MỤC TIÊU
1/Kiến thức: Qua bài giảng,HS phải:
- Biết được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt
- Biết được nguyên lý cắt và dao cắt
- Biết được các chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện.
2/Kỹ năng:
- Nhận biết được cấu tạo của dao tiện và các chuyển động của dao.
3/Thái độ:
- HS chăm chú nghe giảng và có ý thức tìm hiểu qua các tài liệu cũng như thực tế để hiểu bài kỹ hơn.
16 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 10231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 17 - Công nghệ cắt gọt kim loại (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa trong chế tạo cơ khí
C
hương4.công nghệ cắt gọt kim loại và tự động
Bài17- công nghệ cắt gọt kim loại
(Bài gồm 2tiết: Tiết 22-23)
Ngày soạn: 12/01/2009
A/Mục tiêu
1/Kiến thức: Qua bài giảng,HS phải:
- Biết được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt
- Biết được nguyên lý cắt và dao cắt
- Biết được các chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện.
2/Kỹ năng:
- Nhận biết được cấu tạo của dao tiện và các chuyển động của dao.
3/Thái độ:
- HS chăm chú nghe giảng và có ý thức tìm hiểu qua các tài liệu cũng như thực tế để hiểu bài kỹ hơn.
B.Chuẩn bị bài dạy
1.Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 17 - SGK công nghệ 11.
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài dạy.
- Xem lại những kiến thức liên quan đến bài giảng như: khái niệm về chuyển động tịnh tiến, chuyển động tròn...
2.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
Hình minh hoạ 17.1; 17.2; 17.3; 17.4 ( tranh vẽ hoặc máy chiếu ).
C/Tiến trình tổ chức dạy học
Tiết22- Nguyên lý cắt và dao cắt
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
+Nêu bản chất và ưu nhược điểm của phương pháp gia công bằng áp lực?
+Nêu bản chất và ưu nhược điểm của phương pháp gia công hàn?
3.Dạy bài mới:
*Đặt vấn đề vào bài mới : (2phút)
Bài trước chúng ta đã học về các phương pháp gia công chế tạo phôi.Đó là gia công chế tạo phôi bằng phương pháp đúc,phương pháp dùng áp lực và phương pháp hàn.Các phương pháp gia công này tạo ra các sản phẩm không có độ chính xác cao,chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành chế tạo máy.Trong thực tế,một số sản phẩm có yêu cầu độ chính xác cao,độ bóng bề mặt...Vì vậy cần phải có phương pháp gia công khác, sử dụng máy có nhiều tính năng và hiện đại để đáp ứng được các yêu cầu trong thực tế sản xuất.Chúng ta hãy nghiên cứu bài17: “ Công nghệ cắt gọt kim loại”.
*Nội dung tiết học :
Hoạt động 1: (5phút) Tìm hiểu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV làm rõ bản chất của phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt.
+ Xem hình vẽ17.1(hoặc chiếu một đoạn phim về gia công cắt gọt) cho biết bản chất của phương pháp gia công bằng cắt gọt?
+ Sự khác nhau của phương pháp gia công bằng cắt gọt với các phương pháp gia công đã học?
*GV: Nêu ưu điểm của phương pháp GCCG.
I/Nguyên lý cắt và dao cắt
1.Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt
- Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt (dao cắt) để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.
- Gia công cắt gọt là phương pháp gia công có phoi, tạo ra được chi tiết máy có độ chính xác và độ nhẵn bóng bề mặt cao hơn các phương pháp gia công khác.
Hoạt động 2: (7phút) Tìm hiểu nguyên lý cắt
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV Sử dụng tranh vẽ 17.1, để giải thích quá trình hình thành phoi.
Hình 17-1. Quá trình hình thành phoi
1.Phôi ; 2.Mặt phẳng trượt ;
3.Phoi ; 4.Dao ; 5.Chuyển động cắt
+ Phoi được hình thành như thế nào ?
+ Để dao cắt được vật liệu, giữa dao và phôi phải có điều kiện gì ?
*GV lấy ví dụ yêu cầu HS cho biết chuyển động của phôi trong từng ví dụ.
