I-Mục tiêu
Biết được vai trò và vị trí quan trọng của động cơ đốt trong ,trong sản xuất và đời sống
Hiểu được khái niệm cơ bản của ĐCĐT
Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong
II- Chuẩn bị bài giảng
Nghiên cứu nội dung bài 20
Tham khảo thêm thông tin có liên quan
50 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài số 20: Khái quát về động cơ đốt trong, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số 21 ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Chương V ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Bài số 20
KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
I-Mục tiêu
Biết được vai trò và vị trí quan trọng của động cơ đốt trong ,trong sản xuất và đời sống
Hiểu được khái niệm cơ bản của ĐCĐT
Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong
II- Chuẩn bị bài giảng
Nghiên cứu nội dung bài 20
Tham khảo thêm thông tin có liên quan
III- Tiến trình bài dạy
1. Bước 1 Thời gian 1p
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Bước 2 Thời gian 0p
Kiểm tra bài cũ
3. Bước 3 Thời gian 40p
Giới thiệu bài mới
TG
Nội dung giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
I – Vai trò và vị trí của động cơ đốt trong
1. Vai trò của ĐCĐT
-Là nguồn động lực chủ yếu, sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, quân sự
-Là nguồn động lực duy nhất trong các phương tiện, thiết bị phải di chuyển linh hoạt trong một phạm vi rộng với khoảng cách lớn như máy bay, tàu thuỷ, ôtô
2. Vị trí của động cơ đốt trong
- Vị trí hàng đầu về công suất phát ra
- Chiếm 90% công suất thiết bị động lực do nguồn năng lượng tạo ra (nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng khác)
-Được coi là bộ phận tất yếu của ngành cơ khí và nền kinh tế quốc dân.
-Đội ngũ chuyên gia, cán bộ kĩ thuật công nhân, rất được coi trọng ở các nước.
II. Khái niệm và phân loại ĐCĐT
1. Khái niệm
Động cơ đốt trong là một loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong buồng công tác của động cơ.
2. Phân loại
*Theo nhiên liệu : Động cơ xăng và động cơ điêzen
*Theo hành trình : Động cơ 2 kì và động cơ 4 kì
III. Cấu tạo chung của động cơ đốt trong
1. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
2. Cơ cấu phân phối khí.
3. Hệ thống bôi trơn.
4. Hệ thống làm mát.
5. Hệ thống nhiên liệu.
6. Hệ thống khởi động.
Riêng động cơ xăng có thêm hệ thống đánh lửa
1. Hoạt động 1
Tìm hiểu vai trò và vị trí của động cơ đốt trong
GV cung cấp cho học sinh một số thông tin về lịch sử phát triển của động cơ đốt trong. Nhằm tạo hứng thú cho HS.Sau đó dùng hình 20.1để giới thiệu vai trò của ĐCĐT.
Thiết bị nào trong hình 20.1 sử dụmg ĐCĐT ?
(Tất cả các phương tiện và thiết bị trên)
Nêu các phương tiện và thiết bị khác hình 20.1 cũng sử dụng ĐCĐT ?
(Máy xay sát, máy bơm nước, tàu hoả, xe công nông)
Kết luận : Trong sản xuất và đời sống con người phải đi lại, vận chuyển hàng hoá, xây dựng các công trìnhCác phương tiện phục vụ cho các lĩnh vực này chủ yếu dùng ĐCĐT.
2. Hoạt động 2
Tìm hiểu vị trí của ĐCĐT.
ĐCĐT chiếm 90% tổng công suất phát ra trong các nguồn động lực.
Hầu hết các phương tiện giao thông đều sử dụng ĐCĐT.
Các phương tiện chuyên chở người và hàng hoá chủ yếu dùng loại động cơ nào ?
(ĐCĐT)
3. Hoạt động 3
Tìm hiểu khái niệm và phân loại ĐCĐT
a) Khái niệm về ĐCĐT
GV cần làm cho HS hiểu rõ 2 ý
ĐCĐT là loại động cơ nhiệt dùng để biến nhiệt năng thành cơ năng
Quá trình biến nhiệt năng thành cơ năng diễn ra trong buồng cháy của động cơ
b) Phân loại động cơ đốt trong
Theo nhiên liệu có mấy loại đông cơ ?
