Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 5: Thực hành - Biểu diễn vật thể

Mục đích yêu cầu.

 Sau bài học này học sinh sẽ:

 Đọc được bản vẽ hình chiếu vông góc của vật thể đơn giản.

 Vẽ được hình chiếu thứ ba, hình cắt và hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản từ bản vẽ hai hình chiếu.

B./Các bước lên lớp.

 I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 5: Thực hành - Biểu diễn vật thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 6 Số giờ đã giảng: 5 Thực hiện ngày 28 tháng 9 năm 2009 Bài 5: THỰC HÀNH - BIỂU DIỄN VẬT THỂ A/ Mục đích yêu cầu. Sau bài học này học sinh sẽ: Đọc được bản vẽ hình chiếu vông góc của vật thể đơn giản. Vẽ được hình chiếu thứ ba, hình cắt và hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản từ bản vẽ hai hình chiếu. B./Các bước lên lớp. I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp. II/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút Gọi học sinh lên bảng nêu các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân. Nhận xét câu trả lời của học sinh. III/.Chuẩn bị. 1. Học sinh. + Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kỹ thuật (thước, êke, com pa, khuôn vẽ elip, đo độ)bút chì cứng, bút chì mềm, tẩy + Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4. + Tài liệu: Sách giáo khoa. 2. Giáo viên. + Bài giảng điện tử. + Giáo án. IV./ Nội dung thực hành. Cho bản vẽ hai hình chiếu của vật thể đơn giản, yêu cầu: Đọc bản vẽ và hình dung ra hình dạng của vật thể. Vẽ hình chiếu thứ ba, hình cắt trên hình chiếu đứng và hình chiếu trục đo của vật thể. -Ghi các kích thước của vật thể lên hình chiếu vuông góc V/.Giảng bài mới. 1/. Giới thiệu bài mới. Thời gian: 1 phút Đối với những vật thể đơn giản thì trên bản vẽ kỹ thuật người ta chỉ càn thể hiện hai hình chiếu vông góc của vật thể đó.Từ hai hình chiếu vông góc đó thì người đọc bản vẽ kỹ thuật có thể dựng lên hình chiếu trục đo của vật thể. 2/.Trình bày bài mới. Nội dung TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS I./ Các bước tiến hành 1./ Bước 1. Đọc bản vẽ hai hình chiếu. 2./Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ ba. a./ Vẽ hình chiếu cạnh của hình hộp chữ nhật. b./ Vè phần hình trụ phía trên. c./ Vẽ hình chiếu cạnh của lỗ trụ ở giữa. d./ Vẽ hình chiếu cạnh của hai rãnh trên đế hộp. 3./ Bước 3: Vẽ hình cắt. 4./ Bước 4: Vẽ hình chiếu trục đo. b. Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp chữ nhật. b. Vẽ hình chiếu trục đo của hai rãnh trên đề hộp. c. Vẽ hình chiếu trục đo của phần hình trụ phía trên. d. Vẽ HCTĐ của lỗ khoét hình trụ. e. Kiểm tra bản vẽ và tẩy xoá các nét dựng hình. 37 3 9 5 20 Giáo viên lấy hai hình chiếu của ổ trục trong sách giáo làm ví dụ để hướng dãn học sinh các bước tiến hành. Hướng dẫn học sinh cách đọc hai hình chiếu của ổ trục. - Phần trên: Trên hình chiếu đứng là hình chữ nhật có kích thước 30 x 28; trên hình chiếu bằng là đường tròn Φ30. Vậy phần trên có hình dạng như thế nào? - Phần dưới: Trên hình chiếu đứng là HCN có kích thước 60 x12, trên hình chiếu bằng là HCN có kích thước 60 x 30. Vậy phần dưới có hình dạng như thế nào? Trên hình chiếu đứng có hai nét đứt ở hai bên tương ứng với phần khuyết tròn ở hình chiếu bằng. Vậy hình dạng của phần khuyết như thế nào? - Ở giữa: Trên hình chiếu đứng là hai đường nét đứt chạy suốt chiếu cao tương ứng với đường tròn Φ14 ở hình chiếu bằng. Vậy ở giữa có hình dạng ơ thế nào? - GV hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu cạnh bằng cách cho học sinh trả lời các câu hỏi sau đó dùng Sile mô phỏng lại cách vẽ. Sau đó yêu cầu học sinh vẽ lại. - Hình chiếu cạnh của phần đế có hình dạng và kích thước như thế nào? - Giáo viên mô phỏng cách vẽ HCC của phần đế cho HS quan sát. + Hình