MỤC TIÊU
1/Kiến thức: Qua bài giảng,HS phải:
- Biết được các giai đoạn chính của công việc thiết kế.
- Hiểu được vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong thiết kế.
2/Kỹ năng:
Tự thiết kế được một sản phẩm đơn giản.
28 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3122 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 8: Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật (Tiết 2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8- Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật
Chương2- Vẽ kỹ thuật ứng dụng
(Bài gồm 1 tiết: Tiết 10)
Ngày soạn: 08/11/2008
A/Mục tiêu
1/Kiến thức: Qua bài giảng,HS phải:
- Biết được các giai đoạn chính của công việc thiết kế.
- Hiểu được vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong thiết kế.
2/Kỹ năng:
Tự thiết kế được một sản phẩm đơn giản.
3/Thái độ:
Tích cực tìm tòi các bản vẽ kỹ thuật để hiểu được công việc thiết kế trong sản xuất.
B/Tiến trình tổ chức dạy học thực hành
1.Kiểm tra bài cũ:( 5phút)
Câu hỏi: Phân biệt hình chiếu phối cảnh một điểm tụ và hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ?
2.Dạy bài mới: (40phút)
*Đặt vấn đề vào bài mới : Thiết kế là gì?Bản vẽ kỹ thuật là gì?Mối quan hệ giữa thiết kế và bản vẽ kỹ thuật ra sao?Đó là nội dung của bài học “Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật”
*Nội dung tiết học :
Hoạt động 1: (10phút) Tìm hiểu về thiết kế và các giai đoạn thiết kế.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Cho HS quan sát tranh các công trình kiến trúc, xây dựng, sản phẩm cơ khí... và đặt câu hỏi :
+ Để xây dựng, chế tạo được các công trình, sản phẩm đó bước đầu tiên phải tiến hành qua giai đoạn nào?
(Giai đoạn thiết kế)
+Vậy thiết kế là gì?
*GV diễn giải: Người ta tiến hành thiết kế nhằm xác định hình dạng,kích thước,cấu trúc,chức năng của sản phẩm.
*GV giải thích các giai đoạn thiết kế:
+Hình thành ý tưởng,xác định đề tài thiết kế: Điều tra nghiên cứu yêu cầu của thị trường và nguyện vọng của người tiêu dùng.
+Thu thập thông tin,tiến hành thiết kế: Đề ra phương án thiết kế,tính toán lập bản vẽ để xác định hình dạng,kích thước,kết cấu,chức năng của sản phẩm.
+Làm mô hình,tiến hành thử nghiệm hoặc chế tạo thử.
+Thẩm định đánh giá phương án thiết kế.Nếu cần sửa đổi,cải tiến để có phương án tốt nhất.
+Lập hồ sơ kỹ thuật: Căn cứ vào phương án tốt nhất.Hồ sơ gồm: Các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm,bản thuyết minh tính toán,chỉ dẫn về vận hành,sử dụng ...
*GVnhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của thiết kế : Ngày nay do sự tiến bộ của KHKT, thiết kế được trợ giúp bằng máy tính và nó mang lại hiệu qủ rất to lớn.
I/Thiết kế.
Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế,bao gồm nhiều giai đoạn.
1.Các giai đoạn thiết kế:
Quá trình thiết kế thường trải qua các giai đoạn chính như sơ đồ sau:
Hình thành ý tưởng
Xác định đề tài thiết kế
Thu thập thông tin
Tiến hành thiết kế
Làm mô hình thử nghiệm
Chế tạo thử
Thẩm định, đánh giá phương án thiết kế
Lập hồ sơ kỹ thuật
Không đạt
Hình 8-1. Sơ đồ quá trình thiết kế
Hoạt động 2: (20phút) Tìm hiểu ví dụ: Thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV đặt câu hỏi:
+Để thiết kế sản phẩm đơn giản như hộp đựng đồ dùng học tập,cần phải qua các giai đoạn nào?
*HS suy nghĩ và trả lời.
Hình 8-3
Bản vẽ hộp đựng đồ dùng học tập
Hình 8-4. Hộp đựng đồ dùng học tập
Hình 8-5. Hộp đựng đã cải tiến
2. Thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập
Để thiết kế sản phẩm đơn giản như hộp đựng đồ dùng học tập,cần phải qua các giai đoạn:
a) Hình thành ý tưởng:
Hộp dựng đồ dùng học tập : Gọn, tiện sử dụng phục vụ học tập.chiếc hộp thoả mãn các yêu cầu:
- Chứa được một số cuốn sách,vở,bút và dụng cụ học tập khác như thước,êke,compa,tẩy...
