I. Mục tiêu:
- Hiểu mục đích và tầm quan trọng của việc phân tích yêu cầu lập trang tính.
- Biết đặt và trả lời các câu hỏi phân tích trước khi lập trang tính.
- Lập được trang tính dựa trên kết quả phân tích.
II. Gợi ý dạy học:
1. Nội dung bài học:
- Một số câu hỏi gợi ý.
- Ví dụ thực hành.
- Thực hành.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 25: Bố trí dữ liệu trên trang tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 25: Bố trí dữ liệu trên trang tính.
Mục tiêu:
Hiểu mục đích và tầm quan trọng của việc phân tích yêu cầu lập trang tính.
Biết đặt và trả lời các câu hỏi phân tích trước khi lập trang tính.
Lập được trang tính dựa trên kết quả phân tích.
Gợi ý dạy học:
Nội dung bài học:
Một số câu hỏi gợi ý.
Ví dụ thực hành.
Thực hành.
Trọng tâm:
Giúp học sinh nhận biết được quy trình thực hiện trước khi lập một trang tính: phải xác định được mục tiêu, các loại dữ liệu (cho trước và cần tìm), các công thức cần sử dụng để tính toán.
Lưu ý khái niệm trang tính và bảng tính là như nhau. Nếu cần thiết thì nên dùng từ “bảng tính” để dễ dàng giảng dạy.
Hoạt động giảng dạy:
Hoạt động 1: Một số câu hỏi gợi ý.
Giáo viên cho học sinh đọc bài toán 1 rồi phân tích trả lời các câu hỏi để xác định mục tiêu, dữ liệu, công thức tính toán:
Yêu cầu lập trang tính để làm gì?
Bài toán cho biết gì và cần tìm gì?
Các công thức để có được các đại lượng cần tìm từ đại lượng cho trước.
Giáo viên kết luận rằng: tổng doanh thu là tổng tiền bán phần mềm, tiền hoa hồng là 5.8% của tổng doanh thu. Tiền phần mềm = giá phần mềm x số lượng phần mềm. Vì vậy, để không cần phải thực hiện lặp lại công thức tính toán cho các phần mềm ta đưa các thông tin như: giá và số lượng lên trang tính mà hơn nữa số lượng bán là thường xuyên cập nhật.
Cần trình bày trang tính như thế nào?
Hoạt động 2: Ví dụ thực hành.
Học sinh đọc bài toán, phân tích rồi trả lời câu hỏi của giáo viên:
Có sự thay đổi nào trong bài toán 2 so với bài toán 1?
Mục tiêu của việc lập trang tính?
Dữ liệu cho trước?
Dữ liệu cần tìm?
Công thức tính toán liên quan.
Giáo viên cho học sinh biểu diễn các dữ liệu lên trang tính và bố trí như thế nào?
Hoạt động 3: Thực hành
Học sinh thực hành các bài tập thực hành 1, 2, 3. Việc làm này cho nhóm gồm 2 học sinh ngồi chung 1 máy thực hiện.
Hoạt động 4: đánh giá
Tổng kết bài học.
Giáo viên cho học sinh thực hiện một bài tập nhanh: học sinh thử lập một trang tính dùng để quản lý điểm môn Tin học của lớp gồm các thông tin: họ tên học sinh, điểm vấn đáp, 2 điểm 15phút, 2 điểm kiểm tra 45 phút, 1 điểm kiểm tra học kỳ. Với thông đó, em hãy tính điểm trung bình là trung bình của các điểm trong đó điểm kiểm tra 1 tiết hệ số 2, điểm trung bình học kỳ là điểm trung bình của điểm trung bình và điểm kiểm tra học kỳ (tính hệ số 2). Lưu trang tính với tên BANGDIEM.
Giáo viên đánh giá mức độ hiểu và làm bài tập của học sinh.
Tổng kết các kết quả đạt được và chưa đạt của học sinh trong bài học này.
Nhận xét giờ học và dặn dò bài học sau.
Câu hỏi ôn tập đánh giá (trắc nghiệm):
Học bố trí dữ liệu trên bảng tính là:
Dựa vào các dữ liệu đã cho và yêu cầu của bài toán, ta phân tích trình bày các dữ liệu đó lên bảng tính sao cho hợp lý, dễ nhìn.
Trang trí các dữ liệu đã có trên bảng tính đẹp hơn, hợp lý hơn.
Đặt các ô chứa dữ liệu cần thiết lên bảng tính, các ô chứa dữ liệu khác không cần thiết có thể xóa đi sao cho nhìn hợp lý, đẹp.
Biểu diễn một bài toán lên bảng tính bằng:
Một hay nhiều cách trình bày.
Chỉ duy nhất một cách trình bày.
Tối đa chỉ 2 cách mà thôi.
Không thể biểu diễn bài toán lên bảng tính.
Trong giai đoạn phân tích yêu cầu lập bảng tính, cần thực hiện tìm ra công thức tính toán để:
Tìm được dữ liệu cần tính từ dữ liệu cho trước.
Kiểm tra dữ liệu cần tính từ dữ liệu cho trước.
Là một bước cần thực hiện cho có trong giai đoạn.
Tất cả các bài toán trong tin học đều có thể bố trí dữ liệu lên bảng tính?
Sai.
Đúng.
Các bước thực hiện trong giai đoạn phân tích yêu cầu lập bảng tính cũng phải được bố trí lên bảng tính:
Sai
Đúng.
Giáo viên biên soạn:
Trần Công Đời – THPT Vĩnh Cửu.
Vũ Thị Thùy Hương – THPT Phước Thiền.
File đính kèm:
- 25.DOC