MỤC TIÊUBÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Qua bài giảng này giáo viên phải làm rõ cho học sinh:
- Hiểu được khài niệm và cách phân loại động cơ đốt trong
- Biết được cấu tạo chung của các loại động cơ đốt trong
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được một số loại động cơ đốt trong thường gặp
B/ CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG:
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/02/2008 Tiết: 26
Phần ba: Đông cơ đốt trong
Chương 5: Đại cương về động cơ đốt trong
Bài 20
Kjhái quát về động cơ đốt trong
a/ Mục tiêubài học:
1. kiến thức:
- Qua bài giảng này giáo viên phải làm rõ cho học sinh:
- Hiểu được khài niệm và cách phân loại động cơ đốt trong
- Biết được cấu tạo chung của các loại động cơ đốt trong
2. kĩ năng:
- Nhận biết được một số loại động cơ đốt trong thường gặp
B/ Chuẩn bị bài giảng:
1/ chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 20 SGK
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng
2/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học
tranh giáo khoa H20.1 SGK
C/ PHƯƠNG PHáP
Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề.
d/ Tiến trình giảng dạy:
I/ ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số lớp học
II/ Kiểm tra bài cũ:
kiểm tra 15’: Em hiểu thế nào là ô nhiễm môi trường lao động. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm là gì? làm thế nào để có thể khắc phục hiện tượng ô nhiễm nói trên
III/ Nội dung bài mới
Trong sản xuất và đời sống con người cần phải đi lại, vận chuyển hàng hóa, xây dựng các công trình các phương tiện thiết bị phục vụ trong lĩnh vực này chủ yếu là nguồn động lực là động cơ đốt trong. động cơ đốt trong có cấu tạo như thế nào, có vai trò trong cuộc sống như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu bài 20
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu lịch sử phát triển của động cơ đốt trong.
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK chia lớp học làm 4 nhóm thảo luận
1885
1877
1860
1897
1
yêu cầu các nhóm nận phiếu và nên dán vào các mốc lịch sử phát triển
I. Sơ lược lịch sử phát triển động cơ đốt trong
- tổng năng lượng do động cơ đốt trong tạo ra chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng năng lượng được sử dụnh trên toàn thế giới. chính vì vậy động cơ đốt trong có một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống.
hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và phân loại động cơ đốt trong
GV động cơ xe máy nhiên liệu là gì?
nhiên liệu được đốt ở đâu?
quá trình đốt cháy có sinh nhiệt không?
trong thực tế các em đã gặp loại động cơ nào?
II. khái niệm và phân loại động cơ đốt trong
khái niệm:
là động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ngay trong xilanh
Phân loại:
dựa vào hai dấu hiệu chủ yếu:
theo nhiên liệu: + Động cơ xăng
+ Động cơ diêzen
theo số hành trình của pit-tông trong một chu trình làm việc + động cơ 2 kì
+ động cơ 4 kì
Hoạt động 3 : tìm hiểu cấu tạo chung của đông cơ đốt trong
GV sử dụng mô hình động điêzen giới thiệu xcho học sinh nhận biết trên mô hình 2 cơ cấu 4 hệ thống
goi học sinh chỉ lại trên mô hình các cơ cấu và nhận bioết tên của các hệ thống, cơ cấu trong hình vẽ sgk
III. cấu tạo chung của động cơ đốt trong
- cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
- cơ cấu phân phối khí
- hệ thống bôi trơn
- hệ thống làm mát
- hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí
- hệ thống khởi động
5/ Tổng kết đánh giá
- GV đặt câu hỏi theo mục tiêu của bài để tổng kết và đánh giá sự tiếp thu của học sinh
+ Trong thực tế có mấy loại động cơ đốt trong?
+cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm những chi tiết nào?
