Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Chủ đề 6, 7: Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết năng lực bản thân là gì?

- Biết những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực bản thân.

- Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình.

- -Bước đầu chủ động tự tin trong việc lựa chọn hướng đi sau THCS

II. PHƯƠNG PHÁP :

Thuyết giảng, phát vấn.

III. TÀI LIỆU:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Chủ đề 6, 7: Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : Số tiết : PPCT: Chủ đề 6+7: Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình Hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của trung ương và địa phương MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Biết năng lực bản thân là gì? Biết những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực bản thân. Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình. -Bước đầu chủ động tự tin trong việc lựa chọn hướng đi sau THCS PHƯƠNG PHÁP : Thuyết giảng, phát vấn. III. TÀI LIỆU: IV.BÀI MỚI: Ôn định Bài cũ Bài mới Muốn định hướng nghề nghiệp đúng, chọn nghề phù hợp trước hết là phải tìn hiểu, đánh giá đúng bản thân. Đánh giá đúng bản thân là một việc khó. Nhà triết học kiêm toán học cổ Hy Lạp Thales đã phải thốt lên: “Điều khó nhất là tìm ra mình”. Goeth, đại thi hào người Đức từng nói: “Người thông minh không phải là người biết nhiều mà là người biết mình” HS dựa vào hai loại tâm lý cơ bản vừa học để thử xác định bản thân thuộc loại tâm lý cơ bản nào? Theo em, loại tâm lý hướng nội thích hợp cho những loại nghề gi? Giải thích? Tâm lý hướng ngoại thích hợp cho loại nghề gì? Giải thích? . TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ ĐÚNG BẢN THÂN. Đánh giá đúng bản thân là rất kho,ù nhưng xác định được những năng lực tiềm tàng nói chung, năng lực nghề nghiệp nói riêng, những mặt mạnh, sở trường, những hạn chế, mặt yếu một cách khách quan là rất quan trọng. Nó quyết định vị thế xã hội và cuộc sống của mỗi con người trong cả cuộc đời lao động lập nghiệp của mình. HAI LOẠI TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI. Loại hướng nội: Tư tưởng, tình cảm hướng vào trong. Loại này có những đặc điểm: Thích những cái gì về tinh thần. Viết hay hơn nói và làm. Giao thiệp vụng về. Đa cảm, hay hờn dỗi. Dễ lúng túng, hay bị mắc cở và ít khi cười to khi vui vẻ với bạn thân. Đúng giờ, cẩn thận, sạch sẽ và chú trọng tới từng chi tiết nhỏ. Do dự và hay thay đổi. Thích ở một mình, thích làm những công việc ít phải đụng chạm với người khác. Hay tranh luận và rất hăng hái trong việc bảo vệ ý kiến của mình. Loại hướng ngoại: Có những đặc điểm sau: Thích hoạt động thể thao ngoài trời. Nói trôi chảy mà có duyên. Thích có nhiều bạn. Không mấy khi hờn dỗi và có bị chỉ trích gì cũng mặc không thèm để ý đến. Không mấy khi lúng túng, luôn tự nhiên. Không bị mắc cở, hoạt bát trước đám đông, luôn chủ động, thích cười. Nhanh nhẹn, vui vẻ, xét đoán và quyết định nhanh chóng mọi tình huống. Mạnh bạo, quả quyết thích làm việc nơi nào có nhiều người. Không thích tranh luận, trả giá. NHỮNG HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP. Hoạt động thần kinh cao cấp của mỗi con người chi phối một hành vi của con người. Những con người khác nhau có những hoạt động thần kinh cấp cao rất khác nhau, tức là có tính khí khác nhau. Các nhà tâm lý học chia tính khí của con người ra làm bốn nhóm điển hình: Loại nóng. Loại linh hoạt. Loại điềm tĩnh. Loại ưu tư. IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CẦN ĐẶC BIỆT CHÚ Ý KHI CHỌN NGHỀ: Hứng thú: Là một dạng biểu hiện của sự thoả mãn nhu cầu liên quan đến một đối tượng có ý nghĩa tạo nên sự say mê và khoái cảm. Khi hứng thú, chủ thể (tức con người) chú ý và cố gắng hành động.. Từ đó được một tiền đề quan trọng để mai sau có thể thành đạt trong nghề lựa chọn. Muốn chọn nghề một cách tự giác, phù hợp, điều đầu tiên con người phải tự trả lời xem có thích nghề đó hay không? Bởi vì ý chí, hứng thú, lòng say mê là cái lò xo thúc đẩy cỗ máy con người hoạt động một cách tích cực và có hiệu quả. Năng lực: Cuộc sống hằng ngày đã cho thấy nhiều người muốn làm một nghề nào đó, nhưng lại phải chọn nghề khác, hoặc không đạt được kết quả trong nghề như mong muốn. Một trong những nguyên nhân cơ bản là ở họ thiếu năng lực để có thể thực hiện theo những yêu cầu khách quan của nghề đặt ra đối với người lao động. Không có năng lực con người làm việc gì cũng khó, chậm chạp, năng suất thấp kém và lúng túng trước những tình huống mới. Năng lực là những đặc điểm cá nhân giúp con người hoạt động thành công ở một lĩnh vực, một nghề nào đó. Động cơ nghề nghiệp: Động cơ được hiểu là toàn bộ những lý do thôi thúc hành động, là những mục tiêu và giá trị có ý nghĩa khiến con người không thể không vươn tới bằng chính năng lực và ý chí của mình. Động cơ và nhu cầu có liên quan chặt chẽ với nhau, và thường được hiểu động cơ nghề nghiệp như một nhu cầu của con người cần đạt được khi chọn nghề và hành nghề. 4>. Củng cố: Tại sao tìm hiểu và đánh giá đúng bản thân là rất cần thiêt cho việc định hướng nghề nghiệp tương lai? Qua đối chiếu với điều đã học bản thân em thuộc loại tâm lý nào? Thích hợp với những loại ngành nghề nào?

File đính kèm:

  • docchu de 6&7.doc
Giáo án liên quan