Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 86: Tìm hiểu và điều chỉnh tivi đen trắng

I. Mục tiêu:

1. Học sinh biết được các kiến thức cơ bản khi sử dụng điều chỉnh TV đen trắng. 2. Học sinh thực hiện được việc sử dụng điều chỉnh các chức năng của TV và phân tich được đường đI của tín hiệu.

3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

 Sơ đồ khối khoanh vùng kĩ thuật của tivi đen trắng hình 8.2.

 Sơ đồ nguyên lí thực tế của tivi SAMSUNG - BT 359 R hình 9.1.

2.Học sinh:

 1 tivi SAMSUNG BT 359 R tốt.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 86: Tìm hiểu và điều chỉnh tivi đen trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 9 THựC HàNH Sửa chữa tivi đen trắng Bài 86 tìm hiểu và điều chỉnh tivi đen trắng Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 262- 263 I. Mục tiêu: 1. Học sinh biết được các kiến thức cơ bản khi sử dụng điều chỉnh TV đen trắng. 2. Học sinh thực hiện được việc sử dụng điều chỉnh các chức năng của TV và phân tich được đường đI của tín hiệu. 3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: ã Sơ đồ khối khoanh vùng kĩ thuật của tivi đen trắng hình 8.2. ã Sơ đồ nguyên lí thực tế của tivi SAMSUNG - BT 359 R hình 9.1. 2.Học sinh: ã 1 tivi SAMSUNG BT 359 R tốt. ã 1 đồng hồ vạn năng AV W. ã 2 tuavit to và nhỏ. ã 1 bút thử điện. ã 1 ổ cắm nguồn điện 200V ~. III. Tiến trình: 1. Ôn định lớp, phân công thực hành: - lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm. - 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.: 2. Hương dẫn ban đầu: Phần lí thuyết trọng tâm: cấu tạo TV đen trắng: a) Hộp kênh là khối 0 vì nó tách riêng ra lắp ở trên cao không nằm trên bệ máy. b) Khối I là khối trung tần. Nó có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu trung tần cho lớn lên, rồi tách sóng video lấy ra tín hiệu hình ảnh, đồng thời cũng làm xuất hiện trung tần tiếng sau lần đổi tần thứ 2 này là 38MHz - 31,5 MHz = 6,5 MHz. c) Khối II là khối đường hình. -khuếch đại cho tín hiệu video có biên độ đủ lớn và đảo thành cực tính âm để dẫn đến cực katốt của đèn hình điều khiển tia điện tử (số lượng điện tử) bắn lên màn hình, phát ra ánh sáng và có hình ảnh. d) Khối III là khối đường tiếng -có nhiệm vụ khuếch đại trung tần tiếng, tách sóng điều tần để lấy ra âm tần rồi khuếch đại điện áp âm tần và khuếch đại công suất âm tần để qua tụ C308 phát ra loa từ chân số 8 của IC. e) Khối IV là mạch tách xung đồng bộ dùng tranzito Q401, qua mạch tích phân lấy ra xung đồng bộ mành fv và qua mạch vi phân lấy ra xung đồng bộ dòng fH để đưa đi điều khiển đồng bộ cho khối quét mành và quét dòng trong tivi. g) Khối V là khối quét mành - Có phiến toả nhiệt. Xung đồng bộ mành đưa vào chân số 5 của IC để thực hiện đồng bộ. Xung quét mành ra từ chân số 1 qua tụ C512 dẫn đến cuộn lái tia quét mành đặt ở cổ đèn hình để sinh ra từ trường lái tia điện tử quét theo chiều dọc của màn hình. h) Khối VI là khối quét dòng - Nó có nhiệm vụ tạo ra xung dòng điện hình răng cưa quét dòng - Đồng thời đã tận dụng năng lượng của xung quét dòng, thông qua các cuộn dây của biến áp quét dòng, tạo ra nhiều mức điện áp cần thiết khác rồi chỉnh lưu lấy ra điện một chiều +100V và +14000V cấp cho đèn hình làm việc phát ra ánh sáng, có hình ảnh. i) Khối VII là mạch nguồn nuôi. Nó bao gồm biến áp nguồn, mạch chỉnh lưu đổi điện xoay chiều ra điện một chiều, lọc san bằng độ gợn sóng và ổn áp để lấy ra điện +12V nuôi tivi. Trong mạch ổn áp có dùng các tranzito Q701, Q702, Q703 và chiết áp VR701 để điều chỉnh mức điện áp một chiều lấy ra. k) Khối VIII là đèn hiện hình (CRT) và những linh kiện ở đế đèn hình. 3. Nội dung thực hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tg 1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành: Giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích nguyên lí làm việc và đường đi của tín hiệu trong tivi SAMSUNG - BT 359 R . Gv nêu yêu cầu: * Gv theo dõi quá trình học sinh thực hành, điều chỉnh các thao tác sai. * Gv đặc biệt lưu ý học sinh thực hiện theo đúng qui trình, điều chỉnh các thiết bị nhẹ nhàng, không làm hỏng các công tắc, númđiều chỉnh. * Gv lưu ý học sinh: - Để thu tín hiệu tốt hơn : xoay anten đối với đài FM và xoay máy với đài MW. Kéo anten thẳng đứng với đài SW. Gv lưu ý học sinh về vít vòng găng : vít này có tác dụng giữ cho cuộn lái tia cố định ở phía cổ đèn hình. Gv: Khi vít này lỏng sẽ gây ra hiện tượng gì? ở trường hợp 1 và 2 : phần sáng của màn hình bị co lại do cuộn lái tia tụt về phía sau. ở trường hợp 3 và 4 : hình ảnh bị nghiêng, dốc, do cuộn lái tia bị đặt lệch nghiêng theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ, không ngang bằng sổ thẳng. Gv lưu ý học sinh về điều chỉnh quét mành và láI tia. 1. Nghe gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Thực hành theo qui trình: 1. Tìm hiểu tivi đen trắng SAMSUNG - BT 359 R phân tích nguyên lí làm việc và đường đi của tín hiệu trong tivi SAMSUNG - BT 359 R . 2. Điều chỉnh tivi đen trắng SAMSUNG - BT 359 R a) điều chỉnh ở phần nguồn điện b) ở phần hộp kênh có hai bộ phận điều chỉnh là : ã Núm chuyển kênh sóng xoay từng nấc. ã Núm vi chỉnh tần số ngoại sai (Fine Tuning) là vành vặn ở bên ngoài. c) Các núm điều chỉnh chất lượng hình ảnh, âm thanh ã Núm Volume : chỉnh âm lượng to nhỏ. ã Núm Bright : chỉnh sáng tối. ã Núm contrast : chỉnh độ tương phản. d) Các núm điều chỉnh quét mành ã V.Hold : chỉnh đồng bộ mành. ã V. Height, V.Size : chỉnh độ cao mành làm cho hình ảnh dài ra hoặc co ngắn lại. ã V.Lin : chỉnh độ tuyến tính mành. e) Các núm chỉnh quét dòng ã H. Hold : chỉnh đồng bộ dòng, ã H.Width : chỉnh bề rộng màn sáng ã H.Lin : chỉnh độ tuyến tính dòng g) Chỉnh bộ phận lái tia ã Vít vòng găng : vít này có tác dụng giữ cho cuộn lái tia cố định ở phía cổ đèn hình 4. Tổng kết - đánh giá kết quả bài thực hành : a) Học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận ở tổ và tự đánh giá. b) Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo của học sinh. Mẫu báo cáo Bài thực hành về Tìm hiểu và điều chỉnh tivi đen trắng Họ và tên :.............................................. Lớp :............................................ Nội dung báo cáo :....................................................................................... a) Đã phân tích được đường đi của tín hiệu và mối quan hệ giữa các khối trong tivi. b) Đã xác định được vị trí các núm kĩ thuật ở trên bệ máy của tivi để điều chỉnh. c) Tự đánh giá về kết quả thực hành. Bài 87 PHán đoán hư hỏng (pan) thường gặp của tivi đen trắng Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 264- 265 I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu được nguyên lí làm việc của TV đen trắng. 2. Học sinh sơ bộ chẩn đoán được các Pan cơ bản của TV đen trắng. 3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: ã Sơ đồ khối khoanh vùng kĩ thuật của tivi đen trắng hình 8.2. ã Sơ đồ nguyên lí thực tế của tivi SAMSUNG - BT 359 R hình 9.1. 