- Hộp được đặt trên bàn học,có kích thước nhỏ gọn, kết cấu chắc chắn, hình dạng và màu sắc đẹp,làm bằng vật liệu rẻ tiền.
b)Thu thập thông tin:
Trên mạng, sách báo...đồng thời phác hoạ sơ bộ hộp đựng đồ dùng học tập như hình8-2.
3 2 2
1
Hình 8-2. Sơ đồ hộp đựng đồ dùng học tập
Hộp có chiều dài 350mm,chiều rộng 220mm,gồm ba bộ phận:
- ống đựng bút(1);
- Ngăn để sách vở,tài liệu(2);
- Ngăn để dụng cụ(3);
Sau đó tính toán,xác định hình dạng,kích thước và lập bản vẽ của hộp đựng bút như hình 8-3.
c)Làm mô hình: Chế tạo thử hộp đựng đồ dùng học tập bằng bìa cắt tông,gồ dán,sau đó đặt sách vở, đồ dùng học tập vào hộp xem có hợp lý và thuận tiện không(chú ý đến hình dạng, màu sắc).(Hình 8-4).
d)Phân tích, đánh giá:
Cần cải tiến:
- Ngăn đựng sách vở cần tạo dáng thành đường cong đẹp hơn và thuận tiện hơn khi thao tác đặt sách vào và lấy sách ra.
- Ngăn đựng dụng cụ cần thu hẹp lại gọn hơn,mặt ngoài tạo thành mặt cong uyển chuyển,có thêm một ngăn...(hình 8-5).
Qua nhiều lần sửa đổi, cải tiến, cuối cùng đưa ra phương án thiết kế tốt nhất.
e)Lập hồ sơ kỹ thuật: Căn cứ vào phương án thiết kế đã hoàn thiện,tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ,viết thuyết minh giới thiệu sản phẩm,lập các bản vẽ chi tiết để chế tạo và bản vẽ lắp của hộp đựng đồ dùng học tập để lắp giáp.
Hoạt động 3: (10phút) Giới thiệu về bản vẽ kỹ thuật.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Tìm hiểu BVKT
*GV: ? Thế nào là bản vẽ kĩ thuật (kiến thức lớp 8)
- Phân loại BVKT
*GV: Dùng tranh vẽ các loại BVKT để yêu cầu HS :
+ Nhận xét về các BVKT?
+ Sự giống và khác nhau?
+ Hãy kể tên một số loại BVKT mà em biết?
*GV: Phân tích + Vấn đáp làm rõ vai trò của BVKT với thiết kế.
* GV nhấn mạnh:
- Muốn có BVKT phải qua giai đoạn thiết kế
- Hồ sơ thiết kế là công đoạn cuối cùng của thiết kế.
II/ Bản vẽ kỹ thuật
1.Các loại bản vẽ kỹ thuật.
- Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ hoạ theo quy tắc thống nhất.
- BVKT gồm nhiều loại trong đó có 2 loại thuộc hai lĩnh vực quan trọng là: Bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng.
+ Bản vẽ cơ khí: Gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng... các máy móc và thiết bị.
+ Bản vẽ xây dựng: Gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng... các công trình kiến trúc và xây dựng.
2. Vai trò của BVKTđối với thiết kế.
BVKT là ngôn ngữ của kỹ thuật vì:
-Bản vẽ cho biết thông tin để thiết kế.
-Lập bản vẽ phác thể hiện ý định thiết kế.
-Bản vẽ để trao đổi với đồng nghiệp.
-Bản vẽ kỹ thuật là hồ sơ của quá trình thiết kế sản phẩm...
3.Củng cố và hướng dẫn về nhà:
- GVnêulại những nội dung chính của bài học.
- Yêu cầu HS về nhà trả lời các câu hỏi ở cuối bài8-sgk và tìm hiểu một số bản vẽ trong thực tế.
- Dặn chuẩn bị dụng cụ vẽ, bút chì, giấy vẽ cho bài thực hành vào giờ sau.
