy và học của GV và HS Hoạt động 1: I./ Tìm hiểu vai trò và vị trí của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống 1. Đối với sản xuất (Sgk) - Chế tạo máy : - Ngành luyện kim : - Trong các nhà máy sản xuất xi măng: - Trong công nghiệp hoá học : - Trong ngành địa chất : - Trong nông nghiệp : - Trong ngư nghiệp : - Trong giao thông vận tải : - Trong Bưu chính viễn thông : - Ngành phát thanh – truyền hình : GV : có thể đặt các câu hỏi sau Em biết KT điện tử được ứng dụng trong các ngành nào? Nêu một vài ứng dụng của KT điện tử trong sản xuất .... nếu đã chuẩn bị các tranh ảnh thì có thể vừa đưa ra giới thiệu và đặt các câu hỏi phát vấn. Hoặc với các ngành nghề cụ thể có thể đặt các câu hỏi để học sinh xây dựng bài HS : Lắng nghe, quan sát tranh ảnh (nếu có), theo dõi Sgk, suy nghĩ và trả lời. 2. Đối với đời sống (Sgk) a. Đối với các ngành phục vụ dân sinh - Trong ngành khí tượng thuỷ văn : - Trong lĩnh vực y tế : - Trong các ngành ngân hàng, tài chính, thương mại, văn hoá – nghệ thuật, vv...: b. Trong sinh hoạt : GV : có thể đặt các câu hỏi sau Theo em biết KT điện tử được ứng dụng trong các ngành phục vụ dân sinh nào? Lấy một vài ví dụ. Hãy nêu vài ví dụ về các thiết bị điện tử ứng dụng trong sinh hoạt. HS: Lắng nghe, quan sát tranh ảnh (nếu có), theo dõi Sgk, suy nghĩ và trả lời. Hoạt động 2: II./Triển vọng của kĩ thuật điện tử Các thiết bị điện tử phục vụ sx sẽ thông minh hơn, hoàn thiện hơn, giữ vai trò chủ đạo trong tự đông hoá Chế tạo ra các rô bốt, các thiết bị đảm nhiện các công việc nguy hiểm, hoặc ở các nơi ma con gười không thể trực tiếp làm được. Kích thước của các TB điện tử sẽ ngày càng thu nhỏ, chất lượng ngày càng cao. GV : có thể đặt các câu hỏi sau Trong các dây truyền công nghệ, trong tự đông hoá, các thiết bị điện tử sẽ như thế nào? Trong các lĩnh vực đặc biệt nguy hiểm, để làm việc tại đó, người ta đã sử dụng các thiết bị gì? Kích thước, chất lương của các TBĐT tương lai sẽ như thế nào? HS: Lắng nghe, quan sát tranh ảnh (nếu có), theo dõi Sgk, suy nghĩ và trả lời. Tổng kết, đánh giá: GV Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi Tr 7 – Sgk. Và có thể đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm như sau: Câu 1: Kĩ thuật điện tử được ứng dụng trong các lĩnh vực Trong hầu hết các lĩnh vực phục vụ sản xuất và đời sống Thông tin liên lạc và bưu chính - viễn thông Truyền thanh, truyền hình Công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp. (Đáp án : a) Câu 2: Các thiết bị điện tử phục vụ sinh hoạt như: TV, casset, đầu đĩa CD, VCD, DVD, máy tính điện tử, vv... Nồi cơm điên, máy giặt Lò vi sóng Tủ lạnh. (Đáp án : a) Câu 3: Máy giặt (hiện đại) là loại Thiết bị cơ khí. Thiết bị điện. Thiết bị cơ – điện. Thiết bị cơ điện được điều khiển bằng mạch điện tử hoạt động theo chương trình lập sẵn. (Đáp án : d) Câu 4: Thiết bị điện tử ngày càng trở nên gọn nhẹ, chất lượng ngày càng cao vì: Kĩ thuật chế tạo các linh kiện ngày càng cao làm thể tích và khối lượng của nó ngày càng nhỏ. Công nghệ lắp ráp ngày càng tinh vi, chính xác làm các mạch lắp ráp nhỏ lại. Phát minh ra các linh kiện mới như IC, ... có kích thước rất nhỏ, độ tin cậy cao mà nó có thể thay thế cho cả mạch điện tử phức tạp Tất cả các yếu tố trên. (Đáp án : d) Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. Dặn dò: Giao nhiệm vụ về nhà yêu cầu HS học thuộc nội dung bài và xem trước nội dung bài 2.SGK. IV. Rút kinh nghiệm: Thông qua bộ môn: Tuần Ngày duyệt: / / 200 Giáo án Tuần dạy: Tiết dạy: 02 Ngày dạy: / / 200 Ngày soạn: / /200 Tên bài học: Bài 2. CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ,TỤ ĐIỆN,CUỘN CẢM I. Mục tiêu Dạy xong bài này, giáo viên cần làm cho học sinh: Biết được cấu tạo,ký hiệu số liệu kỹ thuật và công dụng của các linh kiện:Điện trở, tụ điện, cuộn cảm. