Mục đích yêu cầu.
Sau bài học này học sinh sẽ:
Hiểu được các khái niệm về hình chiếu trục đo.
Biết cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản.
B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.
+ Giáo án.
+Đề cương bài giảng.
+ Bảng, phấn và hình vẽ minh hoạ.
C/Các bước lên lớp.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 5: Hình chiếu trục đo (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 5 Số giờ đã giảng: 4
Thực hiện ngày 21 tháng 9 năm 2009
.
Bài 5: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO.
A/ Mục đích yêu cầu.
Sau bài học này học sinh sẽ:
Hiểu được các khái niệm về hình chiếu trục đo.
Biết cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản.
B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.
+ Giáo án.
+Đề cương bài giảng.
+ Bảng, phấn và hình vẽ minh hoạ.
C/Các bước lên lớp.
I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp.
II/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 4 phút
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập số 1, bài số 2, bài số 3 trang 25 sách giáo khoa.
Nhận xét bài làm của học sinh.
III/.Giảng bài mới. Thời gian: 33phút
1/. Giới thiệu bài mới. Thời gian: 1 phút
Các hình chiếu vuông góc thể hiện chính xác hình dạng và kích thước của vật thể được biểu diễn. Song mỗi hình chiếu vuông góc chỉ thể hiện được hai chiều của vật thể, nên hình vẽ thiếu tính tập thể, làm người đọc bản vẽ khó hình dung hình dạng của vật thể đó.
Để khắc phục nhược điểm trên thì trên những bản vẽ của những vật thể phức tạp, bên cạnh các hình chiếu vuông góc người ta còn vẽ hình chiếu trục đo của vật thể.
2/.Trình bày bài mới. Thời gian: 32 phút
Nội dung
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
I/.Khái niệm.
1/.Thế nào là hình chiếu trục đo.
a./ Cách xây dựng hình chiếu trục đo.
b./Khái niệm về hình chiếu trục đo.
2/.Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo.
a/.Góc trục đo.
b/. Hệ số biến dạng.
8
6
2
- Vẽ hình minh hoạ phương pháp xây dựng hình chiếu trục đo lên bảng cho học sinh quan sát.
- Từ hình minh hoạ, nêu nội dung của phương pháp xây dựng hình chiếu trục đo.
Trong không gian, ta lấy mặt phẳng (P’) làm mặt phẳng chiếu và phương chiếu l không song song với (P’) . Gắn vào vật thể được biểu diễn hệ toạ độ vuông góc OXYZ theo 3 chiều dài, rộng và cao của vật thể,và đặt vật thể sao cho phương chiếu l không song song với một trong ba trục toạ độ đó. Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ vuông góc lên mặt phẳng (P’) theo phương chiếu l. Kết quả trên mặt phẳng (P’) ta được hình chiếu song song của vật thể cùng hệ toạ độ vuông góc O’X’Y’Z’. Hình biểu diễn đó gọi là hình chiếu trục đo của vật thể.
- Đặt câu hỏi gợi mở: “Dựa vào nội dung của phương pháp xây dựng hình chiếu trục đo em hãy nêu khái niệm về hình chiếu trục đo.”
- Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét và đưa ra khái niệm chính xác.
Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể dựa trên phép chiếu song song.
- Đặt câu hỏi: “Nếu phương chiếu l song song với mặt phẳng hình chiếu (P’) hoặc song song với một trong ba trục toạ độ thì thế nào?”
- Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét và đưa ra kết quả chính xác.
-Đưa ra khái niệm và chỉ trên hình vẽ các trục đo và góc trục đo.
+ Hình chiếu của ba trục toạ độ là O’X’, O’Y’, O’Z’ gọi là các trục đo.
+ Góc giữa các trục đo: X’O’Y’, Y’O’Z’, X’O’Z’ gọi là các góc trục đo.
- Hệ số biến dạng là tỉ số giữa độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.
- Theo trục O’X’.
- Theo trục O’Y’
- Theo trục O’Z’
- Đặt câu hỏi các góc trục đo và các hệ số biến dạng thay đổi liên quan đến các yếu tố nào.
- Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét và đưa ra câu trả lời chính xác.
- Quan sát hình minh hoạ phương pháp xây dựng hình chiếu trục đo.
- Chú ý nghe giảng.
- Nắm được đâu là mặt phẳng chiếu, đâu là phương chiếu.
- Hiểu được nội dung của phương pháp xây dựng hình chiếu trục đo.
- Đưa ra các thắc mắc nếu chưa hiểu bài.
- Chú ý lắng nghe câu hỏi của giáo viện.
