I. Mục tiêu:
1. Học sinh phân tích được mạhc tự động đảo chiều quay.
2. Học sinh thực hiện được việc sữa chữa mạch tự động đổi chiều
3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Radio cassette 2 cửa băng có chức năng Auto reverse hỏng: sony CFS777S
- dụng cụ: panh, tuavit các loại, dùi nhọn
2.Học sinh:
- đọc trước nội dung bài 71
- tài liệu ghi chép đầy đủ.
21 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 71: Sửa chữa mạch tự động đảo chiều quay (auto reverse), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 71: sửa chữa mạch tự động đảo chiều quay
(auto reverse)
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết CT:
I. Mục tiêu:
1. Học sinh phân tích được mạhc tự động đảo chiều quay.
2. Học sinh thực hiện được việc sữa chữa mạch tự động đổi chiều
3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Radio cassette 2 cửa băng có chức năng Auto reverse hỏng: sony CFS777S
- dụng cụ: panh, tuavit các loại, dùi nhọn
2.Học sinh:
- đọc trước nội dung bài 71
- tài liệu ghi chép đầy đủ.
III. Tiến trình:
1. Ôn định lớp, phân công thực hành:
- lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm.
- 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.:
2. Hưóng dẫn ban đầu:
Phần lí thuyết trọng tâm: Công dụng của mạch tự động đảo chiều quay (Auto reverse) là trong chế độ PLAY hoặc REC, khi chạy hết mặt băng máy tự động quay theo chiều ngược lại hoạt động tiếp ở mặt băng sau. Ngoài ra, các máy còn thiết kế nút Direction, khi gạt nút này máy sẽ đảo ngay chiều quay của băng.
Nguyên lí chung của mạch là khi băng từ quay theo chiều ngược lại, đầu từ cũng quay lại 1800 hoặc nâng lên, hạ xuống phù hợp với đường ghi trên băng. Thường trong mạch phải có mạch dò (Sensor) báo hiệu hết băng để máy tự động đảo chiều băng. Các máy cassette dùng 2 phương pháp đổi chiều băng :
Phương pháp đổi đường ghi (Track) đầu từ (đầu 2 Track và 4 Track).
Phương pháp đổi chiều băng.
Track 1 (L)
Track 2 (R)
Track 3 (R)
Track 4 (L)
Đầu từ
Băng từ
Với phương pháp đổi Track cho loại đầu từ 4 Track, khi băng quay theo chiều thuận thì Track 1 và Track 2 làm việc. Khi băng quay theo chiều ngược thì Track 3 và Track 4 làm việc (hình a) Phía trên của đầu từ loại 4 Track phải có công tắc chuyển mạch cho hai đường tín hiệu từ đầu từ tới mạch tiền khuếch đại âm tần (Pre Amp).
Track1 (L)
Track 2 (R)
Track 3 (R)
Track 4 (L)
Đầu từ
Băng từ
1800
Đổi chiều bằng cách quay đầu từ 1800.
Với phương pháp đổi Track cho loại đầu từ có 2 Track : thường áp dụng cách quay đầu từ đi một góc 1800 hoặc nâng hay hạ đầu từ cho phù hợp với đường ghi.
Cần đỡ
Băng chạy ngược
4
3
2
1
Cần đỡ
Băng chạy thuận
4
3
2
1
Đầu từ
Đổi chiều bằng cách nâng, hạ đầu từ.
Khi sửa chữa mạch Auto reverse, cần quan sát kĩ hoạt động của khối cơ để xác định nguyên nhân hư hỏng, nhất là chuyển động của bánh răng cam, đầu từ, bánh ép băng trái, phải...kết cấu cơ khí chỉ sai một chút (ví dụ tuột lò xo hãm) cũng có thể gây ra hiện tượng máy không tự động đảo được chiều quay khi hết băng.
3. Nội dung thực hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành.
2. Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành:
Gv nêu hiện tượng: cassette không tự động đảo chiều quay khi hết băng ở chế độ Play hay Rec
Bứơc 1: Gv yêu cầu học sinh quan sát hoạt động của khối cơ: trục quấn băng, đầu từ, bánh ép băng, lò xo hãm...
