Mục tiêu
Sau bài này, GV cần phải làm cho HS :
- Nhận dạng được một số chi tiết và bộ phận của động cơ.
- Phân biệt được một số chi tiết của động cơ
- Có ý thức tổ chức kỉ luật và an toàn lao động.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài số 31: Tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốt trong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trương THPT Lý Nhân Giáo án:
Bộ môn: Công nghệ lớp 11 Số tiết : 02
giáo án thực hành
Bài số:31
Tên bài: Tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốt trong
A.Mục tiêu
Sau bài này, GV cần phải làm cho HS :
- Nhận dạng được một số chi tiết và bộ phận của động cơ.
- Phân biệt được một số chi tiết của động cơ
- Có ý thức tổ chức kỉ luật và an toàn lao động.
B.Chuẩn bị bài dạy
1.Chuẩn bị của giáo viên.
a.Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 31 - SGK công nghệ 11
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài dạy.
b.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
- Một số tranh ảnh, băng hình về các loại động cơ đốt trong và phương tiện trình chiếu.
- Phương pháp dạy học chủ đạo là phương pháp dạy học thực hành, có thể kết hợp với dạy học theo nhóm.
- Thiết kế bài dạy, các bước thực hành.
- Dự kiến chia nhóm thực hành.
- Chuẩn bị phiếu thực hành để HS ghi chép theo mẫu sau:
Mẫu số 1
Số
TT
Tên
Động cơ
Nước
sản xuất
Năm
sản xuất
Công suất
Loại
nhiên liệu
Phươngpháp
làm mát
Kiểu bố
trí xupap
Ghi chú
Mẫu số 2
Số
TT
Chi tiết, bộ phận được quan sát
Tên gọi
Nhiệm vụ-Công dụng
Thuộc cơ cấu, hệ thống
* Chuẩn bị dụng cụ, địa điểm:
- GV lập kế hoạch thực hành, chọn địa điểm.
- Thiết bị thực hành: Động cơ nguyên chiếc và các bộ phận, chi tiết của động cơ đã tháo rời, tranh ảnh giáo khoa về động cơ
- Dụng cụ tháo lắp.
- Gẻ lau, xà phòng, dầu điêzen.
c.Chuẩn bị phương pháp:
Sử dụng các phương pháp dạy thực hành:
+Thuyết trình giảng thuật.
+Hướng dẫn quan sát có vấn đáp.
+Hoạt động nhóm.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài 31.
- Vở ghi, mẫu báo cáo thực hành.
- Trang phục của buổi thực hành(quần áo bảo hộ lao động).
C.Tiến trình tổ chức dạy học thực hành
1. ổn định lớp:
2.Phổ biến yêu cầu bài thực hành:
- Nội dung 1: Quan sát động cơ nguyên chiếc.
- Nội dung 2: Quan sát các bộ phận, các chi tiết.
- Ghi chép khi quan sát (theo mẫu 1 và mẫu 2).
- Chia nhóm thực hành.
- Giữ kỷ luật, thực hiện nội quy xưởng trường, đẩm bảo an toàn trong khi thực hành.
3.Nội dung bài thực hành:
Hoạt động 1:Nhận dạng động cơ nguyên chiếc
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát động cơ, đọc các thông số ghi trên nhãn máy (nếu có) rồi ghi vào phiếu thực hành theo mẫu số 1. Sau đó GV có thể nêu tên một số loại ĐCĐT đang được sử dụng trong thực tế ở địa phương và yêu cầu HS tự xác định loại nhiên liệu mà động cơ sử dụng, số xilanh của động cơ, phương pháp làm mát, kiểu bố trí xupap v.v...
- GV : có thể đặt một số câu hỏi sau:
+ Nếu nắp máy động cơ có 1 bugi thì động cơ đó dùng nhiên liệu gì ? có mấy xilanh ?
+ Nếu trên nắp máy có 4 vòi phun thì động cơ đó dùng nhiên liệu gì ? có mấy xilanh ?
+ Nếu vỏ ngoài thân xilanh và nắp máy không có cánh tản nhiệt thì động cơ đó làm mát bằng nước hay bằng không khí ?
- HS quan sát trên động cơ và trả lời câu hỏi GV đã dặt ra.
* Chú ý: Nếu HS chưa nhận dạng được các bộ phận, chi tiết như vòi phun, bugi ... thì GV phải giới thiệu trước, sau đó mới yêu cầu HS nhận dạng động cơ.
I/ Quan sát,nhận dạng động cơ nguyên chiếc
- Quan sát hình dạng, kích thước và sự bố trí các bộ phận bên ngoài.
- Dựa vào một số đặc trưng để nhận biết động cơ.
- Đọc các thông số ghi trên nhãn máy.
- Ghi phiếu thực hành mẫu số 1.
Hoạt động 2: Nhận dạng một số chi tiết, bộ phận của động cơ
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Nhận dạng một số chi tiết, bộ phận của động cơ.
- GV: yêu cầu HS quan sát các bộ phận, chi tiết thuộc các cơ cấu và hệ thống chính của động cơ rồi ghi kết quả vào phiếu thực hành theo mẫu số 2.
Cũng như ở hoạt động 1, thường đây là lần đầu tiên HS được nhìn thấy các bộ phận, chi tiết này nên GV cần có gợi ý, giải thích kịp thời. Hướng gợi ý có thể là đề nghị HS liên hệ với các sơ đồ, hình vẽ trong SGK. Trong trường hợp hình trong SGK là sơ đồ khối thì GV cần phải giải thích rõ hơn.
II/ Quan sát, nhận dạng một số chi tiết, bộ phận của động cơ.
- Quan sát, nhận biết tên gọi và xác định nhiệm vụ của một chi tiết, bộ phận.
- Xác định các chi tiết, bộ phận đó thuộc cơ cấu, hệ thống nào của động cơ.
- Ghi kết quả nhận biết vào phiếu thực hành mẫu số 2.
4.Tổng kết-đánh giá và hướng dẫn về nhà:
*Tổng kết-đánh giá
- Thu báo cáo thực hành của các nhóm HS.
- Đọc nhanh và nhận xét kết quả.
- Đánh giá ý thức chuẩn bị và tinh thần, thái độ học tập của HS.
* GV hướng dẫn tự học
GV đề nghị HS quan sát các động cơ, thiết bị động lực trong thực tế sản xuất và đời sống, nêu cụ thể một loại và trả lời được một số câu hỏi sau:
- Động cơ đó dùng trên thiết bị nào.
- Động cơ đó dùng nhiên liệu gì.
- Cơ cấu phân phối khí của động cơ đó dùng xupap hay van trượt.
- Cơ cấu phân phối khí của động cơ đó dùng xupap treo hay đặt.
- Động cơ đó có mấy xilanh.
- Động cơ đó dùng phương pháp làm mát bằng nước hay bằng không khí.
* GV hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu HS ôn tập toàn bộ chương 5,6 để kiểm tra 1 tiết (tiết 40)
D. Nhận xét và rút ra kinh nghiệm bài giảng.
Thông qua tổ bộ môn Giáo viên hướng dẫn Ngày tháng năm 2009
Người soạn
Đinh Hữu Quân
File đính kèm:
- bai 31.doc