Mục đích yêu cầu.
Dạy xong bài thực hành này, GV cần làm cho học sinh:
Lập được bản vẽ vhi tiết từ vật mẫu hoặc từ từ bản vẽ lắp của sản phẩm cơ khí đơn giản.
Hình thành kỹ năng lập bản vẽ kỹ thuật và tác phong làm việc theo quy trình.
B/Chuẩn bị bài thực hành
1. Cấu trúc và phân bố bài thực hành.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 10: Thực hành - Lập bản vẽ thiết kế của sản phẩm cơ khí đơn giản (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 13 Số giờ đã giảng: 12
Thực hiện ngày 24 tháng 11 năm 2008
Bài10: THỰC HÀNH - LẬP BẢN VẼ THIẾT KẾ CỦA SẢN PHẨM CƠ KHÍ ĐƠN GIẢN (Tiết 2)
A/ Mục đích yêu cầu.
Dạy xong bài thực hành này, GV cần làm cho học sinh:
Lập được bản vẽ vhi tiết từ vật mẫu hoặc từ từ bản vẽ lắp của sản phẩm cơ khí đơn giản.
Hình thành kỹ năng lập bản vẽ kỹ thuật và tác phong làm việc theo quy trình.
B/Chuẩn bị bài thực hành
Cấu trúc và phân bố bài thực hành.
Nghiên cứu bài 10 SGK.
Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài thực hành.
Chuẩn bị phương tiện dày bài thực hành.
Các đề bài trong hình 10.1 và 10.2 SGK.
C/Các bước lên lớp.
I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp.
II/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 4 phút
Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi:” Trình bày các bước lập bản vẽ chi tiết?”
Nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm.
III/.Tiến trình tổ chức thực hành. Thời gian: 30phút
1/. Giới thiệu bài mới. Thời gian: 1 phút
Trong thiết kế và trong chế tạo, bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp là tài liệu kỹ thuật chủ yếu của sản phẩm cơ khí.
2/.Trình bày bài mới. Thời gian: 29 phút
Nội dung
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
II./ Hoạt động 2: Tổ chức thực hành.
1. Đọc bản vẽ lắp.
a./ Bản vẽ lắp của nắm cửa.
2. Bản vẽ lắp của tay quay.
2./Làm bài.
- Học sinh làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Hướng dẫn học sinh đọc các bản vẽ lắp: Đọc bản vẽ lắp của lắm cửa và bản vẽ lắp của tay quay.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 10.1 SGK.
- Đặt câu hỏi: Bản vẽ dùng loại hình cắt gì?
-Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận.
Hình cắt ở hình chiếu đứng là hình cắt cục bộ. Phần bên trái không cắt thể hiện hình dạng bên ngoài của tấm ốp 1 và tay nắm 2. Phần bên phải cắt cục bộ thể hiện hình dạng bên trong của tấm ốp 1 và tay nắm 2, nắp 3 và hình dạng bên ngoài của đai ốc 4, vít 5, hai chi tiết 4 và 5 không cắt.
- Đặt câu hỏi: Vị trí của mặt cắt như thế nào ?
- Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận.
Mặt cắt song song với mặt chiếu đứng và trùng với mặt phẳng đối xứng nằm ngang của bộ nắm cửa để thể hiện hình dạng của lỗ F5.
Hình cắt ở hình chiếu bằng là hình cắt cụa bộ, một phần lắp đậy 3 được lấy đi để khi nhìn từ trên xuống thấy được hình dạng bên trong của tay nắm 2, hình dạng đầu ren vít 5 và đai ốc 4.
- Tay quay đặt nằm ngang, vì cần quay 3 quá dài nên xem như nó bị cắt bỏ đi một phần ở giữa.
- Đặt câu hỏi: Hình chiếu đứng thể hịên được những hình dạng nào của các chi tiết.
- Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận.
Hình chiếu đứng thể hiện hình dạng bên ngoài của cần quay 3, đầu trục 2, đai ốc 6 và đầu cữ vặn 4.