- Học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
- Cá nhân trả lời câu hỏi.
- Ghi nhận và tích luỳ thông tin một cách chính xác.
- Chú ý lắng nghe nội dung câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh chia nhóm và cùng nhau thảo luận để tìm câu trả lời.
- Cả nhân trả lời câu hỏi.
- Ghi nhận và tích lũy thông tin.
- Chú ý nghe giảng.
- Nắm được khái niệm trục đo, góc trục đo.
- Quan sát hình vẽ dể chỉ ra các trục đo, các góc trục đo.
-Chú ý nghe giảng.
- Nắm được khái niệm về hệ số biến dạng.
- Lắng nghe và phân tích nội dung câu hỏi.
-Học sinh thảo luận để tìm ra câu trả lời.
- Cá nhân trả lời câu hỏi.
- Ghi nhận và tích luỹ thông tin
II./Hình chiếu trục đo vuông góc đều.
Khái niệm.
1./Các thông số cơ bản.
a./Góc trục đo.
b./Hệ số biến dạng.
2./Hình chiếu trục đo của hình tròn
III./ Hình chiếu trục đo xiên góc cân.
Khái niệm.
1./ Các thông số cơ bản.
a./ Góc trục đo.
b./Hệ số biến dạng.
IV./Cách vẽ hình chiếu trục đo.
10
8
6
Là loại hình chiếu trục đo có phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu (l ^(P’)) và ba hệ số biến dạng bằng nhau ( p = q = r).
X’O’Y’= Y’O’Z’=X’O’Z’=120o
- Hình chiếu trục đo vông góc đều của những hình tròn nằm trong các mặt phẳng song song với các mặt phẳng toạ độ là các elip có hướng khác nhau.
+Trục dài của elip bằng 1,22d.
+ Trục ngắn của elip bằng 0,71d.
- Hướng dãn học sinh cách vẽ gần đúng elip bằng compa và cách dùng khuôn elip.
Là loại hình chiếu trục đo có phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu, mặt phẳng toạ độ XOZ đặt song song với mặt phẳng hình chiếu (XOZ // (P’)).
X’O’Z’=90o X’O’Y’=Y’O’Z’=135o
,
- Đặt câu hỏi :”Tại sao trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, các mặt của vật thể song song với mặt phẳng toạ độ XOZ không bị biến dạng?”
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và đưa ra kết luận chính xác.
- Lấy ví dụ vẽ hình chiếu trục đo của một vật thể đơn giản sau đó hướng dẫn học sinh làm theo từng bước.
+ Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp ngoại tiếp có kích thước dài, rộng, cao bằng kích thước của vật thể đặt lên ba trục đo theo các hệ số biến dạng của chúng.
+ Lần lượt vẽ từng phần của vật thể theo đúng hệ số biến dạng của các trục.
+ Tẩy các đường nét phụ, tô đậm các cạnh thấy và hoàn thiện hình chiếu trục đo của
vật thể.
-Nắm được khái niệm về hình chiếu trục đo vuông góc đều.
- Nhớ được các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo vông góc đều.
- Tập vẽ elip bằng thước và compa.
- Tập vẽ elip bằng khuôn elip.
- Nắm được khái niệm về hình chiếu trục đo xiên góc cân.
- Nhớ được các thông số: góc trục đo, hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo xiên góc cân.
- So sánh sự khác nhau giữa hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân.
- Suy nghĩ, thảo luận để trả lời câu hỏi.
- Cá nhân trả lời câu hỏi.
- Ghi nhận và tích luỹ thông tin.
-Nắm được các bước vẽ hình chiếu trục đo.
- Tập vẽ hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản theo phương pháp vẽ hình chiếu trục đo vông góc đếu và theo phương pháp vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân.
- Đưa các thắc mắc nếu chưa hiểu bài.
3/.Áp dụng. Thời gian: 4 phút
Cho hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của một vật thể đơn giản để học sinh tự tập vẽ hình chiếu trục đo của vật thể đó.
Gọi học sinh lên bảng làm bài.
IV/.Củng cố bài mới. Thời gian: 3 phút
Nhắc lại nội dung của phương pháp xây dựng hình chiếu trục đo, nêu sự khác nhau và các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân.
V/.Giao bài.
- Học sinh về nhà chuẩn bị các dụng cụ như: thước, bút chì, tẩy, giấy A4 để tiết tới làm bài thực hành.
- Đọc trước nội dung của bài thực hành.
VI/. Tự rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng bộ môn Giáo viên
Trần Thị Lý Phùng Thị Tin
File đính kèm:
- CONG NGHE 11 Tiet 5.doc