Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 79: Đèn hiện hình chương trình và những mạch điện liên quan

I. Mục tiêu:

1. Học sinh hiểu đựoc nguyên lí làm viẹc của đèn hình và những mạch điện liên quan.

2. biết được sưo đồ khối của TV đen trắng dùng linh kiện rời rạc và IC

3. Rèn luyện tư duy kĩ thuật, ý thức công nghiệp cho các em.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- tranh vẽ h 8.1 – 8.4 sgk

một mạch tách sóng và tự động điều chỉnh độ khuếch đại.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 79: Đèn hiện hình chương trình và những mạch điện liên quan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 79 đèn hiện hình ctr và những mạch điện liên quan Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 250- 251 I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu đựoc nguyên lí làm viẹc của đèn hình và những mạch điện liên quan. 2. biết được sưo đồ khối của TV đen trắng dùng linh kiện rời rạc và IC 3. Rèn luyện tư duy kĩ thuật, ý thức công nghiệp cho các em. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: tranh vẽ h 8.1 – 8.4 sgk một mạch tách sóng và tự động điều chỉnh độ khuếch đại. 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 78 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Mô tả cấu tạo, kí hiệu, qui cách của đèn hiện hình: Cấu tạo đèn hình : (hình 8.3) Gv giói thiệu sơ đồ khối đen hình 8.3 sgk Gv: quan sát sơ đồ và cho biết cấu tạo của đèn hình TV đen trắng gồm những phần nào? Hs: trả lời Gv: nêu mối liên hệ của các khối? Hs: trả lời Gv: tại sao Anot được cung cấp điện áp +14000V? Hs: trả lời Kết cấu của súng điện tử: Gv: quan sát sơ đồ và cho biết cấu tạo của súng điện tử gồm những phần nào? Hs: trả lời. Gv: có nhận xét gì về kết cấu của súng điện tử? Hs: trả lời Gv: katot được cấu tạo như thế nào? Hs: trả lời Nguyên lí làm việc: Gv: trình bày nguyên lí làm việc của súng điện tử? Hs: trả lời II. Điều kiện để màn hình phát ra ánh sáng và có hình ảnh: Gv: trình bày về những điều kiện để màn hình có thể phát ra ánh sáng và có hình ảnh? Hs: trả lời Gv: Tại sao cần có những điều kiện đó màn hình mới phát ra ánh sáng và có hình ảnh? Hs: trả lời Gv: trình bày lưu ý tại cụm lái tia? Hs: trả lời III. Những mạch điện liên quan đến đèn hình: Gv: trình bày về những mạch điện liên quan đến đèn hình? Hs: trả lời Gv: phân tích hoạt động của các tầng khuếch đại video cuối? Hs: trả lời. I. Mô tả cấu tạo, kí hiệu, qui cách của đèn hiện hình: Cấu tạo đèn hình : (hình 8.3) - một bầu thuỷ tinh kín, phía đuôi có dạng ống, phía đầu được loe rộng ra để tạo thành một màn ảnh rộng hình chữ nhật. - Bầu thuỷ tinh được rút hết không khí. Phía đuôi đèn có súng điện tử bao gồm sợi nung, katốt, các cực lưới G1, G2, G3 và anốt. - Phía cổ đèn hình được lắp cụm lái tia là các cuộn điện cảm để khi có dòng điện xung răng cưa chạy qua sẽ tạo ra từ trường lái tia điện tử quét chạy theo chiều dọc và chiều ngang trên toàn bộ màn hình. Bên trong và bên ngoài thành thuỷ tinh phía phần loe ra, được phủ lớp bột dẫn điện. - Anot được cung cấp điện áp +14000V để đưa đến cực anốt của đèn hình, tạo ra điện trường hút điện tử bay đến màn hình bật ra ánh sáng. - Cách bố trí chân đèn hình như Chân 1 : Bỏ trống. Chân 