Theo số kỳ thì thực tế có mấy loại động cơ ?
4. Hoạt động 4
Tìm hiểu cấu tạo của ĐCĐT
Trên cơ sở hình vẽ cấu tạo chung của động cơ GV Giảng cho HS các cơ cấu chính của động cơ gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống. Phần này HS Nắm tương đối dễ nếu có mô hình hoặc có động cơ làm giáo cụ trực quan.Phần này có thể ra các câu hỏi sau :
-Hãy nêu các chi tiết của động cơ mà em biết ?
-Nêu các hệ thống chính của động cơ ?
Bước 4 :
Tổng kết, đánh giá
Để tổng kết có thể nêu các câu hỏi sau :
ĐCĐT là gì ?
ĐCĐT có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống ?
Các cơ cấu và hệ thống chính của động cơ ?
Bước 5 :
Giao nhiệm vụ về nhà
Trả lời các câu hỏi trong SGK và đọc trước bài 21
Giáo án số 22
Bài 21
NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Mục tiêu
Biết được một số khái niệm cơ bản về ĐCĐT
Hiểu được nguyên lý làm việc của động cơ 2 kì và 4 kì, động cơ xăng và động cơ diezen
Chuẩn bị bài giảng
Một số tranh vẽ nguyên lý động cơ đốt trong
Một số mô hình động cơ 2 kì và 4 kì
Động cơ 4 kì
Động cơt 2 kì
Tiến trình bài giảntg
Bước 1 : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số Thời gian 1 p
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ Thời gian 4 p
Phân loại ĐCĐT ?
ĐCĐT gồm những cơ cấu và hệ thống chính nào ?
Bước 3 : Giới thiệu bài mới Thời gian 130 p
TG
Nội dung bài giảng
Phương pháp giảng dạy
I. Một số khái niệm cơ bản
1. Điểm chết của pit tông
Điểm chết là vị trí của pit tông mà
tại đó pit tông đổi chiều chuyển động , có hai loại điểm chết .
-Điểm chết trên ĐCT là điểm chết mà pittông ở xa tâm trục khuỷu nhất
-Điểm chết dưới là điểm chết mà pit tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.
2. Hành trình của pittông
là khoảng cách giữa hai điểm chết
Khi pitông dịch chuyển được một hành trình thì trục khuỷu quay được 180ovà S=2R với R là bán kính quay của trục khuỷu
3. Thể tích của buồng cháy (Vbc cm3)
Là thể tích của xi lanh khi pittông ở ĐCT
4. Thể tích toàn phần (Vtp cm3)
Là thể tích của xi lanh khi pittông ở ĐCD
5. Thể tích công tác Vct cm3
Là thể tích giữa hai điểm chết
Vct=Vtp-Vbc
Vct=Sp D2/4 D là đường kính xi lanh
6. Tỉ số nén
Là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy
e = Vtp/Vbc
Đông cơ xăng có e =6-10
Độnh cơ Điêzen có e =15-21
7. Chu trình làm việc của động cơ
Tổng hợp 4 quá trình nạp nén nổ xả
8. Kì
Kì là một phần của chu trình diễn ra trong 1 hành trình của pittông
Động cơ 4 kì là loại động cơ mà một chu trình làm việcđược thực hiện trong 4 hành trình của pittông
Động cơ hai kì là loại động cơ mà một chu trình làm việc được thực hiện bởi 2 hành trình của pittông
II.Nguyên lý làm việc của động cơ điezen 4 kì
a)Kì1-Nạp
Pitttông đi từ ĐCT đén ĐCD xu páp nạp mở xu páp xả đóng,áp suất trong xi lanh giảm không khí trong đường ống nạpqua của nạp đi vào xi lanh
b)Kì 2- Nén
Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT,hai xu páp đều đóng.Thể tích xi lanh giảm áp xusts và nhiệt độ trong xi lanh tăng.Cuối kì nén nhiên liệu được vòi phun phun vào buồng cháyhoà tộn với không khí nóng tạo thành hoà khí.Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao hoà khí tự bốc cháy làm cho nhiệt độ và áp suất trong xi lanh tăng nhanh
c)Kì 3- Cháy giãn nở
