Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 54: Sơ đồ khối Radio Casstte

I. Mục tiêu:

1. Học sinh hiểu được sơ đồ khối Radio casstte mono và rdio casstte stereo.

2. Học sinh biết được nhiệm vụ của các khối.

3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Radio cassette 2 cửa băng.

- Sơ đồ khối Radio - Cassette mono

 - dụng cụ: panh, tuavit các loại, dùi nhọn

2.Học sinh:

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 54: Sơ đồ khối Radio Casstte, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 54: sơ đồ khối Radio casstte Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu được sơ đồ khối Radio casstte mono và rdio casstte stereo. 2. Học sinh biết được nhiệm vụ của các khối. 3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Radio cassette 2 cửa băng. - Sơ đồ khối Radio - Cassette mono - dụng cụ: panh, tuavit các loại, dùi nhọn 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 54 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1. Ôn định lớp, phân công thực hành: 3. Nội dung thực hành: I. Sơ đồ khối Radio - Cassette mono (Hình 6.1) 1. Phần Radio Gv: mô tả sơ đồ khối của phần radio máy thu đổi tần loại hỗn hợp? Hs: trả lời. Gv: so sánh sự khác biệt về mặt cấu tạo của máy thu đổi tần so với máy thu khuếch đại thẳng? Hs: trả lời 2. Phần cassette Gv: mô tả sơ đồ khối của phần cassette? Hs: trả lời. Gv: so sánh sự khác biệt về mặt cấu tạo của máy thu đổi tần so với máy thu khuếch đại thẳng? Hs: trả lời Gv: các chuyển mạch S1 và S2 làm việc như thế nào? Hs: trả lời 3. Phần chung Gv: trình bày về sơ đồ khối của phần chung? Hs: trả lời 4. Đường đi của tín hiệu khi ghi, phát Gv: hãy trình bày nguyên lí làm việc của máy Radio - Cassette mono? Hs: trả lời Gv: có nhận xét gì về thành phần tín hiệu ở chế độ phát và ở chế độ ghi ? Hs: trả lời II. Sơ đồ khối Radio - Cassette stereo 1. Phần Radio Gv: mô tả sơ đồ khối của phần radio máy thu đổi tần loại hỗn hợp? Hs: trả lời. 2. Phần Cassette Gv: so sánh sự khác biệt về mặt cấu tạo của máy thu đổi tần so với máy mono? Hs: trả lời Gv: mô tả sơ đồ khối của phần cassette? Hs: trả lời. 3. Phần chung Gv: mô tả cấu tạo của phần chung máy loại hỗn hợp? Hs: trả lời. I. Sơ đồ khối Radio - Cassette mono (Hình 6.1) 1. Phần Radio - sử dụng nguyên lí theo kiểu đổi tần. Máy có thêm băng sóng FM có hai khối đổi tần riêng biệt. - Khuếch đại trung tần vẫn được dùng chung. Trung tần của băng AM là 465 kHz hoặc 455 kHz, FM là 10,7 MHz. - Sau tách sóng điều biên (AM) và tách sóng điều tần (FM) tín hiệu âm tần được đưa tới khối khuếch đại âm tần dùng chung với phần cassette. 2. Phần cassette - Có một hoặc hai cửa băng, mỗi cửa băng có hai đầu từ : đầu từ hỗn hợp dùng chung cho cả ghi và phát, đầu từ xoá dùng để xoá băng. - Mạch khuếch đại khi ghi và khi phát được dùng chung trong mạch khuếch đại hỗn hợp. - Chuyển mạch S1 dùng để xác lập chế độ làm việc : ghi hay phát. Chế độ ghi : Rec (R), Chế độ phát : Play (P). - Chuyển mạch S2 xác định chế độ làm việc của radio hay cassette. - Khối cơ gồm có mô tơ, đầu từ v.v.. Hệ thống cơ khí giúp cho băng từ chuyển động đúng theo các chế độ : phát (play), ghi (Rec), tua băng xuôi (Fast forward), tua băng ngược (Rewind). ở chế độ tua băng, hệ thống cơ khí không cho băng áp sát đầu từ để tránh ma sát. 3. Phần chung - Mạch điều chỉnh âm lượng (volume), âm sắc (tone) được