Bước 2: Gv theo dõi hs thực hiện kiểm tra đầu từ, nếu :
Đầu từ : Đảo chiều 1800 tốt. Không đảo chiều : xử lí cơ khí.
Bước 3 : Gv lưu ý không để học sinh cho băng vào máy, trong chế độ PLAY nhấn nút Direction, kiểm tra bánh ép băng trái, phải. lưu ý kiểm tra 2 bánh ép băng phải hoạt động tuần tự trái hạ xuống thì phải sẽ nhấc lên và ngược lại, nếu bánh ép băng trái, phảI không hoạt động tuần tự xử lí cơ khí.
Bước 4 : hướng dẫn học sinh trong chế độ PLAY, dùng tay giữ trục quấn băng kiểm tra sự đảo chiều của trục quấn
Bước 5 : nhắc nhở học sinh kết thúc công việc, vệ sinh công nghiệp. Thu dọn dụng cụ.
1. Nghe gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành.
2. Thực hành theo qui trình:
Học sinh phán đoán: máy bị hỏng mạch Auto Stop.
Bước 1: Không cho băng vào máy, nhấn PLAY, quan sát hoạt động của khối cơ: trục quấn băng, đầu từ, bánh ép băng, lò xo hãm...
Xác định vị trí, xử lí các hiện tượng bất thường của khối cơ (nếu có).
Bước 2: Không cho băng vào máy, trong chế độ PLAY nhấn nút Direction, kiểm tra đầu từ, nếu :
Đầu từ : Đảo chiều 1800 tốt Không đảo chiều : xử lí cơ khí.
Bước 3 : Không cho băng vào máy, trong chế độ PLAY nhấn nút Direction, kiểm tra bánh ép băng trái, phải. Hai bánh ép băng phải hoạt động tuần tự trái hạ xuống thì phải sẽ nhấc lên và ngược lại, nếu bánh ép băng trái, phảI không hoạt động tuần tự xử lí cơ khí.
Bước 4 : Không cho băng vào máy, trong chế độ PLAY, dùng tay giữ trục quấn băng kiểm tra sự đảo chiều của trục quấn, nếu :
-Trục quấn đảo chiều : bánh răng cam tốt.
- Trục quấn không đảo chiều : xử lí bánh răng cam.
Bước 5 : Kết thúc công việc, vệ sinh công nghiệp. Thu dọn dụng cụ.
4. Tổng kết:
Kiểm tra hoàn thành công việc : cho băng vào trong chế độ PLAY hoặc REC, máy đã tự động đảo chiều quay khi hết băng.
Các nhóm báo cáo : ã Kết quả thực hiện công việc.
ã Thời gian hoàn thành công việc.
5. Đánh giá:
Biết cách phân tích mạch Auto reverse của cassette: 4 điểm
Hoàn thành việc sửa chữa mạch Auto reverse của cassette với đầy đủ
các bước: 6 điểm.
Bài 72: thực hành thay động cơ điện một chiều
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết CT:
I. Mục tiêu:
1. Học sinh phân tích được mạhc tự động đảo chiều quay.
2. Học sinh thực hiện được việc sữa chữa mạch tự động đổi chiều
3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Radio cassette 2 cửa băng có motor hỏng: sony CFS777S
- dụng cụ: panh, tuavit các loại, dùi nhọn
2.Học sinh:
- đọc trước nội dung bài 72
- tài liệu ghi chép đầy đủ.
III. Tiến trình:
1. Ôn định lớp, phân công thực hành:
- lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm.
- 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.:
2. Hưóng dẫn ban đầu:
Phần lí thuyết trọng tâm:
Trong các radio - cassette dân dụng thường dùng động cơ một chiều (mô tơ DC) từ 6 á 12V với dòng không tải khoảng 30 á 50 mA, dòng có tải khoảng 80 á 150 mA. Các loại mô tơ này có mạch ổn tốc bằng tranzito hoặc IC được đặt chung trong một vỏ chống nhiễu.