2.Học sinh: ã 1 tivi SAMSUNG BT 359 R tốt. ã 1 đồng hồ vạn năng AV W. ã 2 tuavit to và nhỏ. ã 1 bút thử điện. ã 1 ổ cắm nguồn điện 200V ~. III. Tiến trình: 1. Ôn định lớp, phân công thực hành: - lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm. - 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.: 2. Hương dẫn ban đầu: Phần lí thuyết trọng tâm: Bảng tham khảo chẩn đoán tìm nguyên nhân gây hư hỏng (PAN) của tivi TT Hiện tượng hư hỏng (PAN) Chẩn đoán tìm ra nguyên nhân 1 Bật tivi, màn ảnh tối, không có âm thanh. Hỏng mạch nguồn điện. 2 Không có ánh sáng, tiếng tốt. Pan ở đèn hình và những mạch điện liên quan đến đèn hình. 3 Tiếng tốt nhưng chỉ có một vệt sáng nằm ngang. Hỏng từ khối quét mành cho đến cuộn lái tia. 4 Tiếng tốt nhưng chỉ có một vệt sáng thẳng đứng. Hỏng đường dẫn xung quét dòng đến cuộn lái tia. 5 ánh sáng tốt, không hình, không tiếng. Hỏng từ khối trung tần cho đến hộp kênh. 6 ánh sáng tốt, tiếng tốt, mất hình ảnh. Lúc này trên màn hình không có hình ảnh, chỉ xuất hiện vệt trắng chéo của tia quét ngược. Pan ở đường hình từ tầng khuếch đại video cuối đến katốt đèn hình. 7 ánh sáng tốt, tiếng tốt, có hình ảnh nhưng bị trôi liên tục theo chiều dọc. Mất đồng bộ mành, sai tần số quét mành. Lúc này phải chỉnh V. HOLD, nếu không có tác dụng có nghĩa là mạch quét mành đã bị hỏng phần đồng bộ. 8 ánh sáng tốt, tiếng tốt, không hiện ra được hình ảnh, chỉ thấy xoắn thừng, sọc dưa. Mất đồng bộ dòng, sai tần số quét dòng. Lúc này nếu chỉnh H.HOLD mà không có tác dụng thì có nghĩa là hỏng phần đồng bộ dòng. 9 ánh sáng tốt, hình ảnh đẹp nhưng mất tiếng. Hỏng đường tiếng của tivi. Phải chữa từ loa ngược lên hết đường tiếng. 10 ánh sáng tốt, hình ảnh đẹp, có tiếng nhưng tiếng rất bé, tiếng rít, ù rất lớn, tiếng ngọng, méo. Hỏng về chất lượng của mạch đường tiếng. Tiếng rít, ù là do chỉnh sai mạch cộng hưởng tách sóng điều tần, tiếng méo do mạch hồi tiếp âm sửa méo bị hỏng. 11 Tiếng tốt, hình ảnh đẹp, nhưng quá sáng, không thể vặn tối được. Đứt mạch đưa điện áp dương lên cực katốt của đèn hình. 12 ánh sáng tốt, hình ảnh đẹp, tiếng tốt nhưng khi tắt máy bị đọng một chấm sáng rất lâu ở giữa màn hình. Hỏng mạch dập chấm sáng khi tắt máy. 3. Nội dung thực hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành: Giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích nguyên lí làm việc và đường đi của tín hiệu trong tivi SAMSUNG - BT 359 R . Gv nêu yêu cầu: * Gv theo dõi quá trình học sinh thực hành, điều chỉnh các thao tác sai. * Gv đặc biệt lưu ý học sinh thực hiện theo đúng qui trình, điều chỉnh các thiết bị nhẹ nhàng, không làm hỏng các công tắc, númđiều chỉnh. 1. Nghe gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Thực hành theo qui trình: Các pan của tivi được chẩn đoán dựa vào 3 yếu tố chủ yếu là : ánh sáng hình ảnh âm thanh Làm bài thực hành theo yêu cầu của giáo viên căn cứ vào sơ đồ khối khoanh vùng kĩ thuật của tivi đen trắng (hình 8.2) và sơ đồ nguyên lí thực tế của tivi SAMSUNG BT 359 R (hình 9.1) sau đó dựa vào nguyên lí làm việc của tivi đen trắng để phân tích, chẩn đoán tìm ra các nguyên nhân gây ra hư hỏng của tivi đen trắng 4. Tổng kết - đánh giá kết quả bài thực hành: a) Học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận ở tổ và tự đánh giá. b) Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo của học sinh. Mẫu báo cáo Bài thực hành về Phán đoán hư hỏng (PAN) thường gặp của tivi đen trắng Họ và tên :............................................ Lớp :............................................. Nội dung báo cáo :...................................................................................... a) Đã dựa vào nguyên lí làm việc và sơ đồ mạch điện của tivi đen trắng để chẩn đoán tìm nguyên nhân gây ra các hư hỏng của tivi đen trắng như sau : - PAN thứ nhất. - PAN thứ hai. - PAN thứ ba. - PAN thứ...... - PAN thứ n. b) Tự đánh giá về kết quả thực hành. Bài 88 sửa chữa khối quét dòng Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 265- 266 I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu được nguyên lí làm việc của khối quét dòng. 2. Học sinh sơ bộ chẩn đoán được các Pan cơ bản của khối quét dòng. 3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: ã Sơ đồ nguyên lí thực tế của tivi SAMSUNG - BT 359 R (hình 9.1). 2.Học sinh: ã 1 tivi SAMSUNG BT 359 R tốt. ã 1 đồng hồ vạn năng AV W. ã 2 tuavit to và nhỏ. ã 1 bút thử điện. ã 1 ổ cắm nguồn điện 200V ~. III. Tiến trình: 1. Ôn định lớp, phân công thực hành: - lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm. - 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.: 2. Hương dẫn ban đầu: Phần lí thuyết trọng tâm: Cấu tạo mạch quét dòng bài 84 sgk. 3. Nội dung thực hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tg 1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành: Giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích nguyên lí làm việc và đường đi của tín hiệu của khối quét dòng tivi SAMSUNG - BT 359 R . Gv lưu ý học sinh trong 3 trường hợp sau đây : a) Khi tivi tốt, làm việc bình thường. b) Khi đứt đường dẫn nguồn một chiều, tháo hở một chân điốt D 605. c) Khi không có dao động kích dòng, tháo hở chân điện trở R608. Gv nêu yêu cầu: * Gv theo dõi quá trình học sinh thực hành, điều chỉnh các thao tác sai. * Gv đặc biệt lưu ý học sinh thực hiện theo đúng qui trình, điều chỉnh các thiết bị nhẹ nhàng, không làm hỏng các công tắc, númđiều chỉnh. 1. Nghe gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Thực hành theo qui trình: Bước 1: học sinh dựa vào sơ đồ nguyên lí thực tế của tivi SAMSUNG - BT 359 R (hình 9.1) để phân tích nguyên lí làm việc của khối quét dòng. Tiếp đó xác định vị trí các linh kiện trong khối quét dòng trên bệ máy của tivi SAMSUNG BT 359 R. Bước 2 : Bật điện cho tivi làm việc. Đo và ghi trị số điện áp tại cực colectơ của tranzito công suất quét dòng Q603, đồng thời ghi biểu hiện trên màn hình Bước 3 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C616 ra, rồi lại lắp vào. Bước 4 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C614 ra, rồi lại lắp vào. Bước 5 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C615 ra, rồi lại lắp vào. Bước 6 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C613 ra, rồi lại lắp vào. 4. Tổng kết đánh giá kết quả bài thực hành a) Học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận ở tổ và tự đánh giá. b) Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo của học sinh. Mẫu báo cáo Bài thực hành về Sửa chữa khối quét dòng Họ và tên :........................................... Lớp :............................................. Nội dung báo cáo :..................................................................................... Bước 1 : Dựa vào sơ đồ nguyên lí và mạch điện thực tế của tivi SAMSUNG đen trắng để xác định được vị trí các linh kiện trong khối quét dòng trên bệ máy của tivi. Bước 2 : Ghi kết quả trong 3 trường hợp sau đây vào bảng rồi rút ra kết luận : Tình trạng của tivi Trị số điện áp đo ở cực C của Q603 Biểu hiện trên màn hình Tivi tốt, làm việc bình thường Đứt đường dẫn nguồn 1 chiều tháo hở một chân điốt D 605. Không có dao động kích dòng tháo hở một chân điện trở R 608 Bước 3 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C616 ra, rồi lại lắp vào. Bước 4 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C614 ra, rồi lại lắp vào. Bước 5 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C615 ra, rồi lại lắp vào. Bước 6 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C613 ra, rồi lại lắp vào. Bài 89 sửa chữa khối quét mành Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 267- 268 I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu được nguyên lí làm việc của khối quét mành. 2. Học sinh sơ bộ chẩn đoán được các Pan cơ bản của khối quét mành. 3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: ã Sơ đồ nguyên lí thực tế của tivi SAMSUNG - BT 359 R (hình 9.1). 