D/ Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà
- Trả lời câu hỏi ở cuối bài 20 SGK. Đọc trước bài 21 SGK
- Đọc thông tin bổ sung SGK
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy
Ngày soạn: 10/02/2008 Tiết: 27
Bài 21
Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
a/ Mục tiêubài học:
1. kiến thức:
- Qua bài giảng này giáo viên phải làm rõ cho học sinh:
- Hiểu được khái niệm cơ bản về động cơ động cơ đốt trong
- Hiểu được nguyên lí làm việc của loại động cơ đốt trong
2. kĩ năng:
-aPhan tích được trên mô hình nguyên lí làm việc của ĐCĐT
B/ Chuẩn bị bài giảng:
1/ chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 21 SGK
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng
2/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học
tranh giáo khoa H21.1 SGK, mô hình động cơ diezen 4 kì và 2 kì
C/ Phương pháp
Thuyết trình, đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề.
D/ Tiến trình giảng dạy:
I/ ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số lớp học
II/ Kiểm tra bài cũ:
thể nào là động cơ đốt trong? động cơ đốt trong có cấu tạo gồm nhưng bộ phận nào
III/ Nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số khài niệm cơ bản .
GV: Sử dụng phương tiện trực quan mô hình động cơ diezen 4 kì thao tác cho học sinh quan sát có dừng tại các điểm chết và thay đổi chiều chuyển động và cho học sinh nhận xét và rút ra kết luận về các điểm chết
Sử dụng phương tiện trực quan mô hình động cơ diezen 4 kì thao tác cho học sinh quan sát
GV: Hành trình của pit-tông laf gì?
nếu gọi D là đường kính xilanh thì
VCT =?
I. Một số khái niệm cơ bản
1/ điểm chết của pit-tông
-Điểm chết của pit- tông là tại đó pit-tông thay đổi chiều chuyển động
+ điểm chết trên mà tại đó đỉnh pit-tông xa tâm trục khuỷu nhất (ĐCT)
+ điểm chết dưới mà tại đó đỉnh pit-tông gần tâm trục khuỷu nhất (ĐCD)
2/ Hành trình pit-tông(S)
là quãng đường mà pit-tông đi được giữa hai điểm chết
S = 2R
3/ Thể tích toàn phần (Vtp)
là toàn bộ thể tích không gian giới hạn bởi nắy máy, xilanh và đỉnh pittông khi pit-tông ở điểm chết dưới
4/ Thể tích buồng cháy (Vbc)
là thể tích xilanh khi pittông ở ĐCT
5/ Thể tích công tác (VCT)
VCT =VTP - Vbc
6/ Tỉ số nén (&)
là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy
& = VTP / Vbc
7/ chu trình làm việc của động cơ
khi động cơ làm việc trong xilanh diễn ra các quá trình: Nạp, nén, cháy dãn nở, thải. tổng hợp cả 4 quá trình đó gọi là chu trình làm việc của động cơ
8/ kì
là 1 phần của chu trình diễn ra trong một hành trình của pit-tông
hoạt động 2: Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì.
GV: Trong kì nạp trong xilanh diễn biến như thế nào? Vì sao không khí lại nạp vào trong xilanh được?
GV: Trong kì nén diễn biến như thế nào?
áp suất nhiên liệu phun vào xilanh cao hay thấp? Tại sao?
GV: Em hãy cho biết diễn biến của kì cháy dãn nở? Vì sao nhiên liệu lại cháy được?
GV: Em hãy cho biết diễn biến xảy ra trong kì thải?
II. Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì.
1. Nguyên lí làm việc của động cơ điêzel 4 kì.
a. Kì 1: Nạp
Xupáp nạp mở- xupáp thải đóng Pittong đi từ ĐCT xuống ĐCD áp suất trong xilanh giảm, nhờ độ chênh áp không khí qua Xupáp nạp tràn vào xilanh.
b. Kì 2: Nén
Pittong đi từ ĐCD lên ĐCT, cả hai xupap đều đóng làm cho thể tích xilanh giảm, áp suất tăng, nhiệt độ tăng. Cuối kì nén vòi phun phun nhiên liệu vào buồng cháy.
c. Kì 3: Cháy giãn nở
Pittong đi từ ĐCT đến ĐCD, cả hai xupap đều đóng.
Nhiên liệu được phun tơi vào buồng cháy, nhờ nhiệt độ và áp suất cao trong xilanh, hỗn hợp xăng-không khí tự bốc cháy tạo ra lực khí thể đẩy pittong đi xuống.
d. Kì 4: Thải
Pittong đi từ ĐCD đến ĐCT, xupap nạp đóng, xupap thải mở. Sản phẩm cháy trong xilanh được đẩy ra ngoài qua xupap thải.
IV/ C ủng cố:
+ Một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong.
+ Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì.
D/ Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà
- Trả lời câu hỏi ở cuối bài 20 SGK. Đọc trước bài 21 SGK
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy
Học sinh nắm được nội dung bài.
Ngày soạn: Tiết:
Bài 21
Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
a/ Mục tiêubài học:
1. kiến thức:
- Qua bài giảng này giáo viên phải làm rõ cho học sinh:
- Hiểu được khái niệm cơ bản về động cơ động cơ đốt trong
- Hiểu được nguyên lí làm việc của loại động cơ đốt trong
2. kĩ năng:
-aPhan tích được trên mô hình nguyên lí làm việc của ĐCĐT
B/ Chuẩn bị bài giảng:
1/ chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 21 SGK
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng
2/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học
tranh giáo khoa H21.1 SGK, mô hình động cơ diezen 4 kì và 2 kì
C/ Phương pháp
Thuyết trình, đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề.
D/ Tiến trình giảng dạy:
I. ổn định lớp – kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì.
III. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Em hãy so sánh cấu tạo của động cơ 2 kì với động cơ 4 kì?
GV: Trong kì 1, diễn biến trong xilanh xảy ra như thế nào?
GV: Em hãy cho biết diễn biến xảy ra trong kì 2?
GV: Dựa vào nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì em hãy nêu nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 2 kì?
III. Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì
Đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì.
Cấu tạo động cơ 2 kì đơn giản hơn động cơ 4 kì. Động cơ 2 kì không dùng xupap, pittong làm thêm nhiệm vụ của van trượt để đóng mở các cửa khí.
Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì.
Kì 1: Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, trong xilanh diễn ra các quá trình cháy giãn nở, thải tự do và quét – thải khí.
Đầu kì 1, pit-tông ở ĐCT. Khí cháy có áp suất cao dãn nở đẩy pit- tông đi xuống, làm quay trục khuỷu sinh công. Quá trình cháy dãn nở kết thúc khi pit-tông bắt đầu mở cửa thải.
Từ khi pit-tông mở cửa thải cho tới khi bắt đầu mở cửa quét khí thải trong xilanh có áp suất cao được thải tự do ra ngoài.
Từ khi pit-tông mở cửa quét cho đến khi tới ĐCD, hòa khí có áp suất cao từ cacte qua đường thông và cửa quét nạp vào xilanh. Đẩy tiếp khí thải trong xilanh ra ngoài.
Kì 2: Pit-tông đi từ ĐCD đến ĐCT, trong xilanh diễn ra các quá trình quét – thải khí, lọt khí, nén và cháy.
Pit-tông đi từ ĐCD lên ĐCT lúc đầu pit-tông đóng cửa quét, sau đó đóng cửa thải. Từ khi đóng cửa quét đến khi đóng cửa thải xảy ra sự lọt khí qua cửa thải. Pit- tông đi lên làm áp suất dưới cacte giảm hỗn hợp xăng không khí qua cửa nạp tràn vào xilanh. Pit- tông tiếp tục đi lên cuối kì nén bugi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu.
IV. Nguyên lí làm việc của động cơ điênzen 2 kì.
Nguyên lí làm việc của động cơ điênzen 2 kì cũng tương tự như động cơ xăng 2 kì, chỉ khác ở 2 điểm:
Khí nạp vào cacte của động cơ xăng là hòa khí, còn ở động cơ điênzen là không khí.
Cuối kì nén, ở động cơ xăng thì bugi bật tia lửa điện để đốt cháy hòa khí, còn ở động cơ điênzen thì vòi phun phun nhiên liệu vào buồng cháy. Và tự bốc cháy nhờ nhiệt độ cao.
IV/ C ủng cố:
+ Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì.
D/ Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà
- Trả lời câu hỏi ở cuối bài 20 SGK. Đọc trước bài 21 SGK
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy
Học sinh nắm được nội dung bài.
File đính kèm:
- Giao an Cong Nghe 11 Phan 2.doc