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án, bài giảng. Nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài dạy. Một số tụ điện, điện trở, cuộn cảm: Mét sè lo¹i ®iÖn trë than Mét sè lo¹i ®iÖn trë kim lo¹i §iÖn trë c«ng suÊt H×nh 1.2 C¸c lo¹i ®iÖn trë Tô ®iÖn ph©n cùc Tan tan Tô ®iÖn ph©n cùc Nh«m Tô gèm Tô polystyrene Mét sè lo¹i tô polyester Tô mica Tô polyester bäc kim Tô xoay - Tranh vẽ phóng to các hình 2.2, 2.4, 2.7SGK. 2. Học sinh: - Đọc bài trước ở nhà. - Vỡ ghi, SGK. - Một số vật mẫu (nếu có). Tiến trình tổ chức dạy học: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Phương pháp: vấn đáp. Nội dung: ?1.Nêu tầm quan trọng của kỹ thuật điện tử trong kỹ thuật và đời sống. ?2.Dự báo một thiết bị điện tử trong tương lai. Giới thiệu bài mới: Mạch điện tử được cấu tạo bởi nhiều linh kiện điện tử, trong đó được chia ra làm hai loại là linh kiện thụ động và linh kiện tích cực. Linh kiện thụ động bao gồm: điện trở, tụ điện, cuộn cảm, Linh kiện tích cực bao gồm: diôt, tranzito, tirixto, triac, diac, IC, Vậy các linh kiện thụ động có công dụng và cấu tạo như thế nào ta vào nội dung bài giảng. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy và học của GV và HS Nội dung trình bày Hoạt động 1: Giáo viên đua ra một số mẫu điện trở --> học sinh nhận biết rồi đưa ra : công dụng,cấu tạo, phân loại. (Dùng định luật ohm với các công thức I=U/R và P=R.I2 --> dùng để thay đổi trị số điện trở để miêu tả các số liệu kĩ thuật và công dụng của điện trở trong mạch - Giáo viên giới thiệu , giải thích ý nghĩa của các số liệu kĩ thuật của điện trở . điện (nếu cần)) I.ĐIỆN TRỞ (R) 1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu a.Công dụng -Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch. b.Cấu tạo - Dùng dây kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lỏi sắt để làm điện trở. c.Phân loại -Điện trở được phân loại theo : + Công suất + Trị số : cố định hoặc có biến đổi +Khi đại lượng vật lí tác động lên điện trở làm trị số điện trở của nó thay đổi thì được phân loại và gọi tên như sau : - Điện trở nhiệt (thermixto) có 2 loại : @ Hệ số dương : Khi nhiệt độ tăng thì R tăng. @ Hệ số âm: Khi nhiệt độ tăng thì R giảm. - Điện trở biến đổi theo điện áp (varixto):khi U tăng thì R giảm - Quang điện trở:Khi ánh sáng rọi vào thì R giảm d.Kí hiệu : (xem SGK) 2.Các số liệu kĩ thuật của điện trở a.Trị số của điện trở (R): cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở . Đơn vị : Ohm (W) b.Công suất định mức (Pđm(W)) :công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài, không bị quá nóng hoặc bị cháy đứt. Hoạt động 2: - Giáo viên dùng vật mẫu để đối chiếu với tranh vẽ, rồi nêu: công dụng,cấu tạo,phân loại, kí hiệu -Dùng công thức Xc=1/2PfC(W) rồi thay giá trị f=0 (hz)và f =¥(hz) để giải thích tác dụng của tụ điện trong mạch là chặn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua (bổ sung). GV giới thiệu. HS lắng nghe và ghi vào vỡ. Giáo viên giới thiệu và giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ thuật của tụ điện. -?Thế nào là điện áp định mức. -HS trả lời: - GV nhận xét, giải thích. - Lấy ví dụ làm rõ. II.TỤ ĐIỆN (C) 1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu a.Công dụng - Có tác dụng ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.Khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ hình thành mạch cộng hưởng. b.Cấu tạo - Tụ điện là tập hợp của 2 hay nhiều vật dẩn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi. c.Phân loại - Căn cứ vào vật liệu làm lớp điện môi giữa 2 bản cực được phân loại : tụ xoay, tụ giấy, tụ mica, tụ gốm, tụ nilon, tụ dầu, tụ hóa. d.Kí hiệu : (xem SGK) 2. Các số liệu kĩ thuật của tụ điện a.Trị số điện dung : cho biết khã năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ đó .Đơn vị :Fara (F) b.Điện áp định mức (Uđm(V)):Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên 2 cực của tụ điện mà vẫn đảm bảo an toàn ,tụ không bị đánh thủng. c.Dung kháng của tụ điện (XC) là đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó .Xc=1/2PfC(W) Hoạt động 3: - Giáo viên dùng vật mẫu để đối chiếu với tranh vẽ, rồi nêu: công dụng,cấu tạo,phân loại, kí hiệu Giáo viên giới thiệu và giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm. Lấy ví dụ làm rõ. III.CUỘN CẢM(L) 1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu a.Công dụng - Dùng để dẩn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần.Khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ hình thành mạch cộng hưởng. b.Cấu tạo - Dùng dây dẩn điện quấn thành cuộn cảm . c.Phân loại Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần,cuộn cảm âm tần d.Kí hiệu (xem SGK) 2.Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm. a.Trị số điện cảm :cho bbieets khã năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua. Trị số điện cảm phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi, số vòng dây và cách cuốn dây . Đơn vị : Henry (H). b.Hệ số phẩm chất (Q): Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm .Đó là tỉ số của cảm kháng (điện kháng) với điện trở thuần (r) của cuộn cảm ở một tần số f cho trước . Q=2PfL/r c.Cảm kháng của cuộn cảm (XL) : là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó .XL=2PfL Tổng kết đánh giá : Học sinh trả lời vào bảng sau : Linh kiện Công dụng Cấu tạo Phân loại Kí hiệu Đơn vị Ghi chú Điện trở Tụ điện Cuộn cảm GV thu phiếu và nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn dò : Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Học bài và đọc trước bài 3.SGK. Chuẩn bị dụng cụ thực hành. Rút kinh nghiệm : Thông qua bộ môn: Tuần Ngày duyệt: / / 200 Giáo án Tuần dạy: Tiết dạy: 03 Ngày dạy: / / 200 Ngày soạn: / /200 Tên bài học: Bài 3. THỰC HÀNH CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ I. Mục tiêu: Qua bài giảng này, học sinh cần nắm được: Kiến thức: nhận biết được về hình dạng các thông số của các linh kiện điện trở tụ điện, cuộn cảm Kỹ năng: đọc và đo các số liệu kỹ thuật của các linh kiện điện trở tụ điện, cuộn cảm Thái độ: có ý thức tuân thủ các qui trình và các quy định an toàn II. Chuẩn bị: Giáo viên : Giáo án, bài thực hành. Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến bài thực hành. Đồng hồ vạn năng một chiếc. Các loại điện trở, tụ điện và cuộn cảm gồm cả loại tốt và xấu. 2. Học sinh: - Vỡ ghi, SGK. - Đọc kỹ bài các linh kiện điện trở, tụ điện, cuôn cảm. - Đọc trước bài thực hành. III. Tiến trình tổ chức dạy thực hành: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Phương pháp: vấn đáp. Nội dung: ?1. Hãy nêu thông số kỹ thuật và tác dụng của điện trở trong mạch điện. ?2. Hãy nêu thông số kỹ thuật và công dubgj của tụ điện trở trong mạch điện. Tiến trình tổ chức dạy thực hành : 3.1. Các kiến thức liên quan A)Ôn lại