(Bài gồm 1 tiết: Tiết 11)
Ngày soạn: 15/11/2008
Bài9- Bản vẽ cơ khí
A/Mục tiêu
1/Kiến thức: Qua bài giảng,HS phải:
- Biết được nội dung chính của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
- Hiểu được công dụng của bản vẽ kỹ chi tiết và bản vẽ lắp.
- Biết cách lập bản vẽ chi tiết.
2/Kỹ năng:
- Lập được bản vẽ chi tiết của một số chi tiết đơn giản.
3/Thái độ:
Tích cực tìm tòi các bản vẽ kỹ thuật phân biệt được bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
B/Tiến trình tổ chức dạy học thực hành
1.Kiểm tra bài cũ:( 5phút)
Câu hỏi:
1/ Thiết kế là gì? Trình bày các giai đoạn thiết kế BVKT?
2/ Hãy nêu khái niệm, phân loại bản vẽ kỹ thật ? Vai trò của BVKT với thiết kế?
2.Dạy bài mới: (40phút)
*Đặt vấn đề vào bài mới :
BVKT là tài liệu quan trọng dùng trong thiết kế cũng như trong sản xuất.Muốn chế tạo cỗ máy,trước hết phải chế tạo từng chi tiết,sau đó lắp giáp các chi tiết thành cỗ máy.Trong thiết kế và chế tạo cơ khí,BVCT và BVL là hai bản vẽ quan trọng.Để hiểu rõ hơn nội dung và cách lập bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp, ta hãy nghiên cứu bài 9: “Bản vẽ cơ khí”.
*Nội dung tiết học :
Hoạt động 1: (20phút) Tìm hiểu về Bản vẽ chi tiết.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hình 9-1. BVCT giá đỡ
*GV yêu cầu HS quan sát hình 9-1 và cho biết nội dung của bản vẽ chi tiết?
*GV hướng dẫn HS từng bước lập bản vẽ chi tiết của giá đỡ.(Hình 9-3a,b,c,d-SGK).
*HS nghe GV hướng dẫn và xem trang 49,50 - SGK để biết cách lập BVCT.
I/ Bản vẽ chi tiết
1. Nội dung của bản vẽ chi tiết
*Gồm các nội dung sau:
- Hình biểu diễn: Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt...
- Kích thước: Thể hiện độ lớn chi tiết
- Yêu cầu kĩ thuật
- Khung bản vẽ, khung tên.
*Công dụng của BVCT:
- Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết.
2.Cách lập bản vẽ chi tiết
Bước 1. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên, vẽ đường trục và đường bao các hình biểu diễn.
Bước 2. Vẽ mờ
- Lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài và phần bên trong các bộ phận.
- Vẽ hình cắt và mặt cắt (nếu có)..
Bước 3. Tô đậm
- Trước khi tô đậm cần kiểm tra sửa chữa sai sót của bước vẽ mờ, tẩy xoá nét thừa.
- Tô đậm
Bước 4. Ghi phần chữ
- Ghi kích thước.
- Ghi yêu cầu kỹ thuật.
Hoạt động 2: (15phút) Tìm hiểu về bản vẽ lắp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV đưa ra bộ giá đỡ hình 9-2 và bản vẽ lắp của bộ giá đỡ.
1.Tấm đế
2.Giá đỡ
3.Vít
4.Trục
5.Đai ốc
6.Con lăn
*GV đặt câu hỏi :
- BVL gồm những nội dung gì?
- BVL dùng để làm gì?
II/Bản vẽ lắp
Bản vẽ lắp thể hiện hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau. Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.
* Nội dung của bản vẽ lắp
Giống BVCT: Gồm:
- Hình biểu diễn đơn vị lắp
- Kích thước
- Khung vẽ, khung tên
Khác BVCT
BVL có thêm bảng kê và không có yêu cầu kĩ thuật.
*Công dụng của BVL
Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.
3.Củng cố và hướng dẫn về nhà:
- GVnêu lại những nội dung chính của bài học.
- Yêu cầu HS về nhà trả lời các câu hỏi và làm bài tập trang 46-SGK.
- Dặn chuẩn bị dụng cụ vẽ, bút chì, giấy vẽ cho bài thực hành vào giờ sau.
lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản
Bài10- Thực hành
(Bài gồm 2 tiết: Từ tiết 12 đến tiết 13)
Ngày soạn: 28/11/2008
A/Mục tiêu
1/Kiến thức: Qua bài thực hành,HS phải:
- Biết lập bản vẽ chi tiết từ vật mẫu hoặc từ bản vẽ lắp của sản phẩm cơ khí đơn giản.