Khi nhấn PLAY, FF, REW cơ cấu chuyển băng không làm việc, cần kiểm tra điện áp cấp từ nguồn thông qua các tiếp điểm phím nhấn cấp cho mô tơ DC. Những tiếp điểm này do quá trình hoạt động lâu có thể bị mòn, hoặc tiếp xúc xấu... Nhưng để xác định chính xác, cần phải đo điện áp thực ở hai đầu vào mô tơ. Thực tế, mô tơ có thể hỏng chổi than, cuộn dây, IC ổn tốc... các chi tiết này quá nhỏ lại được nằm gọn trong vỏ bọc, do vậy khi hỏng thường phải thay mô tơ mới (Hình vẽ).
M
4
2
1
3
- Vcc
+Vcc
LA5511
-
LA5511
1
2
3
4
Ngoài ra, trong một số máy cassette còn dùng mạch ổn tốc theo nguyên lí trợ động (Servo) như trong máy ghi hình. Loại mạch này có độ ổn định cao và phản ứng nhanh vì không bị lực quán tính lớn của bánh đà chi phối (phần tham khảo).
Trước khi thay thế mô tơ, phải kiểm tra để đảm bảo nguồn cấp cho mô tơ đủ, hệ thống cơ khí tốt. Khi tháo lắp mô tơ cần thận trọng và chính xác, việc điều chỉnh sau khi lắp cũng vậy, nếu không tốc độ mô tơ sai sẽ gây hậu quả âm thanh bị léo nhéo hoặc méo tiếng.
3. Nội dung thực hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành.
2. Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành:
Bứơc 1: Gv yêu cầu học sinh Tháo hệ thống cơ che lấp mô tơ bằng tuavit
Bước 2: Tháo dây cu roa ra khỏi hệ thống truyền động của mô tơ bằng panh.
Bước 3 : Gv lưu ý nhắc nhở học sinh dùng tô vít dẹt bẩy puly ra khỏi trục mô tơ.
Bước 4 : hướng dẫn học sinh trong chế độ PLAY, dùng tay giữ trục quấn băng kiểm tra sự đảo chiều của trục quấn
Gv hướng dẫn học sinh thực hiện các bước thực hành theo đúng qui trình lưu ý các thao tác sử dụng dụng cụ thực hành của học sinh.
Bước 11 :
nhắc nhở học sinh kết thúc công việc, vệ sinh công nghiệp. Thu dọn dụng cụ.
1. Nghe Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành.
2. Thực hành theo các bước:
Bước 1 : Tháo hệ thống cơ che lấp mô tơ bằng tuavit.
Bước 2 : Tháo dây cu roa ra khỏi hệ thống truyền động của mô tơ bằng panh.
Bước 3 : Dùng tô vít dẹt bẩy puly ra khỏi trục mô tơ.
Bước 4 : Mở các ốc vít giữ mô tơ hỏng bằng tuavit.
Bước 5 : Dùng mỏ hàn tháo dây cấp điện cho mô tơ rồi nhấc mô tơ hỏng ra.
Bước 6 : Gắn mô tơ tốt vào vị trí ban đầu, rồi hàn dây cấp điện.
Bước 7 : Xiết chặt ốc vít giữ mô tơ bằng tuavít.
Bước 8 : Lắp lại dây cu roa đúng vị trí bằng panh.
Bước 9 : Lắp lại hệ thống cơ đã mở đúng vị trí.
Bước 10 : Xoay nhẹ bánh đà (capstan) theo chiều mô tơ quay để dây cu roa uốn thẳng dây trước khi cho máy vận hành.
Bước 11 :
Kết thúc công việc, vệ sinh .
Thu dọn dụng cụ.
4. Tổng kết:
Kiểm tra hoàn thành công việc:
ã Cho băng cassette có chương trình vào, mở máy, mô tơ quay êm đúng vận tốc trong các chế độ, âm thanh không bị méo tiếng hoặc bị léo nhéo là tốt.
ã Có thể dùng tuavit xoay chiết áp điều chỉnh ổn tốc mô tơ để có kết quả tốt nhất.
ã Tắt máy, mô tơ quay theo quán tính rồi ngừng hẳn là tốt.
Các nhóm báo cáo :
ã Kết quả thực hiện công việc.