- Đặt câu hỏi: Bản vẽ dùng loại hình cắt gì?
-Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận.
Hình chiếu bằng có hai hình cắt cục bộ. Hình cắt cục bộ ở bên trái thể hiện lỗ ren của đầu cằn quay 3 lắp với phần ren của trục ren 2 và đai ốc 6 lắp với phần ren của trục 2, ,trục và đai ốc 6 không bị cắt. Hình cắt cục bộ ở bên phải thể hiện rãnh và lỗ của cần quay 3, lỗ của cần quay 3 lắp với cữ vặn 4 và chốt côn 5. Một phần của cữ vặn 4 được cắt cục bộ để thể hiện lỗ lắp với chốt côn 5, chốt này không bị cắt. Phần có hai vạch chéo của cữ vặn 4 là lăng trụ đáy vuông có cạnh bằng 28 mm.
- Đặt câu hỏi: Vị trí của mặt cắt như thế nào ?
- Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận.
Mặt phẳng cắt của hai hình cắt cục bộ song song với mặt phẳng hình chiếu bằng và trùng với mặt phẳng đối xứng nằm ngang của bộ tay quay.
- Giáo viên giao cho mỗi học sinh vẽ một chi tiết.
+ Bản vẽ nắm cửa: Chi tiết 1 và chi tiết 2.
+ Bản vẽ tay quay: Chi tiết 1, 2, 3 và 4.
- Giải đáp các thắc mắc của học sinh.
- Chú ý nghe hướng dẫn của giáo viên.
-Quan sát hình vẽ 10.1 SGK.
- Lắng nghe câu hỏi của GV.
- Cá nhân trả lời câu hỏi.
- Chú ý nghe giảng và quan sát hình vẽ để nắm được cấu trúc, hình dạng của các chi tiết.
- Lắng nghe câu hỏi của GV.
- Cá nhân trả lời câu hỏi.
- Chú ý nghe giảng và quan sát hình vẽ để nắm được cấu trúc, hình dạng của các chi tiết.
-Quan sát hình vẽ 10.2 SGK
- Lắng nghe câu hỏi của GV.
- Cá nhân trả lời câu hỏi.
- Chú ý nghe giảng và quan sát hình vẽ để nắm được cấu trúc, hình dạng của các chi tiết.
- Lắng nghe câu hỏi của GV.
- Cá nhân trả lời câu hỏi.
- Chú ý nghe giảng và quan sát hình vẽ để nắm được cấu trúc, hình dạng của các chi tiết.
- Lắng nghe câu hỏi của GV.
- Cá nhân trả lời câu hỏi.
- Chú ý nghe giảng và quan sát hình vẽ để nắm được cấu trúc, hình dạng của các chi tiết.
- Tự làm bài theo đề bài mà giáo viên chỉ định.
- Đưa ra các thắc mắc phát sinh trong quá trình làm bài.
3/.Áp dụng. Thời gian: 10 phút
Lập bản vẽ chi tiết của các chi tiết trong hình 10.1 và hình 10.2
Học sinh lên bảng tập làm theo các bước, nhận xét đánh giá và cho điểm.
IV/.Củng cố bài mới. Thời gian: 3 phút
- Đặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài học để tổng kết và đánh giá sự tiếp thu của học sinh
+Trình tự lập bản vẽ chi tiết như thế nào?
Gọi học sinh trả lời và một số học sinh nhận xét
Nhận xét đánh giá sự tiếp thu của học sinh.
V/.Giao bài.
Học sinh về nhà đọc trước nội dung bài 11 trong SGK
VI/. Tự rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 25 tháng 11 năm 2008 Ngày 24 tháng 11 năm 2008
Tổ trưởng bộ môn Giáo viên
Trần Thị Lý Phùng Thị Tin
File đính kèm:
- CONG NGHE 11 Tiet 13.doc