pittông đi từ ĐCT đến ĐCD hai xu pap đóng.Đầu hành trình quá trình cháy tiếp tục diễn ra rồi giảm dần.Trong suốt quá trình khí cháy có áp suất cao giãn nở đẩy pittông đi xuống làm quay trục khuỷu
d)Kì4 -Thải
Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT xu páp nạp đóng xu páp xả mở
Khí đã cháy theo xu páp xả ra ngoài thông qua ống xả
2.Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kì
Tương tự độnh cơ diêzen chỉ khác ở 2 điểm sau
Trong kì nạp nạp hỗn hợp xăng và không khí,cuối kì nén buzi bật tia lửa điện để đốt cháy hoà khí
Nhận xét về hoạt đông của động cơ điezen 4kì :
–Trong 4 kì chỉ có 1 kì sinh công các kì còn lại đều tiêu hao công của động cơ.Động cơ nhiều xi lang công tiêu tốn lấy từ công của kì 3 của các xi lanh
-Thời điểm đóng mở các xu páp và thời diểm vòi phun phun nhiên liệu và thời kì bật tia lửa điện không trùng với các điểm chết của pittông
III-Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 2 kì
1.Đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì
1 Buzi
2 Pittông
3 Cửa thải
4 Cửa nạp
5 Thanh truyền
6 Trục khuỷu
7 Các te
8 Đường thông các te với cửa quét
9 Của quét
10 Xi lanh
2. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 2 kỳ
a)Kì 1
Pittông đi từ ĐCT đến ĐCD
-Quá trình cháy giãn nở.
Pittông ở ĐCT khí cháy có áp suất cao giãn nở đẩy pittông đi xuống làm quay trục khuỷu sinh công quá trình cháy giãn nở kết thúc khi pittông bắt đầu mở cửa thải.
-Quá trình thải khí tự do.
Từ khi pittômg mở cửa thải đến khi pittông mở cửa quét
Khí thải trong xi lanh thoát ra ngoài qua cửa thải.
-Quá trình quét thải khí: Từ khi pittông mở cửa quét cho đến khi pittông tới ĐCT hoà khí có áp suất caotừ các tequa đường thông và cửa quét đi vào xi lanh đẩy khí thải trong xi lanh theo cửa thải ra ngoài.Sau đó pittông đóng cửa nạp cho đến khi pittông tới ĐCD ,hoà khí trong các te được nén với áp suất cao
b)Kì 2
Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT.
-Quá trình quét thải khí tiếp tục,lúc đầu cửa quét và cửa thải vẫn còn mở hoà khí có áp suất cao từ qua đường thông và cửa quét tiếp tục đi vào xi lanh đẩy khí thải trong xi lanh qua cửa thải ra ngoài quá trình này kết thúc khi pittông đóng kín cửa quét.
Quá trình lọt khí: Từ khi pittông đóng cửa quét cho tới khi pittông đóng cửa thải một phần hoà khí trong xi lanh bị lọt qua cửa thải ra ngoài.
Quá trình nén và cháy: Từ khi pittông đong cửa thải cho tới khi pittông tới ĐCT. Quá trình nén mới thực sự diễn ra.Cuối kì nén buzi đánh lửa đốt cháy nhiên liệu,quá trình cháy bắt đầu.Đồng thời khi pittông đi lên làm cho áp suất trong cácte giảm.Khi pittông mở cửa nạp hoà khí trong ống nạp qua cửa nạp đi vào các te .
Hoạt động 1
a)Giới thiệu một số khái niệm
GV dùng mô hình về động cơ đốt trong để giới thiệu cho HS các khái niệm về điểm chết và hành trình của pittông.
Đối với thể tích buồng cháy sau khi dùng mô hình chỉ cho hs thể tich buồng cháy và thể tích toàn phần thể tích công tác GV có thể nêu câu hỏi sau:
- Thế nào là điểm chết?
- Phân biệt ĐCT với ĐCD?
- Lập công thức tính thể tích buồng cháy, thể tích toàn phần và thể tích công tác?
- Công thức tính tỉ số nén?
-Trong thực tế nói động cơ có dung tích 110 phân khối là chỉ thể tích nào?
b)Tìm hiểu các khái niệm
Gv sử dụng hình vẽ trong SGK gợi ý c ho HS phát biểu
-Không gian bên trong xi lanh giới hạn bởi các chi tiết nào?