ã Thời gian hoàn thành công việc.
5. Đánh giá:
Biết cách kiểm tra, thay thế động cơ điện một chiều (mô tơ DC) của cassette.
Hoàn thành việc thay thế mô tơ DC với đầy đủ các bước.
Thời gian hoàn thành công việc 60 phút.
Bài 73: thực hành thay thế bộ li hợp trục quấn
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết CT:
I. Mục tiêu:
1. Học sinh phân tích được mạhc tự động đảo chiều quay.
2. Học sinh thực hiện được việc sữa chữa mạch tự động đổi chiều
3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Radio cassette 2 cửa băng có bộ li hợp trục quấn hỏng: sony CFS777S
- dụng cụ: panh, tuavit các loại, dùi nhọn
2.Học sinh:
- đọc trước nội dung bài 73
- tài liệu ghi chép đầy đủ.
III. Tiến trình:
1. Ôn định lớp, phân công thực hành:
- lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm.
- 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.:
2. Hưóng dẫn ban đầu:
Phần lí thuyết trọng tâm:
- Bộ li hợp trục quấn là hệ thống truyền chuyển động quay từ bánh đà (capstan) qua bánh răng tới trục quấn băng
- Khi một trong các bánh răng của bộ li hợp trục quấn bị mòn, gãy mẻ làm trục quấn băng chạy không đúng tốc độ. Mặt khác, bánh ép băng vẫn chạy đúng tốc độ (do tiếp xúc trực tiếp với trục capstan) sẽ lôi băng ra ngoài hộp cassette gây ra hiện tợng rối băng.
- Để phát hiện nhanh h hỏng, nhấn PLAY rồi quan sát chuyển động của trục quấn, bánh ép băng, hệ thống bánh răng ở trạng thái không tải (không có băng). Sau đó giữ chặt trục quấn băng, nếu bộ li hợp trục quấn bị hỏng sẽ có hiện tợng kêu cơ khí (do các bánh răng chuyển động không khớp). Xác định đúng bánh răng mòn hoặc gãy mẻ để thay thế.
3. Nội dung thực hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành.
2. Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành:
Gv nêu hiện tượng : Có tiêng kêu cơ khí trong chế độ PLAY hoặc REC, hay bị rối băng. Hơi méo tiếng trong chế độ PLAY do băng từ chạy không đúng tốc độ.
Bứơc 1: Gv yêu cầu học sinh Tháo hệ thống cơ che lấp mô tơ bằng tuavit
Bước 2: Tháo dây cu roa ra khỏi hệ thống truyền động của mô tơ bằng panh.
Bước 3 : Gv lưu ý nhắc nhở học sinh dùng tô vít dẹt bẩy puly ra khỏi trục mô tơ.
Bước 4 : hướng dẫn học sinh trong chế độ PLAY, dùng tay giữ trục quấn băng kiểm tra sự đảo chiều của trục quấn
Gv hướng dẫn học sinh thực hiện các bước thực hành theo đúng qui trình lưu ý các thao tác sử dụng dụng cụ thực hành của học sinh.
Bước 6 :
- Thay bánh răng chính (bánh răng truyền lực từ trục capstan).
- Dùng đột nhỏ tháo trục thép của hệ thống giữ bánh răng chính, tháo bánh răng chính ra.
Bước 7 : Lắp bánh răng chính mới vào hệ thống giữ, xỏ trục thép lại nh cũ.
Bước 8 : Lắp hệ thống giữ bánh răng chính vừa thay vào khối cơ. Mắc lại dây cu roa và các lò xo hãm.
Bước 14:
nhắc nhở học sinh kết thúc công việc, vệ sinh công nghiệp. Thu dọn dụng cụ.
1. Nghe Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành.
2. Thực hành theo các bước:
Bước 1 : Tháo vít và lò xo hãm rồi nhấc cần gạt mở cửa băng ra khỏi vị trí.
Bước 2 : Tháo lò xo hãm rồi lựa để nhấc đòn bẩy Auto stop khỏi vị trí.
Bước 3 : Tháo chốt hãm trục quấn băng bằng dùi nhọn, nhấc bánh răng trục quấn ra khỏi trục.