2 : Katốt. Chân 3, 4 : Sợi nung Chân 5 : Lưới G1 Chân 6 : Lưới G2 Chân 7 : Lưới G3 Kết cấu của súng điện tử: - Sợi nung có dạng xoắn được lồng vào trong lòng katốt hình trụ rỗng có đáy bịt kín. - Katốt làm bằng kim loại đặc biệt, khi được nung nóng sẽ phát xạ ra các điện tử. Katốt lại được lồng vào trong cực lưới G1 cũng có dạng hình trụ rỗng, ở đáy có khoét một lỗ nhỏ. Các điện tử phát ra từ katốt nằm trong khoảng không gian giữa katốt và lưới G1 và chỉ được thoát ra ngoài qua lỗ thủng nhỏ. Cực anốt được tiếp điện với điện thế rất cao +14000V. Nguyên lí làm việc: - Giữa cực anốt và lưới G1 tạo ra một điện trường rất lớn hút các điện tử ra khỏi lỗ nhỏ trên cực lưới G1 và gia tốc cho các điện tử này bay đến màn huỳnh quang. Hai cực lưới G2 và G3 được bố trí phía sau G1 trên đường bay của điện tử và được cung cấp các điện áp dương thích hợp để điều khiển chùm tia điện tử bay lên đập vào màn huỳnh quang đúng điểm hội tụ, để hình ảnh hiện ra rõ nét không bị nhoè hình II. Điều kiện để màn hình phát ra ánh sáng và có hình ảnh: 1. Độ chân không phải tuyệt đối tốt. 2. Sợi nung phải hoàn thiện. 3. Tại cực katốt phải được cung cấp điện áp một chiều biến đổi được từ 0 V đến 100 V 4. Điện một chiều là +100 V để tăng tốc điện tử bay đến màn hình. 5. Tại lưới G3, điện xoay chiều là 0V, điện một chiều điều chỉnh được để hội tụ tia điện tử. 6. Tại cực anốt có điện áp +14000 V để hút điện tử bay về phía màn hình. 7. Tại cụm lái tia : phải được cung cấp đầy đủ xung răng cưa quét mành fv = 50 Hz và xung răng cưa quét dòng fH =15625 Hz để sinh ra từ trường lái tia điện tử quét từ trái sang phải, từ trên xuống. III. Những mạch điện liên quan đến đèn hình: Tầng khuếch đại video cuối với các mạch chỉnh độ sáng Bright, chỉnh độ tương phản Contrast, các mạch xoá tia quét ngược. Biến áp quét dòng với các mạch chỉnh lưu đại cao áp, chỉnh lưu lấy điện áp cấp cho G2, G3 và mạch dập điểm sáng khi tắt máy. - Ví dụ : Phân tích sơ đồ tivi SAMSUNG BT359R (hình 8.8 sgk). 4. Củng cố: - Những điều kiện cần thiết để cho đèn làm việc phát ra ánh sáng và có hình ảnh. - Muốn điều chỉnh độ sáng tối của màn hình thì tác động vào đâu ? Giải thích nguyên lí của sự điều chỉnh đó. - Nếu cụm lái tia lắp ở cổ đèn hình bị xộc xệch thì những hiện tượng gì sẽ xảy ra 5. Bài tập: Trả lời các câu hỏi sgk. Bài 80 mạch khuếch đại trung tần và mạch tách sóng video Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 252- 253 I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu đựoc nguyên lí làm viẹc của mạch khuếch đại trung tần dùng linh kiện rời và IC. 2. biết được sưo đồ khối và đặc tuyến biên độ tần số của mạch. 3. Rèn luyện tư duy kĩ thuật, ý thức công nghiệp cho các em. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: tranh vẽ h 8.10 – 8.11 sgk một mạch tách sóng và khuếch đại trung tần. 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 80 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Sơ đồ khối và đặc điểm: 1. Sơ đồ khối: Gv giới thiệu sơ đồ khối h. 8.10 sgk. Gv: mô tả sơ cấu tạo mạch khuếch đại trung tần? Hs: trả lời Gv: trình bày về thành phần tín hiệu ra sau mỗi khối? Hs: trả lời gv củng cố lại kiến thức học sinh đã trình bày. 2. Đặc điểm: Gv: mạch có đặc điểm gì? Hs: trả lời Gv: tại sao phảI sử dụng đến 4 mạch cộng hưởng? Hs: trả lời Gv: tại vị trí nến đầu và nén cuối tại sao không khuếch đại tối đa? Hs: trả lời Gv: nêu tác dụng của nén đầu và nén cuối? Hs: trả lời Gv: trình bày tác dụng của nén đầu và nén cuối? Hs: trả lời II. Mạch khuếch đại trung tần, tách sóng video trong tivi dùng bán dẫn và IC: 1. Sơ đồ khối: gv giới thiệu h. 8. 