-Thể tích buồng cháy thể tích công tác thể tích toàn phần có liên hệ như thế nào
-Lập công thức tính thể tích công tác khi biết đường kính xilanh và hành trình của pittông
-Khi động cơ làm việc diễn ra 4 quá trình nạp nén nổ xả lặp đi lặp lại có tính chu kỳ .Tổng hợp 4 quá trình trên là chu trình làm việc của động cơ
-Chu trình làm việc của động cơ hai kỳ và 4 kỳ điều có 4 quá trình
-Kì là diễn biến quá trình làm việc của động cơ trong xilanh
Hoạt động 2
Tìm hiểu nguyên lý làm việc của động cơ diêzen 4 kỳ
- GV sử dụng tranh vẽ hình 21.2 để hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên lý làm việc của động cơ. Trước hết Gv nên giới thiệu hoặc yêu cầu HS chỉ ra các chi tiết chính của động cơ trên hình vẽ.
Để tăng tính hoạt động tích cực cho HS, trong hoạt động này giáo viên nên đặt ra một số câu hởi để phát vấn HS.
1/ Ở hành trình này pittông đi lên hay đi xuống? Tại sao (hoặc để làm gì)? Do cái gì tác động?
2/ Ở hành trình này xupap nào đóng, xupap nào mở? Để làm gì?
3/ Tại sao kì 3 lại được gọi là kì sinh công?
4/ Trong các kì còn lại, pittông chuyển động được là nhờ công ở đâu?
1/ tuỳ vào từng thời kỳ mà có các câu trả lời khác nhau. Chẳng hạn ở kì nạp; pittông đi xuống, tạo độ chân không trong xilanh để hút khí nạp vào xilanh, nhờ sự dẫn động của trục khuỷu.
2/ Tuỳ vào từng thời kì mà có câu trả lời khác nhau. chảng hạn ở kì nạp: xupap thảo đóng,xupap nạp mở mở để khí nạp đi vào xilanh.
3/ vì kì này khí cháy,giãn nở đẩy pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, qua thanh truyền là quay trục khuỷu.
4/ Lấy từ công ở kì 3 của các xilanh khác hoặc công tích trữ ở bánh đà hoặc ở cả hai.
Hoạt động 3
: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của của động cơ xăng 4 kì.
- Ở hoạt động này, trước hết này GV có thể trình bày vắn tắt nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì. Sau đó nên sử dụng một số câu hỏi để thông qua câu trả lời HS sẽ thấy được sự giống nhau và khác hau về nguyên lí làm việc của 2 loại động cơ 4 kì xăng và điêzen, nhất là sự khác nhau giưa chúng.
- Trong hoạt động này có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
1/ Nguyên lí làm việc của hai loại động cơ giống nhau ở những điểm nào?
2/ Khí nạp vào trong xilanh của động cơ điêzen và động cơ xăng là gì?
3/ Nhiên liệu hoặc hoà khí ở hai loại động cơ được châm cháy bằng cách nào
hoạt động 4: Nhận xét về chu trình làm việc của động cơ 4 kì.
GV gợi ý HS nhận xét về chu trình làm việc của đọng cơ 4 kì thông qua một số câu hỏi sau
1/ Trong một chu trình làm viẹc của động cơ 4 kì, pittông phải dịch chuyển bao nhiêu hành trình?
2/ Trong một chu trình có mấy hành trình sinh công, đó là hành trình nào?
3/ Công tiêu tốn cho các hành trình còn lại được lấy ở đâu?
Hoạt động 5: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì
Tìm hiểu cấu tao của động cơ xăng 2 kì :
– GV sử dụng hình 21.3 SGK để giới thiệu cấu tạo của động cơ 2 kì. Nhấn mạnh một số điểm:
+ Đọng cơ không dùng xupap, pittông làm thêm nhiệmvụ đóng, mở các cửa quét, nạp, và thải.
+ Hoà khí đưa vào xilanh phải có áp suât cao nên trước đó chúng được nạp và nén trong cácte.
- Trong hoạt động này có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
1/ So với động cơ 4 kì, cấu tạo của động cơ 2 kì đơn giản hơn hay phức tạp hơn? Tại sao?
