Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 3: Thực hành - Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản

Mục đích yêu cầu.

 Sau bài học này học sinh sẽ:

 Vẽ được ba hình chiếu (Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh) của vật thể đơn giản.

 Ghi được các kích thước trên các hình chiếu của vật thể đơn giản.

 Trình bày được bản vẽ theo các tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật.

B./Các bước lên lớp.

 I/. Ổn định lớp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 3: Thực hành - Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 3 Số giờ đã giảng: 2 Thực hiện ngày 7 tháng 9 năm 2009 Bài 3: THỰC HÀNH - VẼ CÁC HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN A/ Mục đích yêu cầu. Sau bài học này học sinh sẽ: Vẽ được ba hình chiếu (Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh) của vật thể đơn giản. Ghi được các kích thước trên các hình chiếu của vật thể đơn giản. Trình bày được bản vẽ theo các tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật. B./Các bước lên lớp. I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp. II/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút Gọi học sinh lên bảng vẽlại vị trí ba hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba. Nhận xét câu trả lời của học sinh. III/.Chuẩn bị. + Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kỹ thuật (thước, êke, com pa, khuôn vẽ elip, đo độ)bút chì cứng, bút chì mềm, tẩy + Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4. + Tài liệu: Sách giáo khoa. + Đề bài: Hình biểu diễn hai chiều của tấm trượt dọc. IV./ Nội dung thực hành. Lập bản vẽ trên khổ giấy A4 gồm ba hình chiếu và các kích thước của vật thể ( Tấm trượt dọc) từ hình biểu diễn ba chiều của vật thể V/.Các bước tiến hành. Nội dung TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Bước 1 5’ - Vẽ hình biểu diễn ba chiều của vật thể lên bảng cho học sinh quan sát, ghi các kích thước của vật thể. - Hướng dẫn học sinh quan sát vật thể. - Yêu cầu một học sinh lên bảng chọn các hướng chiếu để biểu diễn hình dạng của vật thể. - Quan sát vật thể và nắm được các kích thước của vật thể. - Dùng mũi tên chỉ ra ba hướng chiếu. 2. Bước 2 3’ Hỏi: Với kích thước của vật thể để biểu diễn được trên khổ giấy A4 ta nên chọn tỉ lệ như thế nào? Hỏi: Hình chữ nhật bao ngoài của vật thể có kích thước chiều cao, rộng, dài bằng bao nhiêu? - Gọi một học sinh lên bảng vẽ lại ba hình chiếu của hình chữ nhật bao ngoài. - TL: Nên chọn tỷ lệ bản vẽ là 1:1 hoặc 3:2. - TL: HCN lbao ngoài cao 40, rộng 40, dài 60. - Vẽ bằng nét mờ ba hình chiếu của HCN bao ngoài. 3. Bước 3 a./ Vẽ khối chữ L. b./ Vẽ rãnh hình hộp bên phải. c./ Vẽ rãnh trái. 15 - Hướng dẫn học sinh quan sát khối chữ L. - Yêu cầu một học sinh đọc các kích thước của khối chữ L sau đó gọi một học sinh khác lên vẽ ba hình chiếu của khối chữ L. - Hướng dẫn học sinh quan sát rãnh hình hộp bên phải. - Yêu cầu một học sinh đọc các kích thước của rãnh hình hộp bên phải sau đó gọi một học sinh khác lên vẽ ba hình chiếu của rãnh hình hộp bên phải. - Hướng dẫn học sinh quan sát rãnh trái. - Yêu cầu một học sinh đọc các kích thước của rãnh trái sau đó gọi một học sinh khác lên vẽ ba hình chiếu của rãnh trái. - Quan sát và đọc các kích thước của khối chữ L. - Vẽ ba hình chiếu của khối chữ L. - Quan sát và đọc các kích thước của rãnh hình hộp bên phải. - Vẽ ba hình chiếu của rãnh. - Quan sát và đọc các kích thước của rãnh trái. - Vẽ ba hình chiếu của rãnh. 4. Bước 4. 4 - Dùng bút chì mềm tô đậm các nét biểu diễn cạnh thấy, đường bao thấy của vật thể trên các hình chiếu, dùng nét đứt biểu diễn các cạnh khuất, đường bao khuất. - Gọi một học sinh lên thực hiện - Học sinh dùng tẩy xoá đi các nét thừa, dùng bút chì mềm tô đậm các nét thấy, dùng nét đứt biểu diễn các đường khuất. 5. Bước 5. 4 - Hỏi: Theo em các kích thước nào của vật thể cần phải biểu diễn trên vật thể. - Hướng dẫn học sinh kẻ các đường gióng KT và ghi các chữ số KT theo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Chỉ ra các kích thước cần phải thể hiện trên vật thể. - Ghi các kích thước vào bản vẽ. 6. Bước 6. 7 - Hướng dẫn học sinh kẻ khung vẽ theo mầu hình 1.2 và khung tên theo mẫu hình 3.7 SGK. - Kẻ khung vẽ, khung tên theo đúng yêu cầu KT. VI/.Tổng kết đánh giá. Thời gian: 3 phút Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, kỹ năng làm bài thực hành, thái độ học tập của học sinh. V/.Giao bài. Học sinh về nhà làm các đề trong sách giáo khoa và đọc trước nội dung bài 4. VI/. Tự rút kinh nghiệm. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ trưởng bộ môn Giáo viên Trần Thị Lý Phùng Thị Tin

File đính kèm:

  • docCONG NGHE 11 Tiet 3.doc