2 sgk 2. Đặc điểm: Gv: trình bày đặc điểm của tín hiệu ra khỏi hộp kênh? Hs: trả lời Gv: tại sao phảI có bộ lọc SAW? Hs: trả lời Gv: mạch khuếch đại trung tần có những nhiệm vụ gì? Hs: trả lời Gv: mô tả sơ cấu tạo mạch khuếch đại trung tần dùng IC? Hs: trả lời I. Sơ đồ khối và đặc điểm: 1. Sơ đồ khối: - Tín hiệu trung tần từ hộp kênh dẫn xuống bao gồm trung tần hình 38MHz và trung tần tiếng 31,5 MHz, được mạch cộng hưởng 1 chọn lọc, cho qua mạch nén đầu, mạch nén cuối để loại bỏ sóng của kênh lân cận rồi đưa đến mạch khuếch đại trung tần, qua mạch cộng hưởng đến mạch tách sóng video. - Tín hiệu trung tần đến đây đã được chọn lọc kĩ và được khuếch đại rất lớn đến hàng chục vạn lần rồi đưa vào mạch tách sóng video, dùng một điốt tiếp điểm cao tần để tách ra tín hiệu video dưới hình thức điều chế biên độ (AM) đồng thời làm xuất hiện trung tần tiếng sau lần đổi tần thứ 2 này là 38 MHz - 31,5 MHz = 6,5MHz. - Tất cả tín hiệu sau tách sóng video đều được khuếch đại cho biên độ lớn lên rồi chia ra các ngả đường đi như sau : ngả đường tiếng ; ngả đường hình ; ngả tách xung đồng bộ. 2. Đặc điểm: - Mạch khuếch đại trung tần phải khuếch đại được với hệ số khuếch đại rất lớn, cỡ hàng chục vạn lần, do đó phải dùng tới ba mạch khuếch đại mắc liên tiếp nhau. KS = K1 ´ K2 ´ K3. - Phải đạt được hệ số khuếch đại lớn đồng đều trong một dải tần rất rộng. - ở đầu băng và cuối băng phải có mạch cộng hưởng nén đầu và nén cuối để loại bỏ nhiễu lân cận. - Tại trung tần mang âm thanh 31,5MHz chỉ cho khuếch đại 10% để không gây nhiễu, lẫn tiếng vào hình. - Tại trung tần mang hình ảnh 38MHz cho khuếch đại 50% trên đường dốc đi xuống của đặc tuyến, là để bù với đặc tuyến suy giảm biên tần bên trái ở phía đài phát. II. Mạch khuếch đại trung tần, tách sóng video trong tivi dùng bán dẫn và IC: 1. Sơ đồ khối: - h. 8. 2 sgk 2. Đặc điểm: - Tín hiệu trung tần ra khỏi hộp kênh trước hết được khuếch đại sơ bộ bằng tranzito Q101 để cho biên độ lớn lên trước khi đưa vào mạch lọc, để bù sự suy giảm khi lọc. - Máy đời mới dùng bộ lọc SAW, để thông qua một dải tần với độ rộng đã được chọn lọc. - Toàn bộ nhiệm vụ của mạch khuếch đại trung tần đều được thực hiện trong IC 101 có kí hiệu μpc 1366c hoặc KA2912A. Các nhiệm vụ bao gồm : Khuếch đại trung tần, tách sóng video, khuếch đại tín hiệu sau tách sóng video, tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại AGC. - Dù cho mạch khuếch đại trung tần dùng mạch rời rạc hay dùng IC thì đặc tuyến tần số của mạch điện vẫn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế như hình 8.10, để đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng của máy. 4. Củng cố: - vẽ đặc tuyến tần số K = f (F) của khối khuếch đại trung tần trong tivi và nêu ra các đặc điểm của nó. - Nếu khối khuếch đại trung tần bị hỏng thì biểu hiện trên tivi sẽ ra sao. - Hãy nêu lí do vì sao khối khuếch đại trung tần lại chiếm địa vị quan trọng trong tivi. 5. Bài tập: Trả lời các câu hỏi sgk. Bài 81 hộp kênh của tivi Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 254- 255 I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu đựoc nguyên lí làm viẹc của hộp kênh TV 2. Biết được sơ đồ khối của hộp kênh. 3. Rèn luyện tư duy kĩ thuật, ý thức công nghiệp cho các em. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: tranh vẽ h 8.12 – 8.14 sgk một mạch tách sóng và khuếch đại trung tần. 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 81. - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Khái niệm chung: Gv: Hộp kênh là một cụm mạch điện gồm những khối chức năng nào? Hs: trả lời Khuếch đại cao tần (RF AMP) ; Tạo sóng ngoại sai fd (OSC ; VCO) ; Trộn tần (Mixer) để lấy ra trung tần (I.F). 1. Khuếch đại cao tần : Gv: cho ví dụ? Hs: trả lời 2. Tạo sóng ngoại sai fd : Gv: trình bày về khối tạo sóng ngoại sai? Hs: trả lời 3. Trộn tần để lấy ra trung tần: Gv: trình bày về khối tạo sóng ngoại sai? Hs: trả lời Gv: Cả 3 khối này được lắp ghép với nhau rất chặt chẽ, có cơ cấu đồng trục để đồng chỉnh, và cùng được đặt chung trong hộp bọc bằng kim loại để cách li điện từ trường với bên ngoài, được gọi là hộp kênh. II. sơ đồ khối và đặc điểm của hộp kênh kiểu xoay từng nấc: Gv giới thiệu sơ đồ khối h. 8.12 sgk. Gv: mô tả sơ cấu tạo hộp kênh? Hs: trả lời 1. Nguyên lí làm việc: Gv: trình bày về thành phần tín hiệu ra sau mỗi khối? Hs: trả lời Gv: trình bày về nguyên lí làm việc của hộp kênh? Hs: trả lời Gv: trình bày cấu tạo của mạch cộng hưởng là các khung cộng hưởng LC? Hs: trả lời. gv củng cố lại kiến thức học sinh đã trình bày. 2. Đặc điểm: Gv: nêu ưu điểm của mạch? Hs: trả lời Gv: tại sao các TV hiện nay ít sử dụng kiểu hộp kênh xoay như thế này? Hs: trả lời I. Khái niệm chung 1. Khuếch đại cao tần : - Dùng để chọn lọc lấy sóng của đài phát hình mà ta cần thu gồm sóng mang hình ảnh fA điều biên, sóng mang âm thanh fT điều tần, rồi khuếch đại cho tín hiệu mạnh hẳn lên, làm cho tỉ số tín hiệu / nhiễu (S/N) tăng, làm hình ảnh hiện ra trong sáng, rõ ràng, không bị nhiễu lẫn vào. Ví dụ : kênh 6 (Đài truyền hình Hà Nội) có tần số mang hình ảnh fA = 175,25 MHz và tần số mang âm thanh fT = 181,75 MHz. fT - fA = 6,5 MHz là khoảng cách không đổi cho tất cả các kênh truyền hình, theo tiêu chuẩn truyền hình hệ OIRT của các nước xã hội chủ nghĩa cũ. 2. Tạo sóng ngoại sai fd : - Đây là mạch tự dao động để phát ra sóng cao tần tại chỗ với quy luật là : fd = fA+ 38 MHz = fT + 31,5 MHz theo tiêu chuẩn truyền hình hệ OIRT. 3. Trộn tần để lấy ra trung tần: - Sóng cao tần thu được đem trộn với sóng ngoại sai fd để lấy ra trung tần hình và trung tần tiếng theo quy luật: fd - fA = 38MHz gọi là trung tần hình. fd - fT = 31,5 MHz gọi là trung tiếng. II. sơ đồ khối và đặc điểm của hộp kênh kiểu xoay từng nấc: 1. Nguyên lí làm việc: - Sóng cao tần từ đài phát hình gửi đến, thông qua anten nhập vào tivi được mạch cộng hưởng A điều chỉnh cộng hưởng, chọn lọc lấy sóng của đài phát hình cần thu bao gồm sóng mang hình ảnh fA điều biên và sóng mang âm thanh fT điều tần. Tín hiệu cao tần được đưa vào mạch khuếch đại cao tần để khuếch