2.Học sinh: ã 1 tivi SAMSUNG BT 359 R tốt. ã 1 đồng hồ vạn năng AV W. ã 2 tuavit to và nhỏ. ã 1 bút thử điện. ã 1 ổ cắm nguồn điện 200V ~. III. Tiến trình: 1. Ôn định lớp, phân công thực hành: - lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm. - 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.: 2. Hương dẫn ban đầu: Phần lí thuyết trọng tâm: Cấu tạo mạch quét mành bài 83 sgk. 3. Nội dung thực hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tg 1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành: Giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích nguyên lí làm việc và đường đi của tín hiệu của khối quét mành tivi SAMSUNG - BT 359 R . Gv lưu ý học sinh trong 3 trường hợp sau đây : a) Khi tivi tốt, làm việc bình thường. b) Khi đứt đường dẫn nguồn một chiều, tháo hở đường dây dẫn nguồn vào chân số 2. c) Khi không có dao động mành, tháo hở chân điện trở R505. Gv nêu yêu cầu: * Gv theo dõi quá trình học sinh thực hành, điều chỉnh các thao tác sai. * Gv đặc biệt lưu ý học sinh thực hiện theo đúng qui trình, điều chỉnh các thiết bị nhẹ nhàng, không làm hỏng các công tắc, númđiều chỉnh. 1. Nghe gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Thực hành theo qui trình: Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn cho học sinh dựa vào sơ đồ nguyên lí thực tế của tivi SAMSUNG - BT 359 R hình 9.1 để phân tích nguyên lí làm việc của khối quét mành. Tiếp đó xác định vị trí các linh kiện trong khối quét mành trên bệ máy của tivi SAMSUNG BT 359 R. Bước 2 : Bật điện cho tivi làm việc. Đo và ghi trị số điện áp tại các chân của IC 501 Bước 3 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C512 ra, rồi lại lắp vào. Bước 4 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C510 ra, rồi lại lắp vào. Bước 5 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C503 ra, rồi lại lắp vào. Bước 6 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C507 ra, rồi lại lắp vào. 4. Tổng kết - đánh giá kết quả bài thực hành a) Học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận ở tổ và tự đánh giá. b) Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo của học sinh. Mẫu báo cáo Bài thực hành về Sửa chữa khối quét mành Họ và tên :......................................... Lớp :............................................. Nội dung báo cáo :................................................................................... Bước 1 : Dựa vào sơ đồ nguyên lí và mạch điện thực tế của tivi SAMSUNG đen trắng để xác định được vị trí các linh kiện trong khối quét mành trên bệ máy của tivi. Bước 2 : Ghi kết quả đo trị số điện áp tại các chân của IC trong 3 trường hợp sau đây vào bảng rồi rút ra kết luận : Chân IC 501 Điện áp đo (vôn) Khi tivi tốt, làm việc bình thường. Khi đứt đường dẫn nguồn một chiều. Khi không có dao động mành. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bước 3 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C512 ra, rồi lại lắp vào. Bước 4 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C510 ra, rồi lại lắp vào. Bước 5 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C503 ra, rồi lại lắp vào. Bước 6 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C507 ra, rồi lại lắp vào. Bài 90 sửa chữa đường hình Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 269- 271 I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu được nguyên lí làm việc của đường hình trong Tv 2. Học sinh sơ bộ chẩn đoán được các Pan cơ bản của đường hình. 3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: ã Sơ đồ nguyên lí thực tế của tivi SAMSUNG - BT 359 R (hình 9.1). 2.Học sinh: ã 1 tivi SAMSUNG BT 359 R tốt. ã 1 đồng hồ vạn năng AV W. ã 2 tuavit to và nhỏ. ã 1 bút thử điện. ã 1 ổ cắm nguồn điện 200V ~. III. Tiến trình: 1. Ôn định lớp, phân công thực hành: - lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm. - 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.: 2. Hương dẫn ban đầu: Phần lí thuyết trọng tâm: Bài giảng lí thuyết số 79 sgk. 3. Nội dung thực hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tg 1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành: Giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích nguyên lí làm việc và đường đi của tín hiệu hình tivi SAMSUNG - BT 359 R . Gv nêu yêu cầu: * Gv theo dõi quá trình học sinh thực hành, điều chỉnh các thao tác sai. * Gv đặc biệt lưu ý học sinh thực hiện theo đúng qui trình, điều chỉnh các thiết bị nhẹ nhàng, không làm hỏng các công tắc, númđiều chỉnh. Gv lưu ý học sinh về vít vòng găng : vít này có tác dụng giữ cho cuộn lái tia cố định ở phía cổ đèn hình. Gv: Khi vít này lỏng sẽ gây ra hiện tượng gì? ở trường hợp 1 và 2 : phần sáng của màn hình bị co lại do cuộn lái tia tụt về phía sau. ở trường hợp 3 và 4 : hình ảnh bị nghiêng, dốc, do cuộn lái tia bị đặt lệch nghiêng theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ, không ngang bằng sổ thẳng. 1. Nghe gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Thực hành theo qui trình: Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn cho học sinh dựa vào sơ đồ nguyên lí thực tế của tivi SAMSUNG - BT 359 R để phân tích nguyên lí làm việc của mạch đường hình trong tivi. Tiếp đó xác định vị trí các linh kiện trong mạch đường hình trên bệ máy của tivi SAMSUNG BT 359 R. Bước 2 : Bật điện cho tivi làm việc có hình ảnh tốt. Đo và ghi trị số điện áp tại các chân của tranzito Q201 để làm chuẩn so với các trường hợp có PAN sau này. Bước 3 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C206 ra, rồi lại lắp vào. Bước 4 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C201 ra, rồi lại lắp vào. Bước 5 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C202 ra, rồi lại lắp vào. Bước 6 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C205 ra, rồi lại lắp vào. Bước 7 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân điện trở R209 ra, vặn chiết áp sáng tối VR201 kiểm tra độ sáng tối của màn hình, rồi lại lắp vào và nhận xét. 4. Tổng kết - đánh giá kết quả bài thực hành a) Học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận ở tổ và tự đánh giá. b) Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo của học sinh. Mẫu báo cáo Bài thực hành về Sửa chữa đường hình Họ và tên :....................................... Lớp :................................................ Nội dung báo cáo :.................................................................................... Bước 1 : Dựa vào sơ đồ nguyên lí và mạch điện thực tế của tivi SAMSUNG đen trắng để xác định được vị trí các linh kiện trong mạch đường hình trên bệ máy của tivi. Bước 2 : Ghi kết quả đo điện áp tại 3 điện cực của tranzito Q 201 trong trạng thái tivi đang làm việc có hình ảnh tốt : UC =.............V ; UB =.........V ; UE =.........V. Bước 3 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C206 ra, rồi lại lắp vào. Bước 4 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C201 ra, rồi lại lắp vào. Bước 5 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C202 ra, rồi lại lắp vào. Bước 6 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân tụ điện C205 ra, rồi lại lắp vào. Bước 7 : Ghi biểu hiện trên màn hình khi nhả chân điện trở R209 ra, vặn chiết áp sáng tối VR201 kiểm tra độ sáng tối của màn hình, rồi lại lắp vào và nhận xét. Bài 91 sửa chữa đường Tiếng Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 262- 274 I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu được nguyên lí làm việc của đường tiếng trong Tv 2. Học sinh sơ bộ chẩn đoán được các Pan cơ bản của đường tiếng. 3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, tư duy kĩ thuật cho hoc sinh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: ã Sơ đồ nguyên lí thực tế của tivi SAMSUNG - BT 359 R (hình 9.1). 2.Học sinh: ã 1 tivi SAMSUNG BT 359 R tốt. ã 1 đồng hồ vạn năng AV W. ã 2 tuavit to và nhỏ. ã 1 bút thử điện. ã 1 ổ cắm nguồn điện 200V ~. III. Tiến trình: 1. Ôn định lớp, phân công thực hành: - lớp 16 học sinh chia làm 4 nhóm. - 1 bộ dụng cụ thực hành trên một nhóm học sinh.: 2. Hương dẫn ban đầu: Phần lí thuyết trọng tâm: Bài giảng lí thuyết số 82 sgk. 3. Nội dung thực hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tg 1. Gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành: Giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích nguyên lí làm việc và đường đi của tín hiệu hình tivi SAMSUNG - BT 359 R . Gv nêu yêu cầu: * Gv theo dõi quá trình học sinh thực hành, điều chỉnh các thao tác sai. * Gv đặc biệt lưu ý học sinh thực hiện theo đúng qui trình, điều chỉnh các thiết bị nhẹ nhàng, không làm hỏng các công tắc, númđiều chỉnh. Gv lưu ý học sinh về các điện trở hồi tiếp ở trong các mạch khuếch đại đường tiếng? Gv: khi các điện trở này hỏng sẽ gây ra hiện tượng gì? Hs: trả lời 1. Nghe gv phổ biến nội dung, qui trình của buổi thực hành và các qui định về an toàn điện trong quá trình thực hành. 2. Thực hành theo qui trình: Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn cho học sinh dựa vào sơ đồ nguyên lí thực tế của tivi SAMSUNG - BT 359 R (hình 9.1) để phân tích nguyên lí làm việc của mạch đường tiếng trong tivi. Tiếp đó xác định vị trí các linh kiện trong mạch đường tiếng trên bệ máy của tivi SAMSUNG BT 359 R. Bước 2 : Bật điện cho tivi làm việc có hình ảnh tốt, tiếng tốt. Đo và ghi trị số điện áp tại các chân của IC 301 để làm chuẩn so với các trường hợp có PAN sau này. Điện áp chân số 1 :......V ; Điện áp chân số 2 :......V ; Cho đến điện áp chân số 14......V. Bước 3 : Ghi biểu hiện ở loa khi nhả chân tụ điện C308 ra, rồi lại lắp vào. Bước 4 : Ghi biểu hiện ở loa khi nhả chân tụ điện C301 ra, rồi lại lắp vào. Bước 5 : Ghi biểu hiện ở loa khi nhả chân tụ điện C311 ra, rồi lại lắp vào. Bước 6 : Ghi biểu hiện ở loa khi nhả chân tụ điện C303 ra, rồi lại lắp vào. Bước 7 : Ghi biểu hiện ở loa khi nhả chân tụ điện C304 ra, rồi lại lắp vào. 4. Tổng kết - đánh giá kết quả bài thực hành a) Học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận ở tổ và tự đánh giá. b) Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo của học sinh. Mẫu báo cáo Bài thực hành về Sửa chữa đường tiếng Họ và tên :.............................

File đính kèm:

  • docdien tu 6.doc
Giáo án liên quan