2.Nguyên lý cắt
a) Quá trình hình thành phoi
Giả sử phôi cố định, dao chuyển động tịnh tiến.Bộ phận cắt của dao có dạng như một cái chêm.Dưới tác dụng của lực(do máy tạo ra), dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dao bị dịch chuyển theo các mặt trượt tạo thành phoi.
b) Chuyển động cắt
Để cắt được vật liệu, giữa phôi và dao phải có chuyển động tương đối với nhau.
Ví dụ :
Tiện trục xe đạp : Phôi quay tròn,dao chuyển động tịnh tiến.Như vậy phôi quay tròn tạo ra chuyển động cắt.
Bào kim loại : Phôi cố định ngang,dao tịnh tiến dọc.Như vậy dao chuyển động tịnh tiến tạo ra chuyển động cắt.
Khoan : Phôi cố định, mũi khoan vừa chuyển động quay vừa chuyển động tịnh tiến.Như vậy mũi khoan chuyển động với tốc độ lớn so với phôi tạo ra chuyển động cắt.
Hoạt động 2: (20phút) Tìm hiểu dao cắt
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Tìm hiểu dao cắt
GV: Dùng trực quan vấn đáp, phân tích để học sinh nắm được các mặt và các góc của dao
+Quan sát hình vẽ, cho biết dao tiện có những mặt nào? Chỉ ra các mặt đó trên hình vẽ?Nêu tác dụng của từng mặt?
+Đâu là lưỡi cắt chính của dao tiện?Nó được tạo ra nhờ các mặt nào?Có tác dụng gì?
*GV yêu cầu HS quan sát hình 17-2b và trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên các góc của dao. Chỉ ra các góc đó trên hình vẽ?
+ Theo em các góc của dao có ảnh hưởng như thế nào khi gia công? Tại sao?
*GV có thể chỉ ra một số loại dao tiện để HS phân biệt rõ ràng.
Một số loại dao tiện
- Tìm hiểu vật liệu làm dao
GV: Cho HS quan sát dao tiện thực, tìm hiểu vật liệu làm dao.
? Muốn cắt được, dao phải có độ cứng như thế nào so với độ cứng của phôi?
(Độ cứng dao>độ cứng phôi)
? Dao tiện được làm bằng vật liệu gì?
GV: Phân tích đưa ra các loại vật liệu làm dao.
GV: Giải thích dao liền và dao ghép
3. Dao cắt
a) Các mặt của dao
Hình 17-2a. Dao tiện cắt đứt
Trên dao có các mặt chính sau:
- Mặt trước: Là mặt tiếp xúc với phoi khi tiện.
- Mặt sau: Là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi.
*Giao tuyến của mặt sau với mặt trước tạo thành lưỡi cắt chính
- Mặt đáy: Là mặt phẳng tì của dao trên đài gá dao.
b) Các góc của dao
Hình 17-2b. Các góc của dao
Trên dao tiện cắt đứt có các góc sau:
- Góc trước g : Là góc tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng // với mặt đáy. Góc trước càng lớn thì phoi thoát càng dễ.
- Góc sau a: Là góc hợp bởi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao. Góc sau càng lớn, ma sát giữa phôi với mặt sau càng giảm.
- Góc sắc b : Là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau của dao. Góc sắc càng nhỏ, dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn.
c) Vật liệu làm dao
Yêu cầu và vật liệu chế tạo:
- Thân dao làm bằng thép tốt như thép 45.
- Bộ phận cắt của dao được chế tạo từ các loại vật liệu có độ cứng, khả năng chống mài mòn và có độ bền nhiệt cao như thép gió, hợp kim cứng...
Tuỳ theo yêu cầu có thể chế tạo dao liền hoặc dao ghép.
4.Tổng hợp - Đánh giá: (5 phút)
- GV tổng hợp bài giảng bằng cách đặt câu hỏi theo đề mục của bài học.
- GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS về nhà đọc bài 17 (tiếp) để chuẩn bị cho giờ sau đạt kết quả cao.
Tiết23 - Gia công trên máy tiện
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
1.Nêu bản chất, ưu nhược điểm của phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt ?
2. Trình bày cấu tạo của dao cắt và vật liêu làm dao ?
3.Dạy bài mới:
Hoạt động 1: (10phút) Tìm hiểu cấu tạo của máy tiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV dùng hình vẽ 17-3 phóng to cho HS xem để HS nhận biết các bộ phận chính của máy tiện.Sau đó GV đặt câu hỏi:
+ Hãy chỉ ụ trước và hộp trục chính của máy tiện? Nêu tác dụng?