đại cho tín hiệu mạnh hẳn lên, át nhiễu đi rồi thông qua mạch cộng hưởng C, ghép sang mạch cộng hưởng B để đưa vào mạch trộn tần. - Đồng thời lúc này mạch tạo sóng ngoại sai phối hợp với mạch cộng hưởng D phát ra sóng ngoại sai fd với quy luật là fd = fA + 38MHz = fT +31,5 MHz. Sóng ngoại sai fd đưa vào mạch trộn tần để trộn với sóng fA và fT rồi lấy ra hiệu số của chúng là fd - fA = 38MHz gọi là trung tần hình và fd - fT = 31,5MHz gọi là trung tần tiếng. - Cấu tạo của mạch cộng hưởng là các khung cộng hưởng LC. Trong đó tụ điện để trị số cố định còn cuộn cảm L mắc song song với tụ được thay đổi trị số nhờ cơ cấu chuyển mạch, để thay đổi tần số cộng hưởng. ; 2. Đặc điểm: - Ưu điểm của hộp kênh kiểu xoay từng nấc là có kết cấu để chuyển kênh đơn giản, hiệu quả, làm việc ổn định. Đây là kiểu hộp kênh đang được dùng phổ biến ở các tivi đen trắng. - Nhược điểm của hộp kênh loại này là không có khả năng chuyển tức thời từ kênh này sang kênh khác để xem được ngay. 4. Củng cố: -Vẽ sơ đồ khối của hộp kênh kiểu xoay từng nấc và chỉ ra nhiệm vụ của từng khối. - Nếu mạch khuếch đại cao tần trong hộp kênh làm việc không tốt thì hiện tượng gì sẽ xảy ra và biểu hiện của nó trên màn hình ? - Nếu mạch tạo sóng ngoại sai không làm việc thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? 5. Bài tập: Trả lời các câu hỏi sgk. Bài 82 mạch đường tiếng của tivi Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 256- 257 I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu đựoc nguyên lí hoạt động của đường tiếng của TV 2. Biết được sơ đồ khối và đặc điểm của đường tiếng của TV. 3. Rèn luyện tư duy kĩ thuật, ý thức công nghiệp cho các em. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: tranh vẽ h 8.15 – 8.17 sgk một mạch tách sóng và khuếch đại trung tần. 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 82. - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -Vẽ sơ đồ khối của hộp kênh kiểu xoay từng nấc và chỉ ra nhiệm vụ của từng khối. - Nếu mạch khuếch đại cao tần trong hộp kênh làm việc không tốt thì hiện tượng gì sẽ xảy ra và biểu hiện của nó trên màn hình ? - Nếu mạch tạo sóng ngoại sai không làm việc thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? 3.Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Sơ đồ khối và đặc điểm của đường tiếng trong tivi dùng linh kiện rời rạc: Gv giới thiệu sơ đồ khối h. 8.15 sgk. Gv: mô tả sơ cấu tạo mạch khuếch đại trung tần? Hs: trả lời Gv: trình bày về thành phần tín hiệu ra sau mỗi khối? Hs: trả lời gv củng cố lại kiến thức học sinh đã trình bày. Gv: Hiện nay trên thế giới đang song song tồn tại nhiều hệ truyền hình. Hê F.C.C (Mĩ, Nhật) có trung tần tiếng là 4,5 MHz. Hệ C.C.I. R. (các nước Tây Âu) có trung tần tiếng là 5,5 MHz. Hệ O.I.R.T (Các nước phe Xã Hội Chủ Nghĩa cũ) có trung tần tiếng là 6,5 MHz. Gv: Do đó khi mang tivi đến dùng ở các nơi khác hệ thì phải chuyển hệ tiếng cho tivi, tức là phải chỉnh lại các mạch cộng hưởng của đường tiếng, vì sao? Hs: trả lời cho cộng hưởng đúng với trung tần tiếng của hệ mới. II. Sơ đồ khối và đặc điểm của đường tiếng trong tivi dùng IC: 1. Sơ đồ khối: Gv: Cùng với sự phát triển của công nghệ điện tử, ngày nay các mạch điện tử dùng linh kiện