- Hình thành kĩ năng lập bản vẽ kĩ thuật và tác phong làm việc theo qui trình.
2/Kỹ năng:
- Lập được bản vẽ chi tiết theo sự hướng dẫn của GV
3/Thái độ:
Say mê với công việc và rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công tác nghiên cứu khoa học.
B.Chuẩn bị bài dạy
1.Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 10 SGK công nghệ 11
- Đoc tài liệu tham khảo liên quan đến bài dạy
2.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
- GV chuẩn bị đề bài trong hình 10.1, 10.2 trang 53,54 SGK
- HS Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ để vẽ thực hành .
c/Tiến trình tổ chức dạy học thực hành
Tiết 12 - Giới thiệu bài thực hành
1.Kiểm tra bài cũ:( 5phút)
Câu hỏi:
1. Nêu nội dung,công dụng của bản vẽ chi tiết
2. Nêu các bước lập bản vẽ chi tiết
2.Nội dung bài thực hành: (40phút)
Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ vẽ,vật liệu vẽ của học sinh.
I/ Chuẩn bị
- Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kỹ thuật (thước, êke, com pa...), bút chì
- Vật liệu: Giấy vẽ A4
- Vật mẫu hoặc bản vẽ lắp SGK .
Hình 10-1. Bản vẽ lắp của nắm cửa
Hình 10-2. Bản vẽ lắp của tay quay
Hoạt động 2: ( 35 phút) Hướng dẫn thực hành
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV: - Hướng dẫn từng bước cụ thể
- Lưu ý học sinh các điểm sau:
+ Chọn hình chiếu đứng
+ Chọn hình cắt, mặt cắt thích hợp
+ Phân tích hình dạng chi tiết để ghi đầy đủ các kích thước của chi tiết
+ Các kích thước đo trực tiếp trên vật mẫu hay lấy từ bản vẽ lắp.
*GV hướng dẫn HS đọc bản vẽ lắp “Nắm cửa “ (hình 10-1).Từ đó HS có thể lập được bản vẽ chi tiết của một số chi tiết nắm cửa.
*HS quan sát bản vẽ lắp ở hình 10-1 SGK để hiểu rõ về đơn vị lắp.
*GV hướng dẫn HS đọc bản vẽ lắp “Tay quay “ (hình 10-2).Từ đó HS có thể lập được bản vẽ chi tiết của một số chi tiết tay quay.
II/ Nội dung thực hành
Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản từ vật mẫu hoặc từ bản vẽ lắp như bản vẽ lắp nắm cửa (hình 10-1),bản vẽ lắp tay quay (hình 10-2)
III/ Các bước tiến hành
Bước 1. Chuẩn bị
- Đọc SGK, nắm vững cách lập bản vẽ chi tiết
- Đọc bản vẽ lắp, phân tich chi tiết cần vẽ để hiểu rõ hình dáng, kích thước và công dụng của chi tiết
Bước 2. Lập bản vẽ chi tiết
Trên cơ sở phân tích kết cấu và hình dạng của chi tiết, chọn phơng án biểu diễn. Chọn tỷ lệ thích hợp và tiến hành vẽ
*Đọc bản vẽ lắp “Nắm cửa”
- Hình cắt ở hình chiếu đứng là hình cắt cục bộ.Phần bên trái không cắt,thể hiện hình dạng bên ngoài của tấm ốp 1 và tay nắm 2.Phần bên phải cắt cục bộ,thể hiện hình dạng bên trong của tấm ốp 1,tay nắm 2,nắp 3 và hình dạng bên ngoài của đai ốc 4,vít 5,hai chi tiết 4 và 5 không cắt.
Mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng và trùng với mặt phẳng đối xứng nằm ngang của bộ nắm cửa.Để thể hiện hình dạng của lỗ f5 ở hình cắt cục bộ này,lỗ được xem như nằm trên mặt phẳng cắt.
- Hình cắt ở hình chiếu bằng là hình cắt cục bộ,một phần nắp đậy 3 được lấp đi để khi nhìn từ trên xuống thấy được hình dạng bên trong của tay nắm 2,hình dạng đầu ren vít 5 và đai ốc 4.
