Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 37 - Tiết 46, 47: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện

- Học sinh biết: Giúp cho học sinh biết được khái niệm chung của máy phát điện kéo bằng động cơ đốt trong.

Biết được đặc điểm của động cơ và phương pháp truyền mômen trên máy phát điện.

- Học sinh hiểu: Đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực dùng cho một số máy phát điện.

 1.2.Kĩ năng: Nhận biết được vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện.

1.3.Thái độ: - Có thái độ khách quan, trung thực, cẩn thận và có tinh thần hợp tác trong học tập. Rèn luyện tư duy logic, tính sáng tạo,tích cực.

2.TRỌNG TÂM: Đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực dùng cho một số máy phát điện.

 Nhận biết được vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện.

3. CHUẨN BỊ :

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 37 - Tiết 46, 47: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : 37 Tiết: 46-47 Tuần dạy :. Ngày dạy :. ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO MÁY PHÁT ĐIỆN 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - Học sinh biết: Giúp cho học sinh biết được khái niệm chung của máy phát điện kéo bằng động cơ đốt trong. Biết được đặc điểm của động cơ và phương pháp truyền mômen trên máy phát điện. - Học sinh hiểu: Đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực dùng cho một số máy phát điện. 1.2.Kĩ năng: Nhận biết được vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện. 1.3.Thái độ: - Có thái độ khách quan, trung thực, cẩn thận và có tinh thần hợp tác trong học tập. Rèn luyện tư duy logic, tính sáng tạo,tích cực. 2.TRỌNG TÂM: Đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực dùng cho một số máy phát điện. Nhận biết được vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện. 3. CHUẨN BỊ : 3.1 . Giáo viên: 1.Chuẩn bị nội dung : Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuyên ngành động cơ đốt trong. Nghiên cứu một số kiến thức có liên quan trong bài 37. Sưu tầm một số thông tin về các loại động cơ máy máy phát điện. 2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Tranh vẽ hình 37.1 SGK. Sưu tầm một số tranh ảnh về các loại máy phát điện kéo bằng động cơ đốt trong. 3.2. Học sinh : đọc trước nội dung bài 37 SGK để tìm hiểu nội dung các bài học, đọc lại chương chuyển động cơ khí sách công nghệ 8, liên hệ so sánh với các bài trước. 4. TIẾN TRÌNH : 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện. Lớp :. 4.2. Kiểm tra miệng : Câu 1 : - Đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp. Câu 2 : - Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh hơi. - Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh xích. 4.3 Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: vào bài Chúng ta đã biết ĐCĐT được ứng dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải như: ô tô, xe máy, tàu thuỷ Ngoài ra ĐCĐT còn được ứng dụng rộng rãi để chạy các máy phát điện phục vụ trong sản xuất và trong đời sống. Để hiểu rõ ứng dụng của ĐCĐT cho các máy nông nghiệp như thế nào ta đi vào tìm hiểu bài 37. - GV:giới thiệu nội dung bài mới, trọng tâm của bài. - HS: Học sinh tiếp nhận thông tin, nhận thức vấn đề cần nghiên cứu. Hoạt động 2: Tìm hiểu về máy phát điện kéo bằng động cơ đốt trong. Gv sử dụng hình 37.1 SGK để mô tả và dùng một số câu hỏi: + Cụm đc máy phát điện kéo bằng đc đốt trong có những bộ phận nào? [động cơ, máy phátđược nối với nhau bằng một khớp nối, tất cả được lắp trên một giá đỡ chung. Theo sơ đồ37.1 thì đòi hỏi đồng tâm giữa 2 trục đc là rất caoà khóà dùng khớp nối mềm ]. + So sánh tốc độ quay của máy phát và động cơ khi chúng được nối với nhau.