+Hãy chỉ mâm cặp của máy tiện?Nêu tác dụng?
+Hãy chỉ đài gá dao của máy tiện? Nêu tác dụng?
+Hãy chỉ bàn dao dọc của máy tiện? Nêu tác dụng?
+Hãy chỉ ụ động của máy tiện? Nêu tác dụng?
+Hãy chỉ bàn dao ngang của máy tiện? Nêu tác dụng?
+Hãy chỉ bàn xe dao của máy tiện? Nêu tác dụng?
+Hãy chỉ thân máy của máy tiện? Nêu tác dụng?
+Hãy chỉ hộp bước tiến dao của máy tiện? Nêu tác dụng?
II/ Gia công trên máy tiện
1. Máy tiện
- ụ trước và hộp trục chính(1): Để gá các trục chính, bàn xe dao của máy tiện.
- Mâm cặp(2): Để kẹp chặt phôi. Mâm cặp 2 chuyển động quay tròn được dẫn động bởi động cơ điện tạo ra chuyển động cắt.
- Đài gá dao(3): Dùng để điều chỉnh dao khi tiện.
- Bàn dao dọc(4): Để tịnh tiến dọc trục chính khi tiện.
- ụ động(5): Cùng với mâm cặp để cố định phôi khi tiện mặt ngoài của phôi.ụ động (5) có mũi tâm dùng để giữ phôi khi chiều dài phôi lớn, tránh cong phôi.
- Bàn dao ngang(6): Để tịnh tiến ngang khi tiện mặt đầu của phôi.
- Bàn xe dao của máy(7): Để kết hợp tạo ra tịnh tiến ngang của bàn dao ngang và tịnh tiến dọc của bàn dao dọc khi tiện.
- Thân máy(8): Để lắp các bộ phận trên và động cơ điện của máy tiện.
- Hộp bước tiến dao(9): Để gá lắp các công tắc điều khiển, hộp tốc độ, bộ phận điều chỉnh các chế độ làm việc của máy tiện.
Hoạt động 2: (17phút) Tìm hiểu các chuyển động của máy tiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV diễn giải : Máy tện hoạt động được là nhờ ĐCĐKĐB ba pha hoặc một pha nối với trục chính của máy tiện qua hệ thống dây đai, puly và bộ điều khiển tốc độ là hệ thống bánh răng số.
*GV treo tranh (hoặc cho HS xem băng hình) để HS nhận biết các chuyển động chíh của máy tiện.Yêu cầu HS kết hợp quan sát và trả lời các câu hỏi sau :
+Trong chuyển động cắt phôi và dao chuyển động như thế nào ?
(HS xem hình 17-4a để phân tích)
+Trong chuyển động tiến dao ngang phôi và dao chuyển động như thế nào ?
(HS xem hình 17-4a để phân tích)
+Trong chuyển động tiến dao dọc phôi và dao chuyển động như thế nào ?
(HS xem hình 17-4b để phân tích)
+Để tạo ra các mặt côn hoặc các mặt định hình thì dao phải chuyển động như thế nào ?
(HS xem hình 17-4c để phân tích)
2. Các chuyển động khi tiện
Hình 17-4.Các chuyển động khi tiện
a) Chuyển động tiến dao ngang Sng
b) Chuyển động tiến dao dọc Sd
c) Chuyển động tiến dao phối hợp Schéo
Khi tiện có các chuyển động sau:
* Chuyển động cắt: Phôi quay tròn tạo ra tốc độ cắt VC (m/phút),dao tiến ngang nhờ bàn dao ngang (hình 17-4a).
* Chuyển động tiến dao gồm:
+Chuyển động tiến dao ngang (Sng) được thực hiện nhờ bàn dao ngang để cắt đứt phôi hoặc gia công mặt đầu (hình 17-4a).Trong chuyển động này phôi quay tròn, dao tiến ngang nhờ bàn dao ngang.
+Chuyển động tiến dao dọc (Sd) được thực hiện nhờ bàn dao dọc trên hoặc bàn xe dao để gia công theo chiều dài chi tiết (hình 17-4b). Trong chuyển động này phôi quay tròn, dao tiến dọc nhờ bàn dao dọc hoặc bàn xe dao.
