Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bổ sung cách vẽ hình chiếu

Ngoài cách vẽ hình chiếu như SGK đã nêu (vẽ khối bao ngoài và cắt bỏ từng phần” giáo viên có thể bổ xung câc cách vẽ mà nhiều thày cô đã giảng vẽ dựa vào định nghĩa hình chiếu. Cách vẽ này giúp học sinh dễ dàng vẽ được các hình chiếu của bài tập vẽ hình chiếu trang 21.

 Sách giáo khoa cũ trang 38 có định nghĩa hình chiếu: “Hình chiếu là hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát. Khi cần thiết phải thể hiện phần không nhìn thấy của vật thể, cho phép dùng nét đứt để vẽ”

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bổ sung cách vẽ hình chiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỔ XUNG CÁCH VẼ HÌNH CHIẾU Ngoài cách vẽ hình chiếu như SGK đã nêu (vẽ khối bao ngoài và cắt bỏ từng phần” giáo viên có thể bổ xung câc cách vẽ mà nhiều thày cô đã giảng vẽ dựa vào định nghĩa hình chiếu. Cách vẽ này giúp học sinh dễ dàng vẽ được các hình chiếu của bài tập vẽ hình chiếu trang 21. Sách giáo khoa cũ trang 38 có định nghĩa hình chiếu: “Hình chiếu là hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát. Khi cần thiết phải thể hiện phần không nhìn thấy của vật thể, cho phép dùng nét đứt để vẽ” Có thể đưa ra các bước để vẽ hình chiếu như sau Bước 1: Xác định hướng chiếu Cần lưu ý cho học sinh bước này có ý nghĩa rất quan trọng vì hình chiếu đứng là hình chiếu chính của bản vẽ, phải phản ánh rõ nét nhất hình dạng vật thể nên phải chọn hướng chiếu từ trước đảm bảo được yêu cầu này. Bước 2: Căn cứ vào mỗi hướng chiếu đã xác định xác định bề mặt nhìn thấy, nét thấy, bề mặt khuất, nét khuất và tiến hành vẽ mờ theo thứ tự : Hình chiếu đứng, Hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh. Bước 3: Tô đậm và ghi kích thước Trước khi tô đậm cần kiểm tra sửa chữa sai sót bước vẽ mờ (bỏ nét thừa, bổ xung nét thiếu) Dùng bút chì mềm tô đậm. Sau đó ghi kích thước. Xin lấy một vài ví dụ khi thực hiện bài tập vẽ hình chiếu trang 21: Vẽ hình chiếu tấm trượt dọc Từ trái Từ trên Từ trước 1-Xác định hướng chiếu: 2- Quan sát xác định bề mặt thấy khuất, tiến hành vẽ HÌNH CHIẾU ĐỨNG Vẽ hình chiếu đứng Bề mặt thấy Bề mặt thấy HÌNH CHIẾU BẰNG Vẽ hình chiếu bằng Vẽ hình chiếu cạnh HÌNH CHIẾU BẰNG Bề mặt thấy Trong bài tập này tác giả sách giáo khoa vẽ hình chiếu trục đo với chiều dài theo trục 0/y/ , (Đáng lẽ chiều dài phải theo trục chiều rộng theo trục 0/x/) , chiều rộng theo trục 0/x/, (Đáng lẽ chiều rộng phải theo trục chiều rộng theo trục 0/y/) Vì vậy học sinh rất khó vẽ hình chiếu cạnh vì không quan sát được bề mặt bên trái. Có đồng nghiệp khuyên chọn hướng chiếu xoay với cách này 90o tôi đã vẽ nhưng các hình chiếu rất khó hình dung ra vật thể. Tuy vậy với cách vẽ này vẫn có thể suy mặt trái của vật thể tương tự như nhìn mặt phải nhưng phải chú ý chiều quan sát và phải xoay ngược lại 180o. Kết quả ta được các hình chiếu như sau: 20 z 28 z/ y/ x/ z/ y/ O/ 31 9 14 23 68 z/ x/ Từ trên Để học sinh dễ làm bài tập hơn có thể vẽ lại hình chiếu trục đo của vật thể như hình sau. Với hình vẽ này việc xác định hướng chiếu tối ưu (Hình chiếu đứng thể hiện chiều dài và chiều cao, hình chiếu bằng thể hiện chiều dài và chiều rộng, hình chiếu cạnh thể hiện chiều rộng và chiều cao) à quan sát các bề mặt vật thể được dễ dàng Từ trên Từ trái Từ trước Rất mong sự góp ý của các thày cô. ĐT 0915854725

File đính kèm:

  • docBo xung cach ve hinh chieu.doc
Giáo án liên quan