2/ Việc đóng mở các cửa khí của động cơ 2 kì nhờ chi tiết nào?
1/ Cấu tạo động cơ 2 kì đơn giản hơn vì không có xupap và các bộ phận dẫn động chúng.
2/ Pittông
Nếu Gv vẽ sơ đồ nguyên lí của động cơ 2 kì lên bảng, ngoài các lưu ý như khi vẽ sơ đồ nguyên lí động cơ 4 kì, GV cần lưu ý thêm: phải đẩm bảo sao cho khi pittông ở ĐCT thì đáy pittông phải mở và chỉ mở cửa nạp, còn khi pittông ở ĐCD thì đỉnh pittông phải mở và chỏ mở cả cửa quét lẫn của thải; cửa thải phải đặt cao hơn cửa quét .
Tìm hiểu về nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì:
- GV sử dụng các hình vẽ trên hình 21.4 để làm rõ từng quá trình: cháy giãn nở, thải tự do, quét - thỉa khí, lọt khí và quá trình nén và cháy. Sau đó GV có thể gợi ý HS nhận xét về chu trình làm việc của động cơ 2 kì với nội dung tương tự nhận xét của của động cơ 4 kì đã xét.
-Trong hoạt động này có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
1/ Tại sao quá trình mà pittông dịch chuyển từđếnlại được gọi là quá trình?
2/ Tại sao khí quét đưa vào xilanh lại phải có áp suất cao hơn áp suất khí trời?
Bước 4 Tổng kết đánh giá
GV nhấn mạnh trọng tâm của bài là nguyên lý hoạt động của động cơ điezen và động cơ xăng 4 kỳ.Sau đó đánh giá giờ học của học sinh.
Bước 5 Giao nhiệm vụ cho HS về nhà
Học bài theo câu hỏi trong SGK và đọc trước bài 22 Giáo án số 23
Chương VI CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Bài 22 THÂN MÁY VÀ NẮP MÁY
I.Mục tiêu:
Biết được nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy
Biết được đặc điểm cấu tạo của thân xilanh và nắp máy động cơ làm mát bằng không khí và bằng nước
II.Chẩn bị bài giảng
Chuẩn bị nội dung: đọc kỹ bài 23 và các tài liệu có liên quan
Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Một số tranh vẽ và mô hình thân máy và nắp máy
III.Tiến trình giảng dạy
Bước 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số Thời gian 1p
Bước 2: Kiểm tra bài cũ Thời gian 4p
1.Trình bày nguyên lý hoạt động của động cơ điêzen 4 kỳ
2. Trình bày nguyên lý hoạt động của động cơ xăng 4 kỳ
3.Trình bày nguyên lý hoạt động của động cơ xăng 2 kỳ
Bước 3: Giới thiệu bài mới Thời gian 35p
TG
Nội dung bài giảng
Phương pháp giảng dạy
I.Giới thiệu chung
Thân máy và nắp máy là những chi tiết cố định để lắp ráp các cơ cấu và hệ thống của động cơ.Nó được chi ra làm 3 phần chính các phần này được lắp với nhau bằng bulông .Thân máy có thể cấu tạo rời hoặc liền khối với nhau.
II.Thân máy
1.Nhiệm vụ : Thân máy cùng với nắp máy dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
2.Cấu tạo: Cấu tạo thân máy phụ thuộc vào sự bố trí các xi lanh các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
Thân máy chía ra làm hai phần chính:xi lanh dùng để lắp xilanh và các te dùng để lắp trục khuỷu.Xilanh lắp rời hoặc dúc liền với thân xilanh.
III.Nắp máy
1.Nhiệm vụ
-Nắp máy cùng với xilanh và đỉnh pittông làm thành buồng cháy của đông cơ.
-Nắp máy còn dùng để lắp các chi tiết như buzi,vòi phun,một số chi tiết của cơ cấu phân phối khí,bố trí các đường ống nạp,thải,áo nước,cánh tản nhiệt.
2.Cấu tạo
Cấu tạo của nắp máy tuỳ thuộc vào việc lắp đặt ,bố trí các chi tiết và cụm các chi tiết trên nó
Hoạt động 1
Giới thiệu thân máy
GV sử dụng tranh vẽ hình 22-1 yêu cầu HS nhận biết và giới thiệu các phần chính của thân máy và nắp máy
Tại sao than máy và nắp máy là khung xương của động cơ ?