+Chuyển động tiến dao phối hợp : Phối hợp chuyển động tiến dao ngang và tiến dao dọc tạo thành chuyển động tiến dao chéo để gia công các mặt côn hoặc các mặt định hình (hình 17-4c).
Hoạt động 2: (7phút) Tìm hiểu khả năng gia công của máy tiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV đặt câu hỏi:
Em hãy cho biết công dụng của các phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt đã học?
( - Cưa: cắt đứt phôi.
- Dũa : Làm nhẵn bề mặt phôi.
- Khoan : Tạo ra lỗ trên phôi.
- Mài:Làm nhẵn bề mặt phôi).
Vậy tiện có thể gia công được các chi tiết có hình dạng như thế nào?
3.Khả năng gia công của tiện
Tiện gia công được các mặt tròn xoay ngoài và trong , các mặt đầu , các mặt côn ngoài và trong , các mặt tròn xoay định hình , các loại ren ngoài và ren trong.
4.Tổng hợp - Đánh giá:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK để củng cố bài học.
- GV nhận xét về ý thức,tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Giao nhiệm vu; cho HS: Đọc trước bài 18 - SGK
lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết
đơn giản trên máy tiện
Bài18- Thực hành
(Bài gồm 1 tiết: Tiết24)
Ngày soạn: 15/01/2009
A/Mục tiêu
1/Kiến thức:
- Qua bài thực hành,HS phải lập được quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản trên máy tiện.
2/Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản.
3/Thái độ:
Say mê với công việc và rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công tác nghiên cứu khoa học.
B.Chuẩn bị bài dạy
1.Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 18 - SGK công nghệ 11
- Đoc tài liệu tham khảo liên quan đến bài dạy.
2.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
- Chuẩn bị vật thật: Chốt có hình dạng như hình 18-1
- Bản vẽ chi tiết của chốt cửa và một số bản vẽ đơn giản: Khối trụ vát một đầu, hai đầu; Khối trụ vát hai đầu, một rãnh ở giữa; Khối trụ vát hai đầu, hai rãnh ở giữa.
c/Tiến trình tổ chức dạy học thực hành
1.Kiểm tra bài cũ:( 5phút)
Câu hỏi: Em hãy cho biết các chuyển động khi tiện?
2.Đặt vấn đề vào bài học:
Như chúng ta đã biết, để chế tạo một sản phẩm cơ khí phải tuân theo một quy trình công nghệ, việc làm này rất cần thiết vì hiện nay các sản phẩm cơ khí cũng như các sản phẩm khác đều phải tuân theo một quy trình công nghệ.Đánh giá một sản phẩm chỉ cần đánh giá quy trình công nghệ.Để làm quen với quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm, ta hãy nghiên cứu bài 18: “Thực hành lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản trên máy tiện”.
3.Nội dung bài thực hành: (40phút)
Hoạt động 1: ( phút) Tìm hiểu cấu tạo của chi tiết
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV yêu cầu HS quan sát hình 18-1 và trả lời câu hỏi:
+Đây là bản vẽ lắp hay bản vẽ chi tiết? Em có nhận xét gì về bản vẽ này?
Hình 18-1
I/Cấu tạo của chi tiết chốt cửa
- Hình 18-1 là bản vẽ chi tiết “Chốt cửa”.
- Có hai khối trụ tròn xoay với hai bậc có đường kính, chiều dài khác nhau.
+ Đường kính: f20 và f25
+ Hai đầu côn có kích thước 1x450.
+Chiều dài của cả hai khối là: 40mm (khối ngắn dài 15mm, khối còn lại dài 25mm).
+ Vật liệu chế tạo là thép.
Hoạt động 2: ( phút) Hướng dẫn HS lập quy trình công nghệ
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV đặt câu hỏi:
+Thế nào là quy trình công nghệ?
(Là trình tự các bước cần có để chế tạo một chi tiết).
+Chọn phôi phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?
+Phôi được gá vào bộ phận nào của máy tiện và theo nguyên tắc nào?
+Dao được lắp vào bộ phận nào của máy tiện và theo nguyên tắc nào?