bài số 2 B)Qui ước về vòng màu và cách ghi trị số điện trở Đen Nâu Đỏ Cam Vàng Lục Lam Tím Xám Trắng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Sai số +Không ghi ±20% Sai sè Sè mò V¹ch mµu 2 V¹ch mµu 1 H×nh 1.1 C¸c v¹ch mµu ®iÖn trë +Ngân nhũ ± 10% +Kim nhũ ± 5% +Nâu ± 1% + Đỏ ± 2% Cách đọc Vòng thứ nhất chỉ số thứ nhất Vòng thứ hai chỉ số thứ 2 Vòng thứ 3 chỉ số 0 thêm vào Vòng thứ 4 chỉ sai số C) Định luật om U = IR Xc =1/2pfC X L = 2pfL 3.2. Nội dung và qui trình thực hành Trình tự các bước Hoạt động của thầy và trò Bước 1: quan sát nhận biết các linh kiện Giáo viên cho hs quan sát các linh kiện cụ thể sau đó yêu cầu học sinh chọn ra: - nhóm các linh kiện điện trở rồi xếp chúng theo từng loại - Nhóm các linh kiện tụ điện rồi xếp chúng theo từng loại - Nhóm các linh kiện cuộn cảm rồi xếp chúng theo từng loại Bước 2: chọn ra 5 linh kiện đọc trị số đo bằng đồng hồ vạn năng và điền vào bảng 01 Hs chọn ra 5 điện trở màu quan sát kỹ và đọc trị số của nó kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng kết quả điền vào bảng 01 Bước 3: chọn ra 3 cuộn cảm khác loại điền vào bảng 02 Hs chọn 3 cuộn cảm khác loại xác định tên các cuộn cảm kết quả điền vào bảng 02 Bước 4: chọn ra 1 tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không có cực tính và ghi các số liệu vào bảng 03 Chọn các tụ điện sao cho phù hợp để ghi vào bảng cho sẵn 3.3. Tổng kết đánh giá kết quả thực hành -Học sinh hoàn thành theo mẫu thảo luận và tự đánh giá -Giáo viên đánh giá kết quả và chấm bài của học sinh 3.4. Mẫu báo cáo CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ TỤ ĐIỆN CUỘN CẢM HỌ VÀ TÊN. LỚP Tìm hiểu về điện trở STT Vạch màu trên thân điện trở Trị số đọc Trị số đo Nhận xét 1 2 3 4 5 Tìm hiểu về cuộn cảm STT Loại cuộn cảm Kí hiệu và vật liệu lõi Nhận xét 1 2 3 Tìm hiểu về tụ điện STT Loại tụ điện Số liệu kỹ thuật ghi trên tụ Giải thích số liệu 1 Tụ không có cực tính 2 Tụ có cực tính Củng cố: GV tổng kết đánh giá bài học nhấn mạnh trọng tâm của bài. Dặn dò: Giao nhiệm vụ về nhà yêu cầu HS học thuộc nội dung bài và xem trước nội dung bài sau. Rút kinh nghiệm: Thông qua bộ môn: Tuần Ngày duyệt: / / 200 Giáo án Tuần dạy: Tiết dạy: 04 Ngày dạy: / / 200 Ngày soạn: / /200 Tên bài học: Bài 4. LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC I. Mục tiêu: Qua bài giảng này, học sinh cần nắm được: Kiến thức: Biết cấu tạo, ký hiệu, phân loại và công dụng của một số linh kiện bán dẫn và IC. Biết nguyên lý làm việc của tirixto và triac. Kỹ năng: nhận biết được các linh kiện bán dẫn và IC trong sơ đồ mạch điện đơn giản. Thái độ: có ý thức tìm hiểu về các linh kiện bán dẫn và IC. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, bài giảng. - Nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài dạy. - Tranh vẽ phóng to các hình 4.1, 4.3, 4.4, 4.6 SGK. - Vật mẫu: + Các loại điôt tiếp điểm, tiếp mặt. + Các loại tranzito PNP, NPN công suất nhỏ, công suất lớn. + Các loại tirixto, triac, diac, IC và quang điện tử. 2. Học sinh: - Đọc trước bài ở nhà. - Vỡ ghi, SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy học: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu bài mới: Tất cả các linh kiện bán dẫn và IC (vi mạch tổ hợp) đều được chế tạo từ các chất bán dẫn loại P và loại N. Tuỳ theo cách tổ hợp của các tiếp giáp P – N sẽ tạo ra các linh kiện bán dẫn khác nhau. Ta sẽ có một số linh kiện bán dẫn thông dụng, đó là diôt bán dẫn, tranzito, tirixto, triac, diac, quang điện tử và IC. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, phân loại và ứng dụng của điôt bán dẫn Nội dung chính Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Điôt bán dẫn: 1. Cấu tạo: Điôt bán dẫn có cấu tạo gồm hai lớp bán dẫn P và N ghép lại với nhau tạo nên tiếp giáp P-N trong vỏ thủy tinh hoặc nhựa 2. Phân loại: - điôt tiếp điểm chung dùng để tách sóng và trộn tần - điôt tiếp mặt dùng để chỉnh lưu - điôt Zêne (ổn áp) dùng để ổn áp 3. Ký hiệu của điôt: (sgk) P N 4. Các thông số của điôt - trị số điện trở thuần - trị số điện trở ngược - trị số điện áp đánh thủng 5. Công dụng của điôt: - điôt dùng để chỉnh lưu - dùng để khuếch đại tín hiệu Em hãy cho biết cấu tạo của điôt? Gọi lần lượt vài em lên nêu cấu tạo của điôt và giải thích đặc điểm của lớp tiếp giáp P-N Em hãy cho biết các loại điôt? Gv yêu cầu hs gọi tên từng loại Em hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện các điôt được ký hiệu như thế nào? Gv yêu cầu học sinh lên bảng tự vẽ ký hiệu loại điôt điôt thường điôt ổn áp khi sử dụng điôt người ta thường quan tâm đến các thông số nào? Em hãy cho biết công dụng của điôt? Gọi hs lên bảng vẽ một mạch điện đơn giản trong đó thể hiện công dụng của điôt -Nhận xét và giải thích Hs nêu cấu tạo của điôt theo hiểu biết của mình Học sinh lên bảng gọi tên các loại điôt Hs lên bảng vẽ các ký hiệu theo yêu cầu gv Hs lên bảng nêu thông số của điôt theo hiểu biết của mình Hs lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện trong đó có mặt của điôt Hoạt động 2: tìm hiểu cấu tạo , ký hiệu, phân loại và ứng dụng của tranzito Nội dung chính Hoạt động của thầy Hoạt động của trò II. Tranzito: 1. Cấu tạo và phân loại tranzito a. Cấu tạo: tranzito gồm hai lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim loại các dây dẫn ra được gọi là các điện cực b. Phân loại: (sgk) - tranzito PNP - tranzito NPN 2. Ký hiệu tranzito:Sgk 3. Các số liệu kỹ thuật của tranzito - trị số điện trở thuận - trị số điện trở ngược - trị số điện áp đánh thủng 4. Công dụng của tranzito - dùng để khuếch đại tín hiệu - Dùng để tạo sóng - dùng để tạo xung Dùng tranh vẽ hoặc ảnh hcups một số tranzito để học sinh quan sát sau đó hỏi: - em hãy cho biết cấu tạo của tranzito? - em hãy cho biết các loại trazito? Đưa tranh vẽ hình dạng một số loại trazito hình 4-2 sgk yêu cầu học sinh gọi tên từng loại - em hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện tranzito được ký hiệu như thế nào Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ ký hiệu - em hãy cho biết công dụng của tranzito? Gọi học sinh lên bảng nêu công dụng hoặc vẽ một mạch điện đơn giản trong đó thể hiện công dụng của trazito -Nhận xét và lấy ví dụ làm rõ. Học sinh trả lời theo yêu cầu Học sinh trả lời theo yêu cầu Học sinh trả lời theo yêu cầu Lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện trong đó có mặt của tranzito và nêu công dụng của trazito Hoạt động 3: tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu,ứng dụng và nguyên lý làm việc của tirixto Nội dung chính Hoạt động của thầy Hoạt động của trò III. Tirixto: 1. cấu tạo tirixto Gồm 3 lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim loại Các dây dẫn ra được gọi là các điện cực 2. ký hiệu: hình 4-2 sgk 3. các số liệu kỹ thuật: - định mức - định mức - 4. công dụng: - dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển: 5. nguyên lý làm việc: - khi chưa có điện áp dương tirixto không dẫn điện dù - khi và đồng thời dương thì tirixt dẫn điện.khi tirixto dẫn điện không còn tác dụng, dòng điện chỉ dẫn theo một chiều từ A sang K và sẽ ngưng khi = 0 Dùng tranh vẽ hoặc hình ảnh chụp của tirixto để hs quan sát sau đó đặt câu hỏi: - hãy cho biết cấu trạo của tirxto? - hãy so sánh cấu tạo của tirixto với cấu tạo của tranzito và điôt? Đưa hình 4-2 sgk yêu cầu hs so sánh - hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện tirixto được ký hiệu như thế nào? - các thông số cơ bản của tirixto là gì? - hãy cho biết công dụng của tirxto? - hãy cho biết nguyên lý làm việc của tirixto? - Nhận xét và kết luận. - trả lời theo yêu cầu - so sánh cấu tạo theo yêu cầu - lên bảng vẽ các ký hiệu theo yêu cầu - trả lời theo yêu cầu - lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện trong đó có mặt của tirixto và nêu công dụng của nó Hoạt động 4: tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, ứng dụng và nguyên lý làm việc của triac và điac Nội dung chính Hoạt động của thầy Hoạt động của trò IV. Triac và điac: 1. Cấu tạo: Là linh kiện bán dẫn có cấu trúc 4 lớp có 3 điện cực là A1, A2 và G 2. Ký hiệu: Hình 4-4 sgk 3. Công dụng: - dùng điều khiển trong mạch điện xoay chiều 4. Nguyên lý làm việc: Khi G và A2 có điện thế âm so với A1 thì triac mở cho dòng điện đi từ A1 sang A2 - khi G và A2 có điện thế dương so với A1 thì triac mở dòng điện đi từ A2 sang A1 điac khong có cực điều khiển nên được mở bằng cách nâng cao điệp áp ở hai cực Dùng tranh vẽ hoặc hình ảnh chụp của triac và điac để hs quan sát sau đó đặt câu hỏi: - hãy cho biết cấu trạo của Triac và điac? - hãy so sánh cấu tạo của tirixto với cấu tạo của Triac và điac? Đưa hình 4-2 sgk yêu cầu hs so sánh - hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện Triac và điac được ký hiệu như thế nào? - các thông số cơ bản của Triac và điac là gì? - hãy cho biết công dụng của Triac và điac? - hãy cho biết nguyên lý làm việc của Triac và điac? - Nhận xét và giải thích. - trả lời theo yêu cầu - so sánh cấu tạo theo yêu cầu - lên bảng vẽ các ký hiệu theo yêu cầu - trả lời theo yêu cầu - lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện trong đó có mặt của Triac và điac và nêu công dụng của nó - Trả lời. Tổng kết, đánh giá: Giáo viên đặt câu hỏi: + Em hãy cho biết công dụng của điôt, tranzito, tirixto, triac và điac? + Hãy cho biết các thông số bản của điôt, tranzito, tirixto, triac và điac? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. Dặn dò: Giao nhiệm vụ về nhà yêu cầu HS học thuộc nội dung bài và xem phần thông tin bổ sung. Đọc trước bài 5.SGK. IV. Rút kinh nghiệm: Thông qua bộ môn: Tuần Ngày duyệt: / / 200 Giáo án Tuần dạy: Tiết dạy: 05 Ngày dạy: / / 200 Ngày soạn: / /200 Tên bài học: Bài 5. THỰC HÀNH ĐIÔT,TIRIXTO,TRIAC I. Mục tiêu: Qua bài giảng này, học sinh cần nắm được: Kiến thức: nhận dạng được các loại điốt, tirixto và triac Kỹ năng: đo điện trở thuận điện trở ngược của các linh kiện để xác định các cực anốt và catôt, và xác định tốt hay xấu Thái độ: có ý thức tuân thủ các qui trình và các quy định an toàn Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án, nội dung bài thực hành. Đọc các tài liệu có liên quan đến bài thực hành. Chuẩn bị dụng cụ thực hành cho một nhóm học sinh: + Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc. + 9 điôt các loại tốt, xấu. + 6 triac, diac các loại tốt, xấu. 2. Học sinh: Ôn lại bài 4.SGK. Đọc trước bài ở nhà. Tiến trình tổ chức dạy học: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: - Phương pháp: vấn đáp. - Nội dung: ?1.Trình bày cấu tạo nguyên ký hoạt động của điôt bán đẫn ?2. Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của tirixto. ?3. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của triac. Tiến trình tổ chức dạy thực hành: Chia nhóm thực hành: Ôn lại lý thuyết bài 4 và cách sử dụng đồng hồ vạn năng. Trình tự các bước Hoạt động của thầy và trò Bước 1: quan sát nhận biết các linh kiện Điốt tiếp điểm vỏ thủy tinh màu đỏ Điốt ổn áp có ghi trị số ổn áp Điốt tiếp mặt vỏ sắt hoặc nhựa có 2 điện cực Tirixto và triac có 3 điện cực Gv đưa ra một số điôt để cho học sinh nhận biết đó là loại điốt nào? Sau đó gv giải thích cho các em hiểu Tương tự đối với tirixto và điốt Bước 2: chuẩn bị đồng hồ đo Đồng hồ đo để ở thang đo x100 Tìm hiểu đồng hồ đo Gv giới thiệu đồng hồ đo vạn năng cách sử dụng đồng hồ đo vạn năng Bước 3: đo điện trở thuận và điện trở ngược Điện trở thuận khoảng vài chục ôm Điện trở ngược khoảng vài trăm a. chọn ra 2 loại điôt sau đó thực hiện đo điện trở thuận và điện trở ngược b. chọn ra tirixto sau đó lần lượt đo diện trở thuận và điện trở ngược trong 2 trường hợp và c. chọn ra triac và đo trong 2 trường hợp - cực G để hở - cực G nối với A2 Tìm hiểu cách đo Gv giới thiệu cách đo điốt, cách đo tirixto và diac Cách phân biệt chân, cách phân biệt tốt xấu sau đó ghi vào bảng đã cho sẵn Đối với tirixto khi đo phải có nguồn điện và đo khi và khi Đo triac khi G để hở và khi G nối với A2 Trong 2 trường hợp này chú ý đấu đúng chiều nguồn điện Tổng kết và đánh giá kết quả thực hành: - Học sinh hoàn thành theo mẫu. - GV đánh giá dựa theo quá trình theo dõi và chấm kết quả báo cáo. 3.4. Mẫu báo cáo: ĐIÔT,TIRIXTO,TRIAC Họ và tên. Lớp . Tìm hiểu và kiểm tra điôt Các loại điot Trị số điện trở thuận Trị số điện trở ngược Nhận xét Điôt tiếp điểm Điôt tiếp mặt Tìm hiểu và kiểm tra tranzito UGK Trị số điện trở thuận Trị số điện trở ngược Nhận xét Khi UGK = 0 Khi UGK > 0 Tìm hiểu và kiểm tra triac UG Trị số điện trở thuận giữa A1 và A2 Trị số điện trở ngược giữa A1 và A2 Nhận xét Khi cực G hở Khi cực G nối với A2 4. Củng cố: GV tổng kết đánh giá bài học nhấn mạnh trọng tâm của bài 5. Dặn dò: ôn lại bài 4 và xem trước nội dung bài 6.SGK. Rút kinh nghiệm: Thông qua bộ môn: Tuần Ngày duyệt: / / 200 Giáo án Tuần dạy: Tiết dạy: 06 Ngày dạy: / / 200 Ngày soạn: / /200 Tên bài học: Bài 6. THỰC HÀNH TRANZITO I. Mục tiêu Làm xong bài thực hành này học sinh có khả năng: - Nhận dạng được các loại tranzito PNP bvà NPN các loại tranzito cao tần âm tần các loại tranzito công suất lớn và công suất nhỏ. - Đo điện trở thuận và nghịch giữa các chân của tranzito để phân biệt loại PNP và NPN phân biệt tốt xấu và xác định các cực của tranzito. II. Chuẩn bị Giáo viên: Giáo án, bài giảng. Nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài dạy. Chuẩn bị dụng cụ thực hành cho một nhóm học sinh: + Đồng hồ vạn năng: 1chiếc. + Tranzito các loại tốt, xấu: 8 chiếc. Học sinh: Ôn lại bài 4.SGK. Đọc trước bài ở nhà. III. Tiến trình tổ chức dạy thực hành: 1. Ổn định lớp, chia học sinh theo nhóm để chuẩn bị thực hành. 2. Ôn lại kiến thức lý thuyết bài 4 thống nhất cách đặt tên cho tranzito của Nhật Bản như sau : A. là loại cao tần PNP C. là loại cao tần NPN B. là loại âm tần PNP D. là loại âm tần NPN Các con số sau để chỉ thông số của tranzito. 3. Cách đo Giữa B và E là tiếp giáp P - N Giữa B và C la tiếp giáp N - P Cách đo hai tiếp giáp này giống như đo một điôt. 4. Nội dung và quy trình thực hành Trình tự các bước Hoạt động của thầy và trò Bước 1 Quan sát nhận biết và phân loại các loại tranzito NPN - PNP cao tần, âm tần, cô

File đính kèm:

  • docgiao an cn 12 20132014.doc