mắc trong mạch khuếch đại phát. - Khối nguồn gồm các mạch chỉnh lưu, lọc và ổn áp để cung cấp dòng điện một chiều, điện áp cho máy làm việc. 4. Đường đi của tín hiệu khi ghi, phát - ở chế độ ghi (R), tín hiệu âm tần từ các đầu vào khác nhau sau khi qua mạch khuếch đại hỗn hợp, mạch khuếch đại hiệu chỉnh đã có biên độ đủ lớn được đưa đến đầu từ ghi cùng tín hiệu thiên từ để ghi âm... Khi ghi mạch điều chỉnh âm lượng và âm sắc được ngắt. - ở chế độ phát (P), tín hiệu âm tần lấy ra từ đầu từ hỗn hợp được đưa tới mạch khuếch đại hỗn hợp, mạch khuếch đại hiệu chỉnh đến điều chỉnh âm lượng, điều chỉnh âm sắc tới khuếch đại công suất âm tần để phát ra ra loa. Khi phát mạch tạo sóng siêu âm được ngắt ra. II. Sơ đồ khối Radio - Cassette stereo 1. Phần Radio Sau tách sóng FM là mạch giải mã stereo nhằm phục hồi lại tín hiệu âm tần cho kênh trái và phải riêng biệt rồi đến hai mạch khuếch đại âm tần. 2. Phần Cassette Hai kênh hoàn toàn đối xứng nhau, đầu từ hỗn hợp là đầu từ stereo. 3. Phần chung - Có hai đường khuếch đại công suất âm tần, trong mỗi đường có các bộ phận điều chỉnh độc lập và phối hợp, để bù lại những tổn hao khác biệt giữa hai đường có thể xuất hiện trong quá trình ghi và phát. - Riêng phần điều chỉnh âm lượng có thể thêm chiết áp cân bằng (balance), để thay đổi trường âm stereo khi phát theo ý muốn người sử dụng. - Khối nguồn gồm các mạch chỉnh lưu, lọc và ổn áp cung cấp dòng điện một chiều cho máy làm việc. 4. Củng cố: - Sơ đồ khối Radio - Cassette mono - Đường đi của tín hiệu khi ghi, phát - Sơ đồ khối Radio - Cassette stereo 5. Bài tâp Bài 55: phương pháp súa chữa khối nguồn và khối khuếch đại cống suất. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: I. Mục tiêu: 1. Học sinh biét dược phương pháp kiêm tra sơ bộ,xác định hư hỏng bằng đồng hồ vạn năng. 2. Phương pháp kiểm tra bằng các thiết bị chuyên dụng khi sữa chữa khối nguồn và khối khuếch đại công suất âm tần. 3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Radio cassette 2 cửa băng. - Sơ đồ khối Radio - Cassette - dụng cụ: panh, tuavit các loại, dùi nhọn 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 55 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1. Ôn định lớp, phân công thực hành: 3. Nội dung thực hành: Phương pháp kiểm tra sơ bộ 1. Kiểm tra nguội Gv giới thiệu hình 6.3. Đường cấp điện radio - cassette National RX - 4960F Gv: trình bày về phương pháp kiểm tra nguội? Hs: trả lời Gv: tại sao phảI phân tích sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp? Hs: trả lời Gv: sau khi phân tích sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp ta phảI làm gì? Hs: trả lời 2. Kiểm tra khi có điện Gv: khi phát hiện có hiện tượng bất thường nào như : bốc khói, đánh lửa... ta sẽ phảI làm như thế nào? Hs: trả lời Gv: làm thế nào để xác định sơ cấp biến áp bị chập? Hs: trả lời Gv: làm thế nào để xác định tín hiệu đã được khai thông? Hs: trả lời Gv: trình bày về cách kiểm tra IC? Hs: trả lời II. Phương pháp xác định hư hỏng bằng đồng hồ vạn năng Gv: trình bày về phương pháp kiểm tra bằng VOM? Hs: trả lời Gv: tại sao phảI phân tích sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp? Hs: trả lời Gv: có lưu ý gì khi sử dụng IC công suất? Hs: trả lời III - Phương pháp kiểm tra chất lượng bằng các thiết bị chuyên dùng: Gv: Để có thể sửa chữa những hư hỏng phức tạp, với khối