+Vì sao không lắp dao xa phôi quá hoặc quá sát với phôi?
(Nếu dao xa phôi quá,dao sẽ không chạm tới,không tiện được.Nếu dao sát quá sẽ tạo lực ma sát lớn,nhiệt độ tăng, dao dễ gãy,mẻ).
+Thế nào là tiện (khỏa) mặt đầu? Mục đích?
(Làm một đầu của chi tiết có độ phẳng nhẵn theo yêu cầu).
+Tại sao không tiện phần trụ có đường kính f20 dài 25mm trước?
(Nguyên tắc: Tiện từ ngoài vào trong, tiện phần có kích thước lớn trước rồi mới tiện đến phần kích thước nhỏ).
Bước 5,6: Dao tiến dọc nhờ bàn dao dọc trên và bàn xe dao.
*GV yêu cầu HS quan sát góc lưỡi dao tạo với đường trục của phôi và cho biết góc đó bao nhiêu độ?
Bước 7,9: Dao tiến ngang nhờ bàn dao ngang của máy tiện.
II/ Lập quy trình công nghệ chế tạo.
Để lập quy trình công nghệ chế tạo chi tiết này phải trải qua 9 bước :
*Bước 1 : Chọn phôi
- Chọn đúng vật liệu, đảm bảo thỏa mãn độ bền theo yêu cầu sử dụng.
- Đường kính phôi phải lớn hơn đường kính lớn nhất của chi tiết, chiều dài phôi phải lớn hơn chiều dài chi tiết.
*Bước 2 : Gá phôi lên máy tiện
- Phôi được gá vào mâm cặp.
- Nguyên tắc gá phôi: Phải đồng tâm,tức là (đường trục của phôi phải song song với trục chính của máy tiện).
*Bước 3 : Gá dao lên máy tiện
- Dao đựơc lắp lên đài dao.
- Nguyên tắc: Vừa chạm tới mặt đầu của phôi.
*Bước 4: Tiện (khỏa) mặt đầu
(hình 18-2)
*Bước 5: Tiện trụ f25 dài 45mm
(hình 18-3)
*Bước 6: Tiện trụ f20 dài 25mm
(hình 18-4)
*Bước 7: Vát mép 1x450 (hình 18-5)
*Bước 8: Cắt đứt đủ chiều dài 40mm
(Hình 18-6)
*Bước 9: Đảo đầu, vát mép 1x450
(Hình 18-7)
Hoạt động 3: ( phút) Đánh giá kết quả thực hành
- GV yêu cầu HS tự lập quy trình chế tạo một sản phẩm trên máy tiện
- Giao cho mỗi nhóm một bài tập (chỉ ghi quy trình, không phải vẽ hình).
- GV cho các nhóm nhận xét về bài tập thực hành đã thực hiện.
- Gv thu bài, kết luận và cho điểm
4.Củng cố và hướng dẫn về nhà: Yêu cầu HS về nhà làm bài tập 1,2,3 SGK.
Bài19- tự động hóa trong chế tạo cơ khí
(Bài gồm 1tiết: Tiết 25)
Ngày soạn: 20/01/2009
A/Mục tiêu
1/Kiến thức: Qua bài giảng,HS phải:
- Hiểu rõ các khái niệm về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghiệp và dây truyền tự động.
- Hiểu được các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.
2/Kỹ năng:
- Phân biệt được máy tự động, người máy công nghiệp và dây truyền tự động.
3/Thái độ:
- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.
B.Chuẩn bị bài dạy
1.Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 19 - SGK công nghệ 11.
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài dạy.