Bước 4 : Tháo lò xo hãm rồi nhấc hệ thống giữ bánh răng truyền trung gian chế độ PLAY - REC.
Bước 5 : Lật mặt sau khối cơ : tháo dây cu roa nhỏ, lò xo hãm rồi nhấc hệ thống giữ bánh răng chính ra khỏi vị trí.
Bước 6 :
- Thay bánh răng chính (bánh răng truyền lực từ trục capstan).
- Dùng đột nhỏ tháo trục thép của hệ thống giữ bánh răng chính, tháo bánh răng chính ra.
Bước 7 : Lắp bánh răng chính mới vào hệ thống giữ, xỏ trục thép lại nh cũ.
Bước 8 : Lắp hệ thống giữ bánh răng chính vừa thay vào khối cơ. Mắc lại dây cu roa và các lò xo hãm.
Bước 9 :
- Thay bánh răng trung gian chế độ PLAY - REC
- Dùng dùi nhọn, panh tháo bánh răng trung gian không làm cong vênh hệ thống giữ.
Bước 10 : Thay bánh răng mới rồi đặt cả hệ thống giữ bánh răng trung gian vào vị trí, cài lại lò xo hãm.
Bước 11 : Lắp bánh răng trục quấn (nếu hỏng thì thay mới) vào vị trí, cài chốt hãm.
Bước 12 : Lắp đòn bẩy Auto stop vào vị trí, cài lại lò xo hãm.
Bước 13 : Lắp cần gạt mở cửa băng, cài lại lò xo hãm và bắt lại vít nh cũ.
Bước 14 :
Kết thúc công việc, vệ sinh .
Thu dọn dụng cụ.
4. Tổng kết:
Kiểm tra hoàn thành công việc:
Nhấn PLAY hoặc REC, băng từ chuyển động đều đúng tốc độ, không có tiếng kêu cơ khí, âm thanh thể hiện tốt.
- Các nhóm báo cáo :
ã Kết quả thực hiện công việc.
ã Thời gian hoàn thành công việc.
5. Đánh giá:
- Biết cách kiểm tra, thay thế bộ li hợp trục quấn của cassette.
- Hoàn thành việc thay thế bộ li hợp trục quấn của cassette với đầy đủ các bớc.
- Thời gian hoàn thành công việc 60 phút.
Bài 74: lập mẫu điện áp mạch radio
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết CT:
I. Mục tiêu:
1. Học sinh phân tích được nguyên lí hoạt động, tác dụng các linh kiện trong mạch điện Radio.
2. Học sinh thực hiện được việc lập mẫu điện áp mạch radio.
3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Radio hoạt động tốt.
- Dụng cụ : kìm, tuavit các loại, panh, dùi nhọn...
- Thiết bị : máy hiện sóng, máy phát sóng cao tần, đồng hồ vạn năng.
- Bản vẽ : sơ đồ nguyên lí mạch radio.
2.Học sinh:
- đọc trước nội dung bài 74
- tài liệu ghi chép đầy đủ.
III. Tiến trình:
1. Ôn định lớp, phân công thực hành:
- lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm.
- 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.:
2. Hưóng dẫn ban đầu:
Phần lí thuyết trọng tâm:
Sơ đồ khối Radio cassette trong bài 59.
3. Nội dung thực hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành.
2. Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành:
Gv cung cấp sơ đồ khối Radio cassette trong bài 59.
Bứơc 1: Gv yêu cầu học sinh Phân tích sơ đồ nguyên lí mạch radio (nguyên lí hoạt động, tác dụng linh kiện, giá trị linh kiện).
Bước 2: gv hướng dẫn học sinh tháo nắp máy.
Bước 3 : Gv lưu ý nhắc nhở học sinh dùng tô vít dẹt bẩy puly ra khỏi trục mô tơ.
Bước 4 : hướng dẫn học sinh Cấp điện cho máy, khảo sát mạch radio với nguồn tín hiệu từ máy phát sóng cao tần. Quan sát kết quả trên máy hiện sóng để sơ bộ biết được hoạt động tốt/xấu của mạch.