Vì tất cả các cơ cấu và hệ thống được lắp trên đó.
Xilanh và trục khuỷu được lắp ở phần nào ?
Xilanh lắp ở than xi lanh, trục khuỷu lắp ở các te.
Hoạt động 2
Tìm hiểu về cấu tạo của than máy
GV sử dụng hình 22-2 yêu cầu HS nhận biết và giới thiệu hai loại than máy động cơ làm mát bằng nước và không khí.
Động cơ xe máy thường làm mát bằng gì ? Căn cứ vào bộ phận nào để có thể nói như vậy ?
Bằng không khí,vì bên ngoài than xi lanh và nắp xi lanh có cánh tản nhiệt
Tại sao trên các te không có áo nước và cánh tản nhiệt ?
Vì các te ở xa buồng cháy nên nhiệt độ của nó không cao.
Hoạt động 3
Tìm hiểu cấu tạo của nắp máy
GV sử dụng hình 22-3để giới thiệụ một nắp máy của động cơ
-Tại sao trên nắp máy phải có bộ phận làm mát
Vì nắp máy là bộ phận tạo thành buồng cháy
Bước 4: Tổng kết đánh giá
GV tổng kết bằng việc nêu một số câu hỏi để đánh giá sự tiếp thu bài của HS
Bước 5: Giao nhiệm vụ về nhà
Học các câu hỏi trong SGK và đọc trước bài 23
Giáo án số 24 Bài 23
CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
Mục tiêu:
-Biết nhiệm vụ và cấu tạo các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
-Đọc hiểu được sơ đồ cấu tạo của pít tông,thanh truyền và trục khuỷu.
Chuẩn bị bài giảng:
-Chẩn bị nội dung: Đọc trước bài 23 và các tài liệu có liên quan
-Chuẩn bị đồ dùng giảng dạy: Sơ đồ và mô hình.
Tiến trình giảng dạy:
Bước 1
Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
Bước 2
Kiểm tra bài cũ
1.Trình bày nhiệm vụ chung của thân máy và nắp máy
2.Nhận xét về đặc điểm và cấu tạo của thân xi lanh làm mát bằng nước và không khí.
Bước 3
Tiển trình giảng dạy:
TG
Nội dung giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
I Giới thiệu chung
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có 3 nhóm chi tiết chính:
-Nhóm pít tông gồm các chi tiết: Pít tông, xéc măng, chốt pít tông và khoá hãm chốt pít tông.
-Nhóm thanh truyền gồm các chi tiết: Thanh truyền, ổ bi hoặc bạc lót.
-Nhóm trục khuỷu gồm: Trục khuỷu, bánh đà, ổ bi hoặc bạc lót.
II.Pít tông:
1.Nhiệm vụ:
Pít tông có nhiệm vụ cùng với xi lanh và lắp máy tạo thành buồng cháy, nhận lực từ thanh truyền để thực hiện quá trình nạp nén và thải khí.
2. Cấu tạo:Pít tông chia làm 3 phần:
-Đỉnh pít tông: Có 3 dạng đỉnh bằng, đỉnh lồi và đỉnh lõm.
-Đầu pít tông có các rãnh để lắp xéc măng khí và xéc măng dầu. Xéc măng dầu lắp vào phía dưới.
-Thân pít tông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pít tông và liên kết với thanh truyền để truyền lực.
III.Thanh truyền:
1.Nhiệm vụ: Thanh truyền là chi tiết dùng để truyền lực giữa pít tông và trục khuỷu.
2.Cấu tạo: Thanh truyền được chia làm 3 phần.
-Đầu nhỏ thanh truyền có dạng hình trụ rỗng để lắp chót pít tông.
-Thân thanh truyền nối đầu nhỏ với đầu to.
-Đầu to thanh truyền để lắp với trục khuỷu.
IV.Trục khuỷu.
1.Nhiệm vụ: Trục khuỷu nhận lực từ thanh truyền để làm quay các máy công tác khác ngoài ra nó còn làm nhiệm vụ dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
2.Cấu tạo: Gồm có phần đầu và phần đuôi, phần chính của trục khuỷu gồm: Chốt khuỷu, má khuỷu, cổ khuỷu.