2.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ phóng to các hình 19-1; 19-2; 19-3 - SGK công nghệ 11
C/Tiến trình tổ chức dạy học
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra viết15 phút)
đề bài
I/ Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
1/ Gúc trước ɤ là gúc
a hợp bởi mặt sau với tiếp tuyến của phụi đi qua mũi dao
b hợp bởi mặt trước với tiếp tuyến của phụi đi qua mũi dao
c tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đỏy
d tạo bởi mặt sau của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đỏy
2/ Độ dẻo biểu thị khả năng
a chống lại biến dạng dẻo hay phỏ hủy của vật liệu dưới tỏc dụng của ngoại lực
b biến dạng dẻo của vật liệu dưới tỏc dụng của ngoại lực
c chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tỏc dụng của ngoại lực
d dón dài tương đối của vật liệu dưới tỏc dụng của ngoại lực
3/ Độ bền biểu thị khả năng
a chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tỏc dụng của ngoại lực
b biến dạng dẻo của vật liệu dưới tỏc dụng của ngoại lực
c dón dài tương đối của vật liệu dưới tỏc dụng của ngoại lực
d chống lại biến dạng dẻo hay phỏ hủy của vật liệu dưới tỏc dụng của ngoại lực
4/ Gúc sau α là gúc
a hợp bởi mặt sau với tiếp tuyến của phụi đi qua mũi dao
b hợp bởi mặt trước và mặt sau của dao
c hợp bởi mặt trước với tiếp tuyến của phụi đi qua mũi dao
d tạo bởi mặt sau của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đỏy
5/ Gia cụng cắt gọt kim loại là
a lấy đi một phần kim loại của phụi dưới dạng phoi để thu được chi tiết cú hỡnh dạng kớch thước theo yờu cầu
b gia cụng cú phoi
c gia cụng khụng cú phoi
d lấy đi một phần kim loại của phoi dưới dạng phụi để thu được chi tiết cú hỡnh dạng kớch thước theo yờu cầu
6/ Gúc sắc β là gúc
a tạo bởi mặt sau của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đỏy
b tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đỏy
c hợp bởi mặt trước và mặt sau của dao
d hợp bởi mặt trước với tiếp tuyến của phụi đi qua mũi dao
II/ Tự luận (7,0 điểm)
Câu1: Nêu bản chất,ưu điểm và nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn?
Câu2: Hãy ghi chú dẫn và giải thích quá trình hình thành phoi trên hình vẽ dưới đây:
1
2
3
4....
5
3.Dạy bài mới:
*Đặt vấn đề vào bài mới :
Để tạo ra năng suất và sản phẩm có chất lượng cao,ngày nay với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và các loại máy móc tự động để tạo ra sản phẩm cơ khí có độ chính xác cao.Để hiểu rõ về tự động hóa trong sản xuất cơ khí, chúng ta nghiên cứu bài 19:“Tự động hóa trong chế tạo cơ khí”.
*Nội dung tiết học :
Hoạt động 1: (6phút) Tìm hiểu về máy tự động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV đặt vấn đề: Trong sản xuất hiện nay đều tuân theo một quy trình công nghệ.Vậy quy trình công nghệ do con người hay máy móc định ra?
(HS trả lời)
*GV giảng giải: Khi gia công các sản phẩm, quy trình công nghệ này được máy cơ khí thực hiện dưới dạng chương trình định sẵn.Lúc đó không có sự tham gia trực tiếp của con người.
+ Thế nào là máy tự động cứng?
+Thế nào là máy tự động mềm?
I/ Máy tự động, người máy công nghiệp và dây truyền tự động.
1.Máy tự động
a) Khái niệm
Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.
b) Phân loại
Có hai loại : Máy tự động cứng và máy tự động mềm.
*Máy tự động cứng: Là máy điều khiển bằng cơ khí nhờ các cơ cấu cam.Cam được xem là một dạng lưu trữ chương trình điều khiển quá trình làm việc của máy.
+ưu điểm: Tạo năng suất cao so với máy thông thường.
+Nhược điểm: Khi chi tiết gia công thay đổi phải thay đổi cam điều khiển, mất nhiều thời gian thay đổi thiết kế, chế tạo cam, điều chỉnh máy...
*Máy tự động mềm: Là máy có thể thay đổi chuơng trình hoạt động một cách dễ dàng để gia công được các loại chi tiết khác nhau.
(Ví dụ: Máy tiện NC, CNC là các loại máy tự động mềm mà chương trình điều khiển được số hóa có thể thay đổi được).
Hoạt động 2: (4phút) Tìm hiểu người máy công nghiệp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV dẫn dắt: Hiện nay, nhiều khâu trong sản xuất vị trí con người được thay thế bởi máy tự động.Quá trình sản xuất đó là tự động hóa, nhờ đó năng suất lao động rất cao.
+Thế nào là người máy công nghiệp (Rôbốt công nghiệp)?Hãy kể tên một số rôbốt công nghiệp mà em biết?