khuếch đại công suất âm tần cần có các thiết bị nào? Hs: trả lời Gv: trình bày về phương pháp kiểm tra bằng máy hiện sóng và máy phát sóng âm tần? Hs: trả lời IV. Một số điều cần lưu ý Gv: khi sửa chữa radio cầnlưu ý những vấn đề gì? Hs: trả lời Gv: tại sao phảI lưu ý không nên gõ trực tiếp vào chân IC? Hs: trả lời vì chúng rất mảnh và sát nhau rất dễ chạm chập. Phương pháp kiểm tra sơ bộ 1. Kiểm tra nguội Hình 6.3. Đường cấp điện radio - cassette National RX - 4960F - Không cấp điện cho máy, mở máy quan sát kĩ khối nguồn và khối khuếch đại âm tần xem có hiện tượng bất thường nào như : ã Biến áp cháy. ã Cầu chì đứt. ã Các điện trở bị cháy hoặc biến màu. ã Tụ hoá chảy sùi chất hoá học. ã Các linh kiện gãy rỉ. ã Mối hàn bong hoặc tiếp xúc kém, mạch in cháy đứt. - Phân tích sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp : ãMạch chỉnh lưu, lọc kiểu gì ? ã IC khuếch đại công suất âm tần dùng loại gì ? chân cấp điện ; tín hiệu vào ra... - Dùng bút đỏ kẻ đậm vào sơ đồ nguyên lí các đường cấp điện từ sau chỉnh lưu đến IC công suất và đến các khối chính khác. 2. Kiểm tra khi có điện - Bật công tắc nguồn rồi quan sát xem có hiện tượng bất thường nào không như : bốc khói, đánh lửa... - Dùng tay kiểm tra xem có linh kiện nào quá nóng không. - Nếu có thì trước hết phải phân tích, sửa chữa mạch điện chỗ đó trước rồi mới chuyển sang các bước kiểm tra khác. - Ngắt tải thứ cấp biến áp ra, cắm điện vẫn bị đứt cầu chì, như vậy sơ cấp biến áp bị chập. Ngắt +B để kiểm tra tải tiêu thụ +B Ngắt thứ cấp biến áp để kiểm tra mạch chỉnh lưu Cầu chì AC - Khai thông tín hiệu bằng cách dùng panh gõ nhẹ vào đầu vào chiết áp âm lượng. Nếu không có tiếng ù ở loa (giả thiết loa tốt), là khối khuếch đại dùng IC hỏng. Muốn biết chính xác IC hỏng hay các mạch ngoài hỏng phải đo kiểm tra và loại trừ trước khi quyết định tháo và thay thế IC. II. Phương pháp xác định hư hỏng bằng đồng hồ vạn năng Dùng đồng hồ vạn năng thang đo DCV đo kiểm tra điện áp B+ Nếu không có điện áp thì phải xem lại mạch nguồn cung cấp. Nếu điện áp B+ thấp hơn quy định: - ngắt từng đường cấp điện cho các khối ra, nếu điện áp nguồn trở lại bình thường thì chứng tỏ khối đó bị chập hỏng. Đối với IC công suất, dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp tại chân IC đưa công suất ra loa, nếu : bằng 0 vôn hoặc bằng nguồn B+ thì IC hỏng, bằng B+/2 thì IC tốt. III - Phương pháp kiểm tra chất lượng bằng các thiết bị chuyên dùng: Để có thể sửa chữa những hư hỏng phức tạp, với khối khuếch đại công suất âm tần cần có các thiết bị sau : ã Máy tạo sóng âm tần. ã Máy hiện sóng. - Máy tạo sóng âm tần lấy tần số tín hiệu 1000Hz đưa đến đầu vào khối khuếch đại công suất âm tần, ở đầu ra tín hiệu được quan sát bằng máy hiện sóng. - Tăng dần biên độ tín hiệu của máy tạo sóng, cho đến khi đầu ra đạt mức danh định mà tín hiệu vẫn không bị méo, thì có thể coi khối khuếch đại công suất làm việc bình thường. Khuếch đại âm tần công suất Máy tạo sóng âm tần Máy hiện sóng In Out IV. Một số điều cần lưu ý - Muốn sửa chữa radio - cassette, trước phải kiểm tra sự hiện diện của điện áp B+, tức là điều kiện cần thiết để máy hoạt động được. Sau đó từ các kết quả đo điện áp chi tiết ta phân tích mạch để tìm ra nguyên nhân hỏng. - Sau mỗi lần phán đoán, loại trừ, thay thế linh kiện mà vẫn không đạt kết quả, cần giữ nguyên tình trạng cũ. Tức là phải đảm bảo các linh kiện, mạch điện ở trạng thái ban đầu. - Tránh các trường hợp khi chưa tìm ra chỗ hỏng mà chính các thao tác vừa làm lại làm hỏng nặng thêm. 4. Củng cố: - Phương pháp kiểm tra chất lượng bằng các thiết bị chuyên dùng: - Phương pháp xác định hư hỏng bằng đồng hồ vạn năng - Phương pháp kiểm tra sơ bộ 5. Bài tâp: Làm các bài tập sách giáo khoa. Bài 56: phương pháp súa chữa khối cơ khí. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: I. Mục tiêu: 1. Học sinh biét dược chức năng các thành phần của hệ sơ điều động băng, hệ cơ tự động đảo chiều. 2. Học sinh biét dược phương pháp kiêm tra sơ bộ,xác định hư hỏng của khối cơ khí của radio cassette. 3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Radio cassette 2 cửa băng. - Sơ đồ khối Radio - Cassette mono - dụng cụ: panh, tuavit các loại, dùi nhọn 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 56 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1. Ôn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Phương pháp kiểm tra chất lượng bằng các thiết bị chuyên dùng? - Phương pháp xác định hư hỏng bằng đồng hồ vạn năng? - Phương pháp kiểm tra sơ bộ? 3. Nội dung bài mới: Nguyên tắc chung : Gv: trình bày nguyên tắc chung trong các chế độ cửa radio cassette? Hs: trả lời I. Hệ cơ điều động băng 1. Các thành phần chính Gv: sau khi phân tích sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp ta phảI làm gì? Hs: trả lời Gv: khi sửa chữa radio cầnlưu ý những vấn đề gì? Hs: trả lời 2. Các vị trí chuyển dịch băng a) Vị trí stop Gv: khi sửa chữa radio cầnlưu ý những vấn đề gì? Hs: trả lời b) Vị trí PLAY - REC Gv: tại sao phảI lưu ý không nên gõ trực tiếp vào chân IC? Hs: trả lời vì chúng rất mảnh và sát nhau rất dễ chạm chập. Gv: khi phát hiện có hiện tượng bất thường nào như : bốc khói, đánh lửa... ta sẽ phảI làm như thế nào? Hs: trả lời II. Hệ cơ tự động đảo chiều (Auto reverse) 1. Các thành phần chính nằm phía trước Gv: có nhận xét gì về thành phần tín hiệu ở chế độ phát và ở chế độ ghi ? Hs: trả lời Gv: tại sao phảI lưu ý không nên gõ trực tiếp vào chân IC? Hs: trả lời 2. Các thành phần nằm phía sau Gv: trình bày về phương pháp kiểm tra nguội? Hs: trả lời Gv: tại sao phảI phân tích sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp? Hs: trả lời III. Các hư hỏng trong hệ cơ 1. Hư hỏng của động cơ Gv: tại sao phảI phân tích sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp? Hs: trả lời 2. Hư hỏng các thành phần cơ khí Gv: trình bày những hư hỏng ở thành phần cơ khí? Hs: trả lời Gv: nguyên nhân nào khiến cho băng giật? Hs: trả lời Gv: vì sao băng có tiếng ồn và sai giọng? Hs: trả lời Gv: vì sao băng có tiếng rít? Hs: trả lời Nguyên tắc chung : ã PLAY : phát băng, băng di chuyển với tốc độ đều và áp sát đầu từ hỗn hợp. ã REC : ghi băng, băng di chuyển như khi phát băng nhưng các mạch khuếch đại được chuyển qua vị trí ghi. ã REW : lùi nhanh, chỉ cần băng trả ngược lại thật nhanh, các mạch khuếch đại không hoạt động. ã FF : băng quấn nhanh theo chiều thuận. I. Hệ cơ điều động băng 1. Các thành phần chính - Băng trong hộp cassette được kéo ngang qua đầu từ theo nhiều cách thế khác nhau. - Hình 6.7 giới thiệu các thành phần chính của hệ cơ điều động băng. ã Bánh đà : Flywheel. ã Bánh ép băng : Pinch Roller. ã Trục xoay : Capstan. ã Dây cu roa : Belt. ã Cuộn cấp băng : Suppply. ã Hãm băng : Brake. ã Cuộn quấn băng : Take - up reel. ã Ròng rọc : Pulley. 