[luôn luôn bằng nhau] -GV yêu cầu HS đọc mục I trang 154 sgk. ?-Về nguyên tắc có thể sử dụng loại động cơ nào để kéo máy phát điện? ?-Để kéo được máy phát diện thì công suất của động cơ so với công suất của máy phát phải thoả mãn điều kiện gì? ?-Chất lượng dòmg điện phụ thuộc vào đại lượng nào? ?-Tần số dòng điện ổn định phụ thuộc vào các đại lượng nào? -HS đọc mục I trang 154 sgk. - HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi, tiếp nhận thông tin. Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm của động cơ. - Theo nhiên liệu thì đc kéo máy phát là loại động cơ nào?[diezen hoặc xăng]. - Yêu cầu về công suất của động cơ so với công suất máy phát như thế nào? [tương thích về công suất và tốc độ quay]. - Động cơ kéo máy phát điện phải đáp ứng yêu cầu gì để tần số dòng điện phát ra luôn luôn ổn định? [Có thêm bộ điều tốc (ổn định tốc độ)] ?-Máy phát điện có nhu cầu phải đổi chiều quay như hệ thống truyền trên các máy khác không? Có cần bộ phận điều khiển hệ thống truyền lực không? I. GIỚI THIỆU CHUNG: Máy phát điện kéo bằng đc đốt trong thường được sử dụng ở những nơi không có điện lưới quốc gia hoặc dùng làm nguồn dự phòng khi bị mất điện lưới. Khi làm việc tốc độ quay của máy phát luôn luôn bằng tốc độ quay của động cơ kéo nó. II. ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG CƠ VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRONG ĐCĐC MÁY PHÁT ĐIỆN: Đặc điểm của động cơ : - Chất lượng dòng điện thể hiện ở sự ổn định tần số của nó trong suốt thời gian sử dụng. - Để tần số dòng điện ổn định thì tốc độ quay của động cơ và máy phát phải ổn định. - Động cơ đốt trong kéo máy phát điện có đặc điểm : + Động cơ xăng hoặc diezen có công suất phù hợp với công suất máy phát. + Có bộ điều tốc để giữ ổn định tốc độ quay động cơ. 4.3 Bài mới: Tiết 2 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 4 : Tìm hiểu về đặc điểm của hệ thống truyền lực. Ở cụm đc máy phát điện không có nhu cầu thay đổi tốc độ quay và tách nối đường truyền mômen nên không cần hộp số và bộ li hợp. Không có bộ phận thay đổi chiều quay. + Ta có thể thay thế bộ truyền đai cho hệ thống truyền lực ở giữa đc và máy phát được không ? [Không vì trong quá trình truyền lực có thể sẽ bị trượt đai dẫn đến chất lượng điện không tốt]. - HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi, tiếp nhận thông tin. II. ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG CƠ VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRONG ĐCĐC MÁY PHÁT ĐIỆN: 2.Đặc điểm của hệ thống truyền lực : - Hệ thống truyền lực rất đơn giản, chỉ cần nối trực tiếp hai đầu trục của máy phát và động cơ thông qua một một khớp nối mềm (trong điều kiện tốc độ quay máy phát bằng tốc độ quay đc). - Không bố trí li hợp. - Hệ thống truyền lực không cần đổi chiều trong quá trình làm việc. - Động cơ thay thế phải phù hợp về công suất máy phát. - Nếu tốc độ quay giữa đc và máy phát khác nhau thì phải bố trí hộp tốc độ (tăng hoặc giảm tốc). - Động cơ được chọn nhất thiết phải có bộ điều tốc. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Câu 1 : đặc điểm của hệ thống truyền lực? Đáp án câu 1: SGK - Câu 2 : đặc điểm của động cơ. Đáp án câu 2: SGK 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết này : + Ghi nhớ kiến thức bài học + Học sinh nghiên cứu thêm bài học trong sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi cuối bài 37 SGK - Đối với bài học ở tiết tiếp theo : + Tiết sau:48-49-50 bài 38 Thực hành : Vận hành và bảo dưỡng động cơ đốt trong hoặc tham quan + Các kiến thức cơ bản về ĐCĐT 5.RÚT KINH NGHIỆM : - Nội dung: . - Phương pháp: . - Sử dụng đồ dùng,thiết bị dạy học : .

File đính kèm:

  • doctiet 4647 DONG CO DOT TRONG DUNG CHO MAY PHAT DIEN.doc
Giáo án liên quan