Hình 19-2. ứng dụng Rôbốt trong tháo lắp phôi trên máy công cụ
2. Người máy công nghiệp
a) Khái niệm
Người máy công nghiệp (Rôbốt) là một thiết bị tự động đa chức năng hoạt động theo chương trình nhằm phục vụ tự động hóa các quá trình sản xuất.
Đặc điểm : Có khả năng thay đổi chuyển động, sử lý thông tin.
b) Công dụng
- Rôbốt dùng ch dây truyền sản xuất.
- Thay thế con người làm việc ở những môi trường nguy hiểm và độc hại như thám hiểm Mổt trăng, thám hiểm đáy biển, làm việc ở các hầm lò thiếu dưỡng khí và có nhiều khí độc...
Hoạt động 3: (5phút) Tìm hiểu dây truyền tự động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV đặt câu hỏi:
+ Thế nào là dây chuyền tự động?
*GV giải thích sơ đồ và yêu cầu HS tìm hiểu nguyên lý của dây chuyền tự động chế tạo trục.
+ Dây chuyền tự động có công dụng gì? Nêu nguyên lý làm việc của dây chuyền tự động chế tạo trục?
3. Dây chuyền tự động
a)Khái niệm
Dây chuyền tự động là tổ hợp của các máy và các thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm hoàn thành một sản phẩm nào đó.
Ví dụ: Dây chuyền tự động để chế tạo chi tiết trục được trình bày như hinh 19-3.
Phôi
Hình 19-3. Dây chuyền tự động chế tạo trục
b) Công dụng
- Thay thế con người trong sản xuất.
- Thao tác kỹ thuật chính xác.
- Năng suất lao động cao, hạ giá thành sản phẩm.
c) Nguyên lý làm việc
Phôi được đưa lên băng tải.Các rôbốt 1,2 và 3 dùng để lắp phôi lên máy và tháo chi tiết sau khi gia công xong đặt lên băng tải.Băng tải sẽ có nhiệm vụ vận chuyển phôi từ máy gia công này sang máy gia công khác.
Hoạt động 4: (5phút) Tìm hiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV diễn giải:
Ô nhiễm môi trường sống nói chung hay môi trường lao động nói riêng đang là vấn đề thời sự cấp bách của toàn thế giới.
*GV đặt câu hỏi:
Hãy cho biết nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí?
II/Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bề vững trong sản xuất cơ khí
1. Ô nhiễm môi truờng trong SX cơ khí
a)Nguyên nhân
- Các chất thải trong quá trình sản xuất cơ khí không qua xử lý thải ra môi trường
- ý thức của con người đối với môi trường chưa cao
b) Các chất thải cơ khí thường làm ô nhiễm môi trường
Dầu mỡ và các chất bôi trơn, làm nguội, phế thải trong quá trình cắt gọt không qua xử lý, đưa trực tiếp vào môi trường sẽ gây ra ô nhiễm đất đai và nguồn nước.
*Kết luận: Trách nhiệm của các nhà sản xuất cơ khí , mỗi công nhân cơ khí phải có ý thức bảo vệ môi trường.
Hoạt động 5: (5phút)
Tìm hiểu các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu các nội dung bằng các câu hỏi sau:
+ Phát triển bền vững là gì?
+Phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí là gì ?
+ Theo em, có những biện pháp nào để phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí?
2. Các biện pháp đảm báo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí
a)Khái niệm
Phát triển bền vững là cách phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.
Phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí là phát triển hệ thống xanh-sạch ( không gây ô nhiễm cho môi trường sống, đẩm bảo an toàn cho con người trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai).
b)Biện pháp
- Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất để giảm chi phí năng lượng, tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Có các biện pháp sử lý dầu mỡ và nước thải sinh ra trong qua trình sản xuất trước khi thải vào môi trường.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, tích cực trồng cây, giữ gìn vệ sing môi trường để cùng nhau giữ gìn ngôi nhà chung của nhân loại.
4.Tổng hợp - Đánh giá:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK để củng cố bài học.
- GV nhận xét về ý thức,tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Giao nhiệm vụ cho HS: Xem lại toàn bộ kiến thức phần chế tạo
File đính kèm:
- Giao an cong nghe 11 Chuong 4.doc