*Đọc bản vẽ lắp “Tay quay”
- Tay quay được đặt nằm ngang,vì cần quay 3 quá dài,nên xem như nó được cắt bỏ đi một phần ở giữa.
- Hình chiếu đứng thể hiện hình dạng bên ngoài của cần quay 3, đầu trục 2,đai ốc 6 và đầu cữ vặn 4.
- Hình chiếu bằng có hai hình cắt cục bộ.Hình cắt cục bộ ở bên trái thể hiện lỗ ren của đầu cần quay 3 lắp với phần ren của trục ren 2.Tay nắm 2 bị cắt đôi làm lộ ra hình dạng ngoài của trục ren 2 và đai ốc 6 lắp với phần ren của trục 2, trục 2 và đai ốc 6 không bị cắt.Hình cắt cục bộ ở bên phải thể hiện rãnh và lỗ của cần quay 3,lỗ cần quay 3 lắp với cữ vặn 4 và chốt côn 5.Một phần của cữ vặn 4 được cắt cục bộ để thể hiện lỗ lắp với chốt côn 5,chốt này không bị cắt.Phần có 2 vạch chéo của cữ vặn 4 là lăng trụ đáy vuông có cạnh bằng 28mm.
- Mặt phảng cắt của hai hình cắt cục bộ song song với mặt phẳng hình chiếu bằng và trùng với mặt phẳng đối xứng nằm ngang của bộ tay quay.
3.Củng cố và hướng dẫn về nhà:
- Nêu lại các bước thực hành lập bản vẽ chi tiết
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại các bản vẽ hình 10-1 và 10-2 để giờ sau thực hành lập bản vx chi tiết cụ thể.
Tiết 13
thực hành lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản
(Học sinh thực hiện trên lớp)
I/Chuẩn bị
- Kiểm tra các kiến thức về cách lập bản vẽ chi tiết
- Kiểm tra dụng cụ vẽ, giấy vẽ...
II/ nội dung Thực hành
Hoạt động 1: (5phút) Giao đề bài cho từng nhóm học sinh
GV giao đề cho từng HS (mỗi HS vẽ một chi tiết) và nêu các yêu cầu của bài thực hành.
*Đề bài: Lập bản vẽ chi tiết từ các bản vẽ lắp sau:
- Bản vẽ lắp của nắm cửa (Hình 10.1-trang 54-SGK): Chi tiết 1,2.
- Bản vẽ lắp của tay quay (Hình 10.2-trang 55-SGK): Chi tiết 1,2,3 và 4.
Hoạt động 2: (35phút) Tổ chức thực hành
- HS thực hiện lập bản vẽ chi tiết theo đề bài được giao
- GV quan sát, giúp đỡ uốn nắn thao tác vẽ, sửa chữa sai sót...
Hoạt động 3: (5phút) Thu bài thực hành,nhận xét.
* GV thu bài thực hành để chấm điểm.
* GV nhận xét:
- Về tinh thần chuẩn bị
+ Kiến thức
+ Dụng cụ vẽ, giấy vẽ
- ý thức thực hành:
- Kỹ năng làm bài thực hành của HS
*GV yêu cầu HS đọc trước bài 11.
(Bài gồm 1 tiết: Tiết 14)
Ngày soạn: 5/12/2008
Bài11- Bản vẽ xây dựng
A/Mục tiêu
1/Kiến thức: Qua bài giảng,HS phải:
- Biết khái quát về các bản vẽ xây dựng
- Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà
2/Kỹ năng:
- Hiểu các bản vẽ nhà và từ đó đọc được bản vẽ nhà.
3/Thái độ:
Tích cực tìm tòi các bản vẽ xây dựng,từ đó liên hệ với bài học.
B/Tiến trình tổ chức dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: ( 5phút)
Câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm về bản vẽ xây dựng?Trong bản vẽ xây dựng người ta thường sử dụng loại hình biểu diễn nào để thể hiện toàn cảnh công trình?
2.Dạy bài mới:
*Đặt vấn đề vào bài mới :
Bản vẽ xây dựng là gì?Nó được biểu diễn như thế nào?Chúng ta hãy nghiên cứu bài học 11:”Bản vẽ xây dựng”
*Nội dung tiết học :
Hoạt động 1: (7phút) Tìm hiểu về bản vẽ xây dựng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV giới thiệu khái quát về bản vẽ xây dựng(lưu ý:chỉ quan tâm đến bản vẽ nhà đơn giản).Sau đó GV đặt câu hỏi:
+Hãy cho biết nội dung và tác dụng của bản vẽ nhà?