Gv hướng dẫn học sinh thực hiện các bước thực hành theo đúng qui trình lưu ý các thao tác sử dụng dụng cụ thực hành của học sinh.
Bước 6 : nhắc nhở học sinh kết thúc công việc, vệ sinh công nghiệp. Thu dọn dụng cụ.
1. Nghe Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành.
2. Thực hành theo các bước:
Bước 1 : Phân tích sơ đồ nguyên lí mạch radio (nguyên lí hoạt động, tác dụng linh kiện, giá trị linh kiện).
Bước 2 : Tháo nắp máy.
Bước 3 : Xác định vị trí linh kiện mạch radio trên máy.
Bước 4 : Cấp điện cho máy, khảo sát mạch radio với nguồn tín hiệu từ máy phát sóng cao tần. Quan sát kết quả trên máy hiện sóng để sơ bộ biết được hoạt động tốt/xấu của mạch.
Bước 5 : Cấp điện cho mạch. Đồng hồ vạn năng thang đo DCV đo điện áp tại các chân của IC. Ghi nhận kết quả.
Bước 6:
Kết thúc công việc, vệ sinh .
Thu dọn dụng cụ.
4. Bài tập minh hoạ:
Lập mẫu điện áp mạch radio máy SHARP GF - A10Z (sơ đồ mạch đã nói tới trong bài 59).
5.Tổng kết:
Kiểm tra hoàn thành công việc:
- ghi nhận được các mức điện áp tại các chân của IC mạch radio.
- Các nhóm báo cáo :
ã Kết quả thực hiện công việc.
ã Thời gian hoàn thành công việc.
6. Đánh giá:
- Biết cách phân tích nguyên lí hoạt động, tác dụng linh kiện của mạch radio trong radio - cassette.
-Hoàn thành được việc lập mẫu điện áp (ghi nhận số liệu điện áp) mạch radio.
- Thời gian hoàn thành công việc 60 phút.
Bài 75: sữa chữa mạch radio
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết CT:
I. Mục tiêu:
1. Học sinh phân tích được nguyên lí hoạt động, tác dụng các linh kiện trong mạch điện Radio.
2. Học sinh thực hiện được việc sữa chữa mạch khuếch đại phần radio.
3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Radio hoạt động tốt.
- Dụng cụ : kìm, tuavit các loại, panh, dùi nhọn...
- Thiết bị : máy hiện sóng, máy phát sóng cao tần, đồng hồ vạn năng.
- Bản vẽ : sơ đồ nguyên lí mạch radio.
2.Học sinh:
- đọc trước nội dung bài 75
- tài liệu ghi chép đầy đủ.
III. Tiến trình:
1. Ôn định lớp, phân công thực hành:
- lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm.
- 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.:
2. Hưóng dẫn ban đầu:
Phần lí thuyết trọng tâm:
Sơ đồ khối Radio cassette trong bài 59.
3. Nội dung thực hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành.
2. Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành:
Gv nêu hiện tượng : không thu được đài ở băng AM, phần cassette hoạt động
bình thường.
Bứơc 1: Gv yêu cầu học sinh Phân tích sơ đồ nguyên lí mạch radio (nguyên lí hoạt động, tác dụng linh kiện, giá trị linh kiện).
Bước 2: gv hướng dẫn học sinh Kiểm tra điện áp cấp nguồn +B2 cho IC phần radio bằng đồng hồ vạn năng.
Bước 3 : Gv lưu ý nhắc nhở học sinh dùng panh gõ vào đầu vào các tầng ngược từ khuếch đại trung tần về khuếch đại cao tần để xác định sơ bộ khối hỏng
Bước 4 : hướng dẫn học sinh Cấp điện cho máy, khảo sát mạch radio với nguồn tín hiệu từ máy phát sóng cao tần. Quan sát kết quả trên máy hiện sóng để sơ bộ biết được hoạt động tốt/xấu của mạch.
Gv hướng dẫn học sinh thực hiện các bước thực hành theo đúng qui trình lưu ý các thao tác sử dụng dụng cụ thực hành của học sinh.
Bước 6 : Kiểm tra điện áp các chân của IC bằng đồng hồ vạn năng, so sánh với điện áp trên sơ đồ.