rời rạc hầu như đã được IC thay thế Gv giới thiệu sơ đồ khối h. 8.15 sgk. Gv: mô tả sơ cấu tạo mạch khuếch đại trung tần? Hs: trả lời Gv: trình bày về thành phần tín hiệu ra sau mỗi khối? Hs: trả lời Gv: Khi chuyển sang dùng IC là ta chỉ việc làm theo đúng sự chỉ dẫn của kĩ thuật và tự hiểu nguyên lí làm việc của mạch đường tiếng như đã phân tích ở trên. I. Sơ đồ khối và đặc điểm của đường tiếng trong tivi dùng linh kiện rời rạc phân ra thành 3 khu vực kĩ thuật như sau : Khu vực I bao gồm hai tầng khuếch đại trung tần tiếng mắc liên tiếp nhau. - Chúng đều là mạch khuếch đại cộng hưởng, được điều chỉnh cộng hưởng chính xác để chỉ chọn lọc lấy trung tần tiếng 6,5 MHz, còn loại bỏ các thành phần tần số khác. - Trung tần tiếng được khuếch đại đủ lớn rồi đưa đến mạch tách sóng điều tần để lấy ra âm tần. Trung tần tiếng là khoảng cách giữa sóng mang hình ảnh và sóng mang âm thanh của các hệ truyền hình Khu vực II là mạch tách sóng điều tần. - Muốn tách được sóng điều tần (FM) thì trước hết mạch điện phải đổi được từ sự biến thiên về tần số thành sự chênh lệch về điện áp rồi đặt lên hai điốt tiếp điểm cao tần và từ đó lấy ra được âm tần. - Hai mạch cộng hưởng số 3 và số 4 cũng được coi như nằm trong mạch tách sóng điều tần. - Việc điều chỉnh cộng hưởng chính xác đúng trung tần tiếng của hai mạch cộng hưởng này có tính chất quyết định đến chất lượng của đường tiếng. - Nếu chỉnh cộng hưởng không chính xác thì có thể mất hẳn tiếng hoặc tiếng bị ù rè rất lớn. Khu vực III: - bao gồm tầng khuếch đại sơ bộ điện áp âm tần, tầng khuếch đại trung gian kích âm tần và tầng khuếch đại công suất âm tần để phát ra loa. - Tầng khuếch đại công suất âm tần thường dùng 2 tranzito công suất, mắc đẩy kéo, làm việc ở chế độ AB để cho ra công suất lớn với hiệu suất cao. II. Sơ đồ khối và đặc điểm của đường tiếng trong tivi dùng IC: 1. Sơ đồ khối: Tín hiệu sau tách sóng video Thạch anh chọn lọc . Đường tiếng. IC 301 : Thạch anh TA2 Tách sóng FM C D A - 6,5 M 2. Đặc điểm: - Tín hiệu sau tách sóng video đưa ra từ chân số 3 của IC101, trong đó có trung tần tiếng 6,5 MHz được thạch anh TA1 chọn lọc lấy riêng ra để đưa vào chân số 12 của IC301 có kí hiệu là : mPC 1353 C. hoặc KA2102A. IC301, - khuếch đại trung tần tiếng nhiều lần cho biên độ lớn lên và hạn chế biên độ, cắt bỏ nhiễu điều biên kí sinh rồi phối hợp với thạch anh TA2 để tách sóng điều tần lấy ra âm tần. - Tín hiệu âm tần đưa ra từ chân số 4 của IC đến chiết áp VR371 điều chỉnh âm lượng rồi lại quay trở về chân số 7 của IC để khuếch đại công suất âm tần. - Công suất âm tần đưa ra từ chân số 8 của IC, qua tụ hoá C308 để cách li điện một chiều rồi dẫn ra loa. 4. Củng cố: - Vẽ sơ đồ khối và trình bày nguyên lí làm việc của mạch đường tiếng trong tivi dùng linh kiện rời rạc. - Vẽ sơ đồ khối và trình bày nguyên lí làm việc của mạch đường tiếng trong tivi dùng I C. - Giải thích lí do tại sao tivi khác hệ mang về dùng ở Việt Nam lại không có tiếng. Muốn có tiếng thì về mặt kĩ thuật phải làm thế nào ? 5. Bài tập: Trả lời các câu hỏi sgk. Bài 83 mạch quét mành của tivi Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 258- 259 I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu đựoc nguyên lí hoạt động của mạch quét mành TV 2. Biết được sơ đồ khối và hình dạng xung quét mành của TV. 3. Rèn luyện tư duy kĩ thuật, ý thức công nghiệp cho các em. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: tranh vẽ h 8.17 – 8.21 sgk một mạch tách sóng và khuếch đại trung tần. 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 83. - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Vẽ sơ đồ khối và trình bày nguyên lí làm việc của mạch đường tiếng trong tivi dùng linh kiện rời rạc. - Vẽ sơ đồ khối và trình bày nguyên lí làm việc của mạch đường tiếng trong tivi dùng I C. - Giải thích lí do tại sao tivi khác hệ mang về dùng ở Việt Nam lại không có tiếng. Muốn có tiếng thì về mặt kĩ thuật phải làm thế nào ? 3.Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Sơ đồ khối, đặc điểm và dạng xung điện áp cần phải tạo ra ở tầng dao động quét mành: Gv giới thiệu hình 8.17. Sơ đồ khối mạch quét mành. Gv: trình bày nguyên lí của mạch ? Hs: trả lời Gv giới thiệu hình 8.18. Mạch điện tương đương của cuộn lái tia quét mành. Gv : Mạch quét mành của tivi gồm 2 khối chính nào? Gv: Sau khi qua mạch lọc thông thấp để loại bỏ nhiễu, điện áp một chiều được đưa như thế nào ? Hs: trả lời về cực bazơ của tầng dao động dòng để điều chỉnh lại nhịp dao động cho đồng bộ với phía đài phát. 1. Sơ đồ khối : Gv : khối này phải tự dao động để tạo ra xung điện áp có hình răng cưa kèm đuôi hình chữ nhật với tần số mành fv = 50Hz cho hệ PAL/SECAM hoặc 60Hz cho hệ NTSC. Gv : trình bày nhiệm vụ của khối ? Hs: trả lời có nhiệm vụ khuếch đại cho điện áp và công suất của xung răng cưa có đuôi hình chữ nhật lớn lên và đảo cực tính để đưa đến hai đầu cuộn lái tia quét mành, sinh ra dòng điện il chảy trong cuộn lái tia quét mành có dạng hình răng cưa, để tạo ra từ trường lái tia điện tử quét chạy theo chiều dọc của màn hình. 2. Đặc điểm : Gv: trình bày về các đặc điểm của khối quét mành? Hs: trả lời Gv: tại sao mạch khuếch đại công suất có điện áp ra ngược pha 180º so với điện áp vào ? Hs: trả lời II. Mạch tạo dao động quét mành và cơ chế tạo xung điện áp có hình răng cưa kèm đuôi hình chữ nhật Hình 8.20. Cơ cấu mạch tạo xung răng cưa quét mành. Gv: mô tả kết cấu của mạch? Hs: trả lời Khoá K là mạch tự dao động theo kiểu : - Blocking (dao động nghẹt). - Đa hài không đối xứng hoặc mạch chia lấy tần số mành fv ở trong IC. - Chiết áp R1 được gọi là - V.Height. hoặc V.Size. dùng để điều chỉnh độ cao mành. Gv: nêu vai trò của các thành phần trong mạch? Hs: trả lời Nguyên lí tạo xung: (hình 8. 21) Gv: Nếu tranzito ở tầng dao động mành là loại NPN, muốn dao động nhanh lên phải làm như thế nào? Hs: trả lời đưa điện áp dương về cực B, nếu muốn dao động chậm lại phải đưa điện áp âm vào cực B. Nếu tranzito ở tầng dao động mành là loại PNP thì phải đưa điện áp ngược lại. I. Sơ đồ khối, đặc điểm và dạng xung điện áp cần phải tạo ra ở tầng dao động quét mành: - Quá trình tìm dạng xung điện áp cần phải tạo ra ở tầng dao động quét mành - Dòng điện hình răng cưa chảy trong cuộn lái tia quét mành il (hình 8.19a). - Điện áp hạ trên phần điện cảm L là UL (hình 8.19b). - Điện áp hạ trên phần điện trở R là UR (hình 8.19c). - Điện áp Ura2 = Ul = UL+ UR (hình 8.19 d). Điện áp Ura1 = Uvào2 phải ngược pha 180º so với Ura2, do đó điện áp phải được tạo ra ở tầng dao động quét mành là hình răng cưa kèm đuôi hình chữ nhật (Hình 8.19e). 