Sau bài học này học sinh sẽ:
Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc
Biết được vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ.
B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.
+ Giáo án.
+Đề cương bài giảng.
+Tranh vẽ phóng to các hình 2.1, 2.2, 2.3 và 2.4 SGK.
C/Các bước lên lớp.
I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 2: Hình chiếu vuông góc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 2 Số giờ đã giảng: 1
Thực hiện ngày 1 tháng 9 năm 2009
.
Bài 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC.
A/ Mục đích yêu cầu.
Sau bài học này học sinh sẽ:
Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc
Biết được vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ.
B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.
+ Giáo án.
+Đề cương bài giảng.
+Tranh vẽ phóng to các hình 2.1, 2.2, 2.3 và 2.4 SGK.
C/Các bước lên lớp.
I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp.
II/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút
Hỏi: Em hãy nêu các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật?
Học sinh trả lời theo nội dung bài 1 SGK.
III/.Giảng bài mới. Thời gian: 37phút
1/. Giới thiệu bài mới. Thời gian: 1 phút
Để diễn tả một cách chuính xác hình dạng và kích thướcd của các vật thể trên các bản vẽ kỹ thuật dùng phép chiếu vông góc. Trên bản vẽ kỹ thuật thường dùng một trong hai phép chiếu:
+ Phương pháp chiếu góc thứ nhất.
+ Phương pháp chiếu góc thứ ba.
2/.Trình bày bài mới. Thời gian: 36 phút
Nội dung
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
I./ Phương pháp chiếu góc thứ nhất.
Vật thể được đặt trong một góc được tạo thành bởi các mphc đứng, mphc bằng và mphc cạnh. Các mặt phẳng này vuông góc với nhau từng đôi một.
Các hướng chiếu từ trước, từ trên và từ trái theo thứ tự vuông góc với mp hình chiếu đứng, chiếu bằng và hiếu cạnh.
Sau khi chiếu vật thể lên các mp chiếu ta được hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C.
- Xoay MP chiếu bằng xuống dưới 90o, mp chiếu cạnh sang phải 90o để các hình chiếu chùng nằm trên MP chiếu đứng ta được vị trí các hình chiếu theo PPCG1
II./ Phương pháp chiếu góc thứ ba.
+ MPHCĐ ở phía trước vật thể.
+ MPHCB ở phía trên vật thể.
+ MPHCC ở phía trái vật thể.
Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng chiếu ta được các hình chiếu A, B, C.
Xoay mặt phẳng chiếu bằn lên trên 90o, xoay mp chiếu cạnh sang trái 90o để các hình chiếu này cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng ta được vị trí các hình chiếu theo PPCG3.
20
15
Để giúp học sinh tiếp thu được các kiến thức mới GV củng cố lại các kiến thức đã học cho học sinh bằng các câu hỏi:
Hỏi: Hình chiếu vuông góc của một điểm lên một mặt phẳng là gì?
Hỏi: Hình chiếu vuông góc của một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chiếu là gì?
Hỏi: Hình chiếu vuông góc của một đoạn thẳng song song với mặt phẳng chiếu là gì?
Hỏi: Hình chiếu vuông góc của một mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng chiếu là gì?
Hỏi: Hình chiếu vuông góc của một mặt phẳng song song với mặt phẳng chiếu là gì?
- Vẽ hình minh hoạ phương pháp chiếu góc thứ nhất một cách rõ rang.
- Chỉ cho HS thấy được các mặt phẳng hình chiếu và các hướng chiếu.
- Trả lời các thắc mắc của HS.
-Thực hiện các phép xoay hình chiếu.
- Vẽ lại vị trí các hình chiếu sau khi thực hiện phép xoay hình theo PPCG1.
- Vẽ hình minh họa PPCG3 một cách rõ ràng.
- Hỏi: So với PPCG1 thì vị trí các mặt phẳng hình chiếu trong PPCHG có gì khác nhau.
- Gọi một học sinh lên bảng dùng các mũi tên để chỉ ra các hướng chiếu.
- Hỏi: Để các hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh cùng nằm trên mp hình chiếu đứng ta phải thực hiện phép xoay hình như thế nào?
- Thực hiện phép xoay hình để học sinh quan sát.
- Gọi một học sinh lên bảng vẽ lại vị trí các hình chiếu theo PPCG3.
- Trả lời các thắc mắc của học sinh.
- Suy nghĩ, liên hệ với các kiến thức đã học trong môn hình học để trả lời các câu hỏi của GV.
- Trả lời: Là một điểm.
- Trả lời: Là một điểm.
- Trả lời:Là đoạn thẳng cóKT bằng KT của đoạn thẳng đó.
- Trả lời: Là một đường thẳng.
- Trả lời: Là một mặt phẳng.
- Quan sát hình vẽ minh học của giáo viên, phân biệt được các các mặt phẳng hình chiếu và các hướng chiếu.
- Đưa ra các thắc mắc nếu chưa hiểu bài.
- Chú ý nghe giảng và nắm được vị trí các hình chiếu theo PPCG1
- Quan sát hình vẽ minh hoạ của GV.
- TL:MPHCĐ ở phía trước vật thể. MPHCB ở phía trên vật thể. MPHCC ở phía trái vật thể.
-TL: Xoay mặt phẳng chiếu bằn lên trên 90o, xoay mp chiếu cạnh sang trái 90o
- Học sinh lên bảng vẽ lại vị trí các hình chiếu theo PPCG3.
- Đưa ra các thắc mắc nếu chưa hiểu bài.
3/.Áp dụng. Thời gian: 4 phút
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Trong PPCG1 và PPCG3 vật thể có vị trí như thế nào đối với các mặt phẳng hình chiếu?
- Nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm.
IV/.Củng cố bài mới. Thời gian: 3 phút
Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung của PPCG1 và PPCG3, yêu cầu học sinh nắm chắc và đúng nội dung cơ bản của cvác phương pháp chiếu, vị trí các hình chiếu trên hình vẽ đối với mỗi phương pháp chiếu.
V/.Giao bài.
Học sinh về nhà làm bài tập trng 13 SGk, chuẩn bị các dụng cụ cho bài thực hành và đọc trước các bước tiến hành của bài thực hành.
VI/. Tự rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng bộ môn Giáo viên
Trần Thị Lý Phùng Thị Tin
File đính kèm:
- CONG NGHE 11 Tiet 2.doc