Bước 7 : Kiểm tra linh kiện mạch ngoài bằng đồng hồ vạn năng
Linh kiện mạch ngoài :Hỏng : thay thế.
Bước 8 :
Kết thúc công việc, vệ sinh công nghiệp.
Thu dọn dụng cụ.
1. Nghe Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành.
2. Thực hành theo các bước:
Bước 1 : Không cấp điện cho máy, quan sát, phân tích sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp ráp với linh kiện thực trên bo mạch.
Bước 2 : Kiểm tra điện áp cấp nguồn +B2 cho IC phần radio bằng đồng hồ vạn năng, nếu :
Điện áp +B2: Có : tốt.
≤ 0V : xử lí nguồn +B2.
Bước 3 : Cấp điện cho máy, dùng panh gõ vào đầu vào các tầng ngược từ khuếch đại trung tần về khuếch đại cao tần để xác định sơ bộ khối hỏng.
Bước 4 : Sử dụng máy phát sóng cao tần đưa tín hiệu tới đầu vào mạch radio, quan sát dạng sóng bằng máy hiện sóng tại đầu ra để xác định tình trạng làm việc của mạch .
Bước 5 : Kiểm tra điện áp dao động ngoại sai bằng đồng hồ vạn năng.
Điện áp dao động: Có : tốt.
= 0V : xử lí mạch dao động.
Bước 6 : Kiểm tra điện áp các chân của IC bằng đồng hồ vạn năng, so sánh với điện áp trên sơ đồ :
Điện áp các chân của IC : Có đủ : tốt.
= 0V : xử lí linh kiện mạch ngoài.
Bước 7 : Kiểm tra linh kiện mạch ngoài bằng đồng hồ vạn năng
Linh kiện mạch ngoài :Hỏng : thay thế.
Tốt : IC phần radio hỏng.
Bước 8 :
Kết thúc công việc, vệ sinh công nghiệp.
Thu dọn dụng cụ.
4. Bài tập minh hoạ:
(mạch radio máy SHARP GF - A10Z đã nói tới trong bài 59)
5. Kiểm tra hoàn thành công việc :
- thu được đài trên băng sóng AM.
- Các nhóm báo cáo :
ã Kết quả thực hiện công việc.
ã Thời gian hoàn thành công việc.
6. Đánh giá
- Phân tích được nguyên lí hoạt động, tác dụng linh kiện của mạch khuếch đại phần radio trong radio - cassette.
- Thực hiện được việc sửa chữa mạch khuếch đại phần radio.
- Thời gian hoàn thành công việc : 60 phút.
Bài 76: sữa chữa mạch giảI mã stereo
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết CT:
I. Mục tiêu:
1. Học sinh phân tích được nguyên lí hoạt động, tác dụng các linh kiện trong mạch giảI mã stereo.
2. Học sinh thực hiện được việc sữa chữa mạch giảI mã stereo.
3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Radio hoạt động tốt.
- Dụng cụ : kìm, tuavit các loại, panh, dùi nhọn...
- Thiết bị : máy hiện sóng, máy phát sóng cao tần, đồng hồ vạn năng.
- Bản vẽ : sơ đồ nguyên lí mạch radio.
2.Học sinh:
- đọc trước nội dung bài 76
- tài liệu ghi chép đầy đủ.
III. Tiến trình:
1. Ôn định lớp, phân công thực hành:
- lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm.
- 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.:
2. Hưóng dẫn ban đầu:
Phần lí thuyết trọng tâm:
mạch giải mã stereo dùng IC AN7410, hình 7.25) :
IC AN7410 là IC giải mã stereo (FM MPX DECODER) dùng trong máy JVC PC - W47U, chứa những mạch sau đây :
ã Voltage Regulator : điều hoà điện thế, ổn áp.
ã Input Amp : khuếch đại đầu vào.
ã Double Balance Demod : hoàn điệu cân bằng kép.
ã Stereo swich : bật stereo.
ã Separation Adj : mạch điều chỉnh phân tách (giữ cho biên độ hai tín hiệu L, R có tỉ lệ giống như gốc phát).