chiếu cạnh của phần trụ ở trên như thế nào? - Giáo viên mô phỏng cách vẽ HCC của phần trụ cho HS quan sát. - Hình chiếu cạnh của lỗ khét hình trụ ở giữa vật thể như thế nào? Được thể hiện bằng nét gì? - Giáo viên mô phỏng cách vẽ HCC của lỗ trụ cho HS quan sát. + Lỗ khuyết ở phần đế có hình dạng, kích thước như thế nào? Được thể hiện bằng nét đứt hay nét liền đậm. - Giáo viên mô phỏng cách vẽ HCC của hai rãnh cho HS quan sát. -Đặt câu hỏi cho học sinh: “Đối với ổ trục ta nên dùng hình cắt toàn bộ hay hình cắt một nửa để thể hiện hình dạng bên trong của ổ trục? Vì sao?” - Gọi học sinh trả lời. - Nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận chính xác. - Yêu cầu học sinh tự vẽ hình cắt của ổ trục sau đó giáo viên kiểm tra. - Nhận xét bài làm của HS dưới lớp sau đó mô phỏng lại cách vẽ cho HS quan sát. - Hỏi: Đối với ổ trục nên vẽ theo hình chiếu trục đo vuông góc đều hay xiên góc cân? Vì sao? - Hướng dãn học sinh vẽ hình chiếu trục đo theo các bước: - Hướng dẫn học sinh vẽ các hệ trục đo bằng đo độ hoặc eke. - Yêu cầu học sinh vẽ các hệ trục đo theo hình chiếu trục đo hình chiếu trục đo vuông góc đều. - Giáo viên mô phỏng cách vẽ cho HS quan sát sau đó yêu cầu học sinh vẽ vào giấy. - Giáo viên mô phỏng và hướng dẫn học sinh cách vẽ hai rãnh trên đế hộp. - Lưu ý hướng của hai nửa elíp. - Kiểm tra bài làm của học sinh - Mô phỏng và Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp chữ nhật bao ngoài hình trụ. - Hướng dẫn học sinh và mô phỏng cách vẽ hình elip bằng cách dùng compa hoặc dùng khuôn elip. - Yêu cầu học sinh vẽ vào bài. - Mô phỏng và hướng dẫn học sinh cách vẽ HCTĐ của lỗ khoét hình trụ. - Yêu cầu học sinh vẽ vào bài. - Hướng dẫn học sinh kiểm tra lại bản vẽ, tẩy xoà các trục toạ độ, đường bao của các hình hộp CN bao ngoài và các nét khuất. - Vẽ lại hai hình chiếu của ổ trục. -Quan sát hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của ổ trục - TL: Phần trên là hình trụ có chiều cao 28 và đường kính Φ30. - TL: Phần dưới là khối hình hộp chữ nhật có kích thước: 60x30x12. - TL: Hai rãnh trên đế hộp có chiều cao 12, bán kính R6. - TL: Ở giữa vật thể là lỗ khoét hình trụ có chiều cao 40, đường kính Φ14. - Nắm đựơc cách đưa KT từ HC bằng và HC đứng sang HC cạnh bằng đường gióng - TL: Là HCN có kích thước 30 x 12. - Quan sát và tập vẽ vào giấy. - TL: Là HCN có KT: 28X30. - Quan sát và tập vẽ vào giấy - TL: là HCN có KT 40 x 14 được thể hiện bằng nét đứt. - Quan sát và tập vẽ vào giấy - TL: Là HV có KT 12X12, đựoc thể hiện bằng nét liền đậm. - Quan sát và tập vẽ vào giấy - Dựa vào những kiến thức đã học trong phần hình cắt một nửa để làm bài. - Chú ý nghe giảng. - Vẽ hình cắt ổ trục theo yêu cầu của giáo viên. - Xem giáo viên mô phỏng cách vẽ để rút kinh nghiệm. - TL: Nên vẽ theo vuông góc đều vì khi đó các đáy của hình trụ thành hình elip có cách để vẽ. - Tập sử dụng đo độ hoặc eke để vẽ chính xác các hệ trục đo. - Tự vẽ vào bài thực hành. - Quan sát mô phỏng sau đó vẽ vào bài. - Xem mô phỏng và vẽ vào bài. - Chú ý nghe sự hướng dẫn của GV sau đó dùng compa hoặc khuôn elip để tự vẽ vào bài thực hành của mình. - Tập vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Xem mô phỏng và vẽ vào bài. - Tự tẩy xoá các nét dựng hình và nét khuất trong bài làm của mình. VI/.Tổng kết đánh giá. Thời gian: 3 phút Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, kỹ năng làm bài thực hành, thái độ học tập của học sinh. V/.Giao bài. Học sinh về nhà nghiên cứu các đề trong sách giáo khoa và chuẩn bị các dụng cu để tíêt 7 tiến hành làm bài thực hành trên lớp. VI/. Tự rút kinh nghiệm. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Nhóm trưởng Giáo viên Trần Thị Lý Phùng Thị Tin

File đính kèm:

  • docCONG NGHE 11 Tiet 6.doc