2. Các vị trí chuyển dịch băng a) Vị trí stop - khi stop hai đĩa băng không cọ sát vào một bánh xe trung gian nào cả, đồng thời hai phanh hãm giữ chặt hai đĩa băng đứng yên, mô tơ không quay. b) Vị trí PLAY - REC - Nguyên tắc giữ tốc độ đều cho băng được áp dụng cho các loại máy là dùng bánh ép băng (pinch roller) kẹp băng vào trục xoay để đưa băng di chuyển từ từ qua đầu từ hỗn hợp, trong lúc bánh trung gian cọ sát vào đĩa quấn băng (Take - Up Reel) theo chiều quấn tới cuộn Take - Up Reel. - vị trí PLAY - REC khi nhìn nghiêng. II. Hệ cơ tự động đảo chiều (Auto reverse) Thuận (FOWARD) : băng chạy từ trái qua phải. Ngược (REVERSE) : băng chạy từ phải qua trái. 1. Các thành phần chính nằm phía trước - 1T (đĩa trái) : Đĩa mang cuộn cấp băng theo chiều thuận. Nếu băng chạy theo AUTO - REVERSE thì 1T là cuộn quấn băng. - 2T (đĩa phải) : Đĩa mang cuộn quấn băng theo chiều thuận. Nếu băng chạy theo AUTO - REVERSE thì 2T là cuộn cấp băng. - 3T : cần đóng mở hộp băng. - 4T : chốt tháo phím rec. Khi đặt hộp băng mà nút an toàn phía sau chưa bị bẻ, nút này sẽ đẩy chốt 4T ra sau để có thể ấn được phím REC xuống. - 5T : cần DIRECTION, thay đổi chiều di chuyển của băng. Băng đang chạy theo chiều thuận, nếu ấn xuống sẽ đổi qua chiều ngược và ngược lại. - 6T : cần REVERSE MODE, chọn phương thức REVERSE. Có hai vị trí : ã Băng chạy giáp vòng rồi tiếp tục chạy vòng khác tức là chạy liên tục. ã Băng chạy xuôi rồi chạy ngược đúng một vòng sau đó tự động ngừng (AUTO STOP). 2. Các thành phần nằm phía sau - 1S : bánh xe truyền động cùng trục với bánh răng cưa 13T. - 2S : dây cu roa truyền động từ trục động cơ. - 3S : bánh trung gian truyền động từ trục xoay trái. - 4S : dây cu roa kéo bánh 3S quay. - 5S : bánh đà trái. - 6S: bánh răng cưa giữ nhiệm vụ đổi chiều quay của băng. III. Các hư hỏng trong hệ cơ 1. Hư hỏng của động cơ - Các loại động cơ một chiều (mô tơ DC): + Đứt cầu chì. + Sai tốc độ do ổn tốc (nhanh hoặc chậm). + Động cơ không quay do cuộn dây trong phần ứng đứt hoặc nối tắt do quá tải. 2. Hư hỏng các thành phần cơ khí - Băng di chuyển không đều do : bất cứ một thành phần nào của hệ cơ có khiếm khuyết cũng đều làm băng chạy sai tốc độ. - Động cơ chạy tốt nhưng capstan không quay do : dây truyền đứt, dãn hoặc trật khỏi bánh đà. - Băng chạy dọc theo capstan do : trục xoay hoặc bánh ép băng bị méo ; đường hướng dẫn băng bị lệch, cần điều chỉnh lại vị trí các đầu từ. - Băng vận chuyển chậm do : đầu từ bị chất keo dính bám vào trục ; bị kẹt tại một trong các thành phần : động cơ, capstan, bánh đà - Băng chạy giật do : bánh ép băng bị khô nhám không đều ; dây truyền đai bị mòn khuyết ; vị trí bánh đà không đúng - Ghi, phát băng yếu ồn và sai giọng, âm bổng bị mất do mất tần số cao do : đầu từ hỗn hợp chỉnh sai phương vị ; đầu từ hỗn hợp bị bẩn - Có tiếng rít khi phát băng do : đầu từ hỗn hợp bị nhiễm từ - ấn phím stop, băng không ngưng ngay PLAY hoặc REC do : kết cấu của hai mâm cuộn băng không chặt ; phanh hãm chỉnh sai 4. Củng cố - Nêu các nguyên tắc chung khi hướng dẫn băng của khối cơ. - Mô tả các thành phần chính của hệ cơ điều động băng. - Mô tả nhóm kết cấu thành phần cơ khí cho hai hoạt động thuận, ngược của hệ cơ 5. Bài tâp: Làm các bài tập sách giáo khoa.

File đính kèm:

  • docdien tu 3.doc
Giáo án liên quan