Ba mạch : Separation Adj, Double Balance Demod, Stereo swich tạo thành phần hoàn điệu FM MPX.
Phần tách sóng tín hiệu stereo (ST Sig Detector) bao gồm :
ã Phase DET : tách pha.
ã DC Amp : khuếch đại một chiều.
ã Lamp Driver : mạch đèn LED.
ã Lowpass filter : lọc thông thấp.
ã Schmitt Trigger : kích thích đèn LED sáng lên khi thu stereo.
Phần mạch PLL (Phase Lock Loop), bao gồm :
ã Tách pha.
ã DC Amp.
ã 38kHz Flip - Flop : FF chia tần.
ã 19kHz 900 Flip - Flop : FF chia tần 19kHz 900.
ã LP.F : lọc thông hạ.
ã VCO, VCO Killer : dao động 76kHz và triệt VCO (khi thu mono).
ã 19kHz 900 Flip - Flop : FF 19kHz 00.
Tín hiệu AF hỗn hợp vào chân 2. Sau khi xử lí qua những mạch bên trong IC, hai tín hiệu stereo L và R ra tại chân 4 (L ch) và chân 5 (R ch).
Chân 6 mắc đèn LED báo stereo được điều khiển theo chương trình (stereo hoặc mono).
Chân 12 dùng để kiểm tra tần số lái (Pilot) 19kHz.
Chân 9 mắc mạch điều khiển VCO : công tắc ở vị trí stereo thì VCO hoạt động, còn công tắc ở vị trí mono thì VCO ngừng hoạt động.
3. Nội dung thực hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Tg
1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành.
2. Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành:
Gv nêu hiện tượng: radio hỏng mạch giải mã, ở băng sóng FM âm tần bị mất một kênh, phần cassette hoạt động bình thường.
Bứơc 1: Gv yêu cầu học sinh Phân tích sơ đồ nguyên lí sơ đồ lắp ráp với linh kiện thực trên bo mạch. (nguyên lí hoạt động, tác dụng linh kiện, giá trị linh kiện).
Bước 2: gv hướng dẫn học sinh đưa tín hiệu của dao động kí tới đầu vào bên phải của mạch giải mã stereo, nếu có tần số 19kHz đến thì mạch giải mã bên phải bị hỏng.
Bước 3 : Gv lưu ý nhắc nhở học sinh dùng panh gõ vào đầu vào các tầng ngược từ khuếch đại trung tần về khuếch đại cao tần để xác định sơ bộ khối hỏng
Bước 5,6,7: hướng dẫn học sinh thay cuộn cộng hưởng 19kHz vào mạch bằng mỏ hàn.
Gv hướng dẫn học sinh thực hiện các bước thực hành theo đúng qui trình lưu ý các thao tác sử dụng dụng cụ thực hành của học sinh.
.
Bước 8,9 : gv qua sat hướng dẫn học sinh kiểm tra, thay thế R, L, C.
Bước 10 : Kiểm tra điện áp các chân của IC bằng đồng hồ vạn năng, so sánh với điện áp trên sơ đồ
Bước 11: gv theo dõi học sinh thay IC giải mã
Bước 12:
Kết thúc công việc, vệ sinh công nghiệp.
Thu dọn dụng cụ.
1. Nghe Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành.
2. Thực hành theo các bước:
Bước 1 : Không cấp điện cho máy, quan sát, phân tích sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp ráp với linh kiện thực trên bo mạch.
Bước 2 : Đưa tín hiệu của dao động kí tới đầu vào bên phải của mạch giải mã stereo, nếu có tần số 19kHz đến thì mạch giải mã bên phải bị hỏng.
Bước 3 : Đưa tín hiệu của dao động kí tới đầu vào bên trái của mạch giải mã stereo, nếu có tần số 38kHz đến thì mạch giải mã bên trái bị hỏng.
Bước 4 : Đưa tín hiệu của dao động kí vào cuộn cộng hưởng 19kHz, nếu không có tín hiệu 19kHz thì cuộn cộng hưởng hỏng.
Bước 5 : Thay cuộn cộng hưởng 19kHz
File đính kèm:
- dien tu 11-4.doc