(GVtóm tắt nội dung và tác dụng của bản vẽ nhà và bổ sung thêm để HS hiểu rõ hơn rằng:Giai đoạn thiết kế ban đầu thường có thêm hình chiếu phối cảnh,hình chiếu vuông góc, mặt cắt của ngôi nhà).
I/ Khái niệm chung
- Bản vẽ xây dựng: Là bản vẽ các công trình xây dựng nhà cửa, cầu đường...
- Bản vẽ nhà là bản vẽ xây dựng thể hiện hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà.
- Người thi công căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.
Hoạt động 2: (7phút) Tìm hiểu về bản vẽ mặt bằng tổng thể
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV sử dụng tranh vẽ hình 11-1a hoặc dùng phương pháp trình chiếu để hướng dẫn HS tìm hiểu bản vẽ mặt bằng tổng thể của một trường học.
Hình 11-1a
Bản vẽ mặt bằng tổng thể của một trường THCS
*GV nhấn mạnh: Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
*GV sử dụng hình 11-1b giới thiệu với HS toàn bộ công trình
II/ Bản vẽ mặt bằng tổng thể
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
- Trên bản vẽ thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường, cây xanh...
Ví dụ: Hình 11.1a SGK là hình vẽ mặt bằng tổng thể của công trình trường học.
- Để định hướng công trình,trên mặt bằng tổng thể thường vẽ mũi tên chỉ hướng bắc.
- Hình 11.1b SGK là hình chiếu phối cảnh toàn bộ công trình.
Hình 11-1b
Hình chiếu phối cảnh toàn bộ công trình
Hoạt động 3: (18phút) Tìm hiểu các hình biểu diễn của ngôi nhà
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV giới thiệu khái quát các loại hình biểu diễn ngôi nhà (hình 11-2).
*GV đặt câu hỏi:Để biểu diễn vật thể,ta cần mô tả nó bằng những hình biểu diễn nào?
(Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh, hình cắt, mặt cắt...)
*GVđặt câu hỏi tiếp: Vậy quan sát hình vẽ 11.2 em hãy cho biết bản vẽ có những hình biểu diễn nào?
(Mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt)
*GV yêu cầu HS quan sát hình 11-2c,d để đưa ra nhận xét về mặt bằng ngôi nhà.
III/Các hình biểu diễn của ngôi nhà
1) Mặt bằng
- Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng cắt nằm ngang đi qua cửa sổ.
- Tác dụng: Mặt bằng thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết bị đồ đạc...
- Lưu ý: Mặt bằng là hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà. Nếu nhà có nhiều tầng thì có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng.
Hình 11-2. Bản vẽ nhà ở hai tầng
a) Mặt đứng b)Mặt cắt A-A
c) Mặt bằng tầng 1 d) Mặt bằng tầng 2
*GV yêu cầu HS quan sát hình 11-2a và đưa ra nhận xét về ý nghĩa và tác dụng mặt đứng của ngôi nhà?
*GV yêu cầu HS quan sát hình 11-2b và đưa ra nhận xét về ý nghĩa và tác dụng mặt cắt của ngôi nhà?
2) Mặt đứng
- Mặt đứng là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng thẳng đứng.
-Tác dụng: thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà
-Lưu ý: Mặt đứng có thể là mặt chính (hình chiếu đứng) và có thể là mặt bên (hình chiếu cạnh) tùy theo kiến trúc của ngôi nhà.
2) Mặt cắt
- Là hình tạo bởi mặt phẳng cắt song song với
một mặt đứng của ngôi nhà
- Mặt cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận và kích thước các tầng theo chiều cao, kích thước cửa đi, cửa sổ, cầu thang, tường, sàn, mái, móng...
3.Tổng hợp - Đánh giá - Giao nhiệm vụ cho HS : (8 phút)
*GV đặt câu hỏi để tổng hợp lại bài học:
+ So sánh giữa mặt bằng tổng thể của ngôi nhà và hình chiếu bằng của vật thể ?