Hoạt động 1
Giới thiệu chung về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Gv sử dụng mô hình và vật thật yêu cầu HS nhận biết và giới thiệu các chi tiết chính của cơ cấu.
-Khi động cơ làm việc pit tong, thanh truyền, trục khuỷu làm việc như thế nào?
Pít tông chuyển động tịnh tiến, thanh truyền chuyển động lắc,trục khuỷu chuyển động quay.
Hoạt động 2
Tìm hiểu pit tông
Gv sử dụng hình vẽ trình bày nhiệm vụ cấu tạo của pit tông
-Đỉnh pittông có nhiệm vụ gì?
-Đỉnh pít tong có mấy dạng?
-Đầu pittông có nhiệm gì?
-Thân pittông có nhiệm gì?
Đỉnh pít tong có các loại bằng, lồi, lõm, Đầu pittông có nhiệm vụ bao kín buồng cháy, than dẫn hướng cho pittông chuyển động
Hoạt động 3:
Tìm hiểu thanh truyền
Gv sử dụng mô hình hoặc vật thật để giới thiệu cấu tạo của thanh truyềncần nhấn mạnh hình dạng cơ bản của thanh truyền các đầu to và đầu nhỏ dung để làm gì?
Hoạt động 4
Tìm hiểu trục khuỷu
Sáu khi trình bày nhiệm vụ trục khuỷu GV sử dụng mô hình hoặc vật thật để giới thiệu cho HScấu tạo của trục khuỷu. Trong hoạt động nàyGV giúp học sinh hiểu được nhiệm vụ của trục khuỷucấu tạo cơ bản của trục khuỷu gồm cổ khuỷu, chốt khuỷu má khuỷu
Bước 4: Tổng kết đánh giá
GV tổng kết bằng việc nêu một số câu hỏi để đánh giá sự tiếp thu bài của HS
Bước 5: Giao nhiệm vụ về nhà
Học các câu hỏi trong SGK và đọc trước bài 24
Giáo án 25
Bài 24
CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
1.Mục tiêu
Biết được nhiệm vụ những dấu hiệu để phân loại cơ cấu phân phối khí
Biết được cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xu páp
Đọc được sơ đồ cấu tạo của cơ cấu phân phối khí dùng xu páp
2.Chuẩn bị bài giảng
Chuẩn bị nội dung: Đọc kĩ nội dung bài 24 và các tài liệu có liên quan
Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Hình vẽ cơ cấu phân phối khí và một số chi tiết.
Xu páp treo
Xu páp đặt
3.Tiến trình giảng dạy
Bước1: Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số 2p
Bước 2: Kiểm tra bài cũ 4p
1.Kể tên các nhóm và chi tiết của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền?
2.Trình bày nhiệm vụ của pít tông thanh truyền và trục khuỷu?
Bước3: Giới thiệu bài mới
TG
Nội dung giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
I)Nhiệm vụ và phân loại
1.Nhiệm vụ.
Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ đóng mở các cửa nạp thải đúng lúcđể động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xi lanh và thải khí đã cháy ra ngoài
2.Phân loại
-Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt
-Cơ vấu phân phối khí dùng su páp
II)Cơ cấu phân phân khí dùng xu páp
1.Cấu tạo
a.Loại dùng xu páp đặt
b.loại dùng xupáp treo
hình 24-2
1Trục cam và cam
2.Con đội
3.Lò xo xupáp
4.xupáp
5.nắp máy
6.trục khuỷu
7. đũa đẩy
8.Trục cò mổ
9.Cò mổ
10.Bánh răng phân phối
2.Nguyên lý làm việc
Trục khuỷu quay dẫn động trục cam quay khi vấu cam tác động lên con đội làm con đội đi lên đũa đẩy đi lênlàm cò mổ tác động vào đuôi xupáp xupáp bị ép xuống của nạp hoặc của thải mở lò xo bị nén lại.khi vấu cam quay qua nhờ lò xo xupáp dãn ra chi tiết của cơ cấu trở về vị trí ban đầu của nó xupáp lại được đóng kín
Hoạt động 1
Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại
Gv trình bày nhiệm vụ của cơ cấu.Sau đó dung hình vẽ 24-1 để giới thiệu về phân loại cơ cấu, nhấn mạnh cơ cấu phân phối khí dung van trượt dung trong động cơ 2 kì cơ cấu phân phối khí dung supáp dung trong động cơ 4 kì
Hoạt động 2
Tìm hiểu cấu tạo cơ cấu ohân phối khí dung supáp
GV sử dụng hình 24-2 giới thiệu cấu tạo của cơ cấu phân phối khí dung supấp kiểu treo và đặt
-hãy kể tên các chi tiết chính của cơ cấu phân phối khí dung supáp đặt
-Hãy kể tên các chi tiết chính của cơ cấu phân phối khí dung supáp treo?