1. Sơ đồ khối : Khối 1 : tạo dao động xung răng cưa quét mành Khối 2 : tầng khuếch đại công suất quét mành 2. Đặc điểm : - nên trong thời gian quét thuận, dòng điện biến thiên rất chậm, phần điện cảm của cuộn lái tia có thể bỏ qua và coi cuộn lái tia chỉ như một điện trở R. - trong thời gian quét ngược, mạch điện tương đương của cuộn lái mành được xem như có phần điện cảm L mắc nối tiếp với điện trở R. - Vì mạch khuếch đại công suất có điện áp ra ngược pha 180º so với điện áp vào, bởi vậy Ura1 = Uvào2 phải có dạng hình răng cưa có đuôi hình chữ nhật. II. Mạch tạo dao động quét mành và cơ chế tạo xung điện áp có hình răng cưa kèm đuôi hình chữ nhật Mạch điện gồm 3 thành phần : Thành phần thứ nhất : Nguồn một chiều Ec và các điện trở R1, R2 trên đường dẫn điện để nạp cho tụ tạo xung. Trong đó chiết áp R1 dùng để điều chỉnh độ cao mành có tên là V. Height hoặc V.Size. Khi vặn R1 lớn thì mức điện áp nạp cho tụ tạo xung giảm, mành co lại. Khi vặn R1 bé, mức điện áp nạp cho tụ tạo xung tăng, mành sẽ dãn dài ra. Thành phần thứ hai : Tụ tạo xung răng cưa C1 nối tiếp với điện trở R3 tạo đuôi hình chữ nhật. Thành phần thứ ba : Khoá K phải tự động thông tắt theo nhịp tần số mành để mở đường cho tụ C1 phóng nạp tạo xung. R4 là nội trở của khoá K khi dẫn điện. Trên thực tế khoá K là một mạch tự dao động theo kiểu Blocking, hoặc theo kiểu đa hài không đối xứng, hoặc là mạch chia lấy ra tần số mành fV trong IC. EC Nguyên lí tạo xung: (hình 8. 21) - Khi khoá K tắt, nguồn EC chỉ có một đường duy nhất là thông qua R1, R2 nạp điện cho tụ C1, làm cho Uc1 tăng lên từ từ và hạ trên R3 một điện áp dương có biên độ hơi giảm về phía sau, do dòng nạp giảm dần. - Khi khoá K thông vì nội trở của nó là R4 rất bé, tụ C1 phóng điện qua khoá K với dòng điện lớn, làm điện áp UC1 giảm xuống rất nhanh và xuất hiện một điện áp âm lớn trên R3. Theo nhịp thông tắt của khoá K, xung hình răng cưa kèm đuôi hình chữ nhật được hình thành và điện áp tạo ra là Ura = Uc1 + UR3. 4. Củng cố : - Vẽ sơ đồ khối và nêu nguyên lí làm việc của các khối trong mạch quét mành của tivi. - Vẽ mạch điện tương tương của cuộn lái tia quét mành và giải thích lý do tại sao lại có dạng mạch điện đó. - Vẽ cơ cấu mạch tạo xung răng cưa quét mành và giải thích nguyên lí làm việc để tạo ra xung điện áp có hình răng cưa kèm đuôi hình chữ nhật. 5. Bài tập: Trả lời các câu hỏi sgk Bài 84 mạch quét dòng của tivi Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 258- 259 I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu đựoc nguyên lí hoạt động của mạch quét dòng TV 2. Biết được sơ đồ khối và hình dạng xung quét dòng của TV. 3. Rèn luyện tư duy kĩ thuật, ý thức công nghiệp cho các em. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: tranh vẽ h 8.21 – 8.23 sgk - một mạch tạo xung quét dòng. 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 84. - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Vẽ sơ đồ khối và nêu nguyên lí làm việc của các khối trong mạch quét mành của tivi. - Vẽ mạch điện tương tương của cuộn

File đính kèm:

  • docdien tu 5.doc
Giáo án liên quan