(Gợi ý : Trên mặt bằng tổng thể không biểu diễn chi tiết mà dùng nhiều ký hiệu để biểu diễn công trình,cây cối, đường xá...)
+ So sánh sự khác nhau của các ký hiệu cầu thang trên mặt bằng tầng1 và tầng 2 ?
(Gợi ý : Ký hiệu cầu thang ở mặt bằng tầng1 chỉ có một cánh thang thứ nhất bị cắt lìa,ở mặt bằng tầng 2 có cả hai cánh thang).
+ So sánh sự khác nhau giữa mặt đứng ngôi nhà với các hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của vật thể ?
(Gợi ý : Mặt đứng của ngôi nhà vẽ bằng nét mảnh,không biểu diễn phần khuất,có thể vẽ thêm cây cối...).
+ So sánh mặt bằng và mặt cắt ngôi nhà với các hình cắt của một vật thể ?
(Gợi ý : Trên mặt bằng và mặt cắt ngôi nhà không biểu diễn phần khuất
*GV hướng dẫn học sinh về nhà trả lời câu hỏi cuối bài học và chuẩn bị đọc trước bài 12-SGK.
bản vẽ xây dựng
Bài12- Thực hành
(Bài gồm 1 tiết: Tiết thứ 15)
Ngày soạn: 12/12/2008
A/Mục tiêu
1.Kiến thức:
Qua bài thực hành ,HS cần
- Đọc hiểu được bản vẽ mặt bằng tổng thể đơn giản.
- Đọc hiểu được bản vẽ của một ngôi nhà đơn gản.
2.Kỹ năng:
- Đọc được bản vẽ mặt bằng tổng thể,bản vẽ mặt bằng.
3.Thái độ:
Luôn tích cực tìm tòi các bản vẽ xây dựng để đọc và hiểu,từ đó liên hệ bài học với thực tế.
B.Chuẩn bị bài dạy
1.Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 12 SGK công nghệ 11
- Đoc tài liệu tham khảo liên quan đến bài dạy
2.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ phóng to từ các hình 12.1 đến 12.4 trang 61,62,63 SGK hoặc dùng phương pháp trình chiếu.
c/Tiến trình tổ chức dạy học thực hành
1.Kiểm tra bài cũ:( 5phút)
Câu hỏi:
Trình bày khái niệm về các hình biểu diễn của ngôi nhà và tác dụng của chúng?
2.Nội dung bài thực hành: (40phút)
Hoạt động 1: (15 phút) Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV đưa ra ví dụ về bản vẽ mặt bằng tổng thể và hình chiếu phối cảnh của trạm xá,yêu cầu học sinh quan sát và rtả lời câu hỏi:
+ Trạm xá có mấy ngôi nhà chính?Nêu chức năng của từng ngôi nhà?
Hình 12-1: Mặt bằng tổng thể trạm xá
4
+ Đánh số các ngôi nhà trên hình chiếu phối cảnh theo ghi chú trên mặt bằng tổng thể?
2
3
Hình 12-2: Hình chiếu phối cảnh trạm xá
1
+ Chỉ rõ hướng quan sát để nhận được mặt đứng các ngôi nhà của trạm xá cho trên hình 12-3
Hình 12-3: Mặt đứng trạm xá
I/ Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể
Ví dụ: Cho bản vẽ mặt bằng tổng thể (hình 12-1) và hình chiếu phối cảnh(hình 12-2) của một trạm xá.Hãy đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể.
+ Trạm xá gồm ba ngôi nhà chính:
Nhà khám bệnh
Nhà điều trị
Nhà kế hoạch hóa gia đình
và một ngôi nhà phụ ,đó là khu vệ sinh(4).
+ Dựa vào vị trí lối vào và hình dạng các ngôi nhà ta dễ dàng đánh số các ngôi nhà trên hình chiếu phối cảnh theo ghi chú ở mặt bằng tổng thể.
+ Xem hình 12-1 và 12-2 rồi đối chiếu với hình 12-3.Có thể vẽ mũi tên trên hình 12-1 và hình 12-2 chỉ hướng quan sát để nhận được mặt đứng ở hình 12-3
Hoạt động 2: ( 25 phút) Đọc bản vẽ mặt bằng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV đưa ra bản vẽ mặt bằng tầng 2 của một ngôi nhà đơn giản hình 12-4
*GV yêu cầu HS ghi các kích thước còn thiếu trên bản vẽ rồi tính diện tích các phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung .
*GV lưu ý với HS các kích thước liên quan như tường bao dày 0,22m, tường ngăn các phòng dày 0,11m, cửa sổ phòng sinh hoạt chung rộng 2,2m, các cửa sổ khác rộng 1,4m, cửa đi rộng 0,8m
II/ Đọc bản vẽ mặt bằng
1.Ghi các kích thước còn thiếu trên bản vẽ hình 12-4 SGK.
(HS dùng bút chì để ghi các kích thước còn thiếu vào bản vẽ trong SGK).
2.Tính diện tích các phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung.
a)Diện tích phòng ngủ số 1:
b)Diện tích phòng ngủ số 2:
c)Diện tích phòng sinh hoạt chung:
3.Củng cố và hướng dẫn về nhà:
- Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả thực hành
- Dặn dò HS chuẩn bị trước bài 13
(Bài gồm 1 tiết: Tiết 16)
Ngày soạn: 15/12/2008
Bài13- lập bản vẽ kỹ thuật bằng máy tính
A/Mục tiêu
1/Kiến thức: Qua bài giảng,HS phải:
- Biết được các khái niệm cơ bản về một hệ thống vẽ bằng máy tính.
- Biết được khái quát về phần mềm AutoCAD.
2/Kỹ năng:
-Vẽ dược bản vẽ ba chiều đơn giản và xây dựng được vật thể ba chiều đơn giản.
3/Thái độ:
HS yêu thích và say mê với tiết học.
B.Chuẩn bị bài dạy
1.Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 13 - SGK công nghệ 11
- Đoc tài liệu tham khảo liên quan đến bài dạy
2.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ phóng to từ các hình 13.1 đến 13.5 trang 65 đến trang 68 SGK hoặc dùng phương pháp trình chiếu phần mềm Autocad,các thiết bị ngoại vi đưa vào,đưa ra các thông tin vẽ.
C/Tiến trình tổ chức dạy học
1.ổn định lớp:
2.Dạy bài mới:
*Đặt vấn đề vào bài mới :
Lập bản vẽ bằng máy tính như thế nào?Phần mềm autocad là gì?Chúng ta hãy nghiên cứu nội dung bài học 13: ”Lập bản vẽ kỹ thuật bằng máy tính”
*Nội dung tiết học :
Hoạt động 1: (8phút) Giới thiệu chung
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Lập bản vẽ bằng dụng cụ vẽ
*GV đua ra ví dụ về lập bản vẽ kỹ thuật bằng tay và bằng máy tính.
Lập bản vẽ
bằng máy tính
Từ đó yêu cầu HS rút ra nhận xét ưu điểm của việc lập BVKT bằng máy tính điện tử.
I/ Khái niệm chung
*Các ưu điểm của việc lập bản VKT bằng máy tính:
+ Bản vẽ được lập một cách chính xác và nhanh chóng.
+ Dễ dàng sửa chữa, bổ sung, thay đổi và lưu trữ bản vẽ.
+ Giải phóng con người ra khỏi các công việc nặng nhọc và đơn điệu khi lập bản vẽ.
Hoạt động 2: (20phút)
Tìm hiểu khái quát về hệ thông vẽ kỹ thuật bằng máy tính (Hệ thống CAD)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV yêu cầu HS quan sát trên hình vẽ (H13.1 SGK) và hãy cho biết các thiết bị nào dùng để đưa vào, đưa ra nói chung và các thông tin vẽ nói riêng?
GV: Vẽ hình, phân tích làm rõ k/n phần cứng Auto CAD
Màn hình
Máy in
Chuột
Máy quét ảnh
Máy vẽ
Máy tính
Bàn phím
Bảng
Số hóa
Hình 13-1. Phần cứng của hệ thống CAD
Gồm:
- Các thiết bị đọc bản vẽ:
- Các thiết bị phục vụ hoạt động trao đổi thông tin giữa người sử dụng và máy tínhtrong quá trính vẽ
- Các thiết bị đưa ra thông tin vẽ.
Hình 13-2. Giao diện phần mềm AutoCAD
*GV nhấn mạnh vai trò quyết định của con người: Các thiết bị phần cứng và phần mềm dù hiện đại và hoàn thiện đến đâu cũng không thể thay thế
File đính kèm:
- Giao an cong nghe11Chuong2.doc