-Mỗi cam trên trục cam dẫn động được mấy xupap
-Tại sao trục khuỷu quay 2 vòng trục cam chỉ cần quay một vòng ?
-Cơ cấu phân phối khí dung supáp treo khác supáp đặt ở chỗ nào?
Hoạt động 3
Tìm hiểu nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí dung supáp
GV hướng dẫn học sinh tập chung tìm hiểu nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí dung supáp treo . Dựa vào sơ đồ các em tự tìm hiểu nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí dung supáp đặt
Bước 4: Tổng kết đánh giá
GV tổng kết bằng việc nêu một số câu hỏi để đánh giá sự tiếp thu bài của HS
Bước 5: Giao nhiệm vụ về nhà
Học các câu hỏi trong SGK và đọc trước bài 25
Giáo án 26
Bài số 25
HỆ THỐNG BÔI TRƠN
1/ Mục tiêu
Biết được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn,cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
Đọc hiểu được sơ đồ của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
2/ Chuẩn bị bài giảng
Chuẩn bị nội dung: Đọc kĩ bài 25 và các tài liệu có lên quan
Chuẩn bị đồ dùng dạy học:Tranh vẽ hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
Các bề mặt ma sát cần bôi trơn
Bầu lọc tinh
Bơm dầu
Bầu lọc thô
Két làm mát
Các te dầu
Mạch dầu chính
Mạch dầu hồi,qua ket làm mát
3:Tiến trình giảng dạy
Bước1:Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số 2p
Bước2: Kiểm tra bài cũ 4p
1. Trình bày nhiệm vụ của hệ thống phân phối khí
2. Trình bày nguyên lý làm việc, của cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt và cơ cấu dùng xupáp treo.
Bước 3:Tiến trình giảng bài mới
TG
Nội dung giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
I/ Nhiệm vụ và phân loại
1/Nhiệm vụ
Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ và tăng tuổi thọ của chi tiết
2/Phân loại
-Bôi trơn bằng vung té
-Bôi trơn cưỡng bức
-Bôi trơn bằng pha dầu vào nhiên liệu.
II/Hệ thống bôi trơn cưỡng bức
1/Cấu tạo.
1-các te dầu
2-phao hút dầu
3-bơm dầu
4-van an toàn
5-Bầu lọc thô
6-Van an toàn bầu lọc thô
7-Đồng hồ áp suất
8-Đường dầu chính
9-Đường dầu bôi trơn trục khuỷu
10-Đường dầu bôi trơn trục cam
11-Bầu lọc tinh
12-Két làm mát
13-Van khống chế
2/Nguyên lý làm việc
a/Trường hợp làm việc bình thường
Khi động cơ làm việc bơm 3 hút dầutừ các tequa bầu lọc 5 đến đường dầu 8dầu theo các đường dầu 9và 10 đi bôi trơn trục khuỷu trục cam và các chi tiết khác rồi chảy về các temột phần dầu còn lại ở đường 8 lọc bởi bầu lọc tinh rồi trở về các te
b/Các trường hợp khác
+Nếu áp suất dầu ở đường 8 vượt qua mức qui định trước Van 4 mở dầu chảy ngược về trước bơm
+Bầu lọc 5 tắc van 6 mở dầu chảy thẳng lên đường 8
+Nhiệt độ cao quá mức qui định van 13 đóngdầu chảy qua két làm mát rồi chảy về các te
Hoạt động 1
Tìm hiểu nh
File đính kèm:
- giaoan DONG CO.doc