Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Cơ cấu phân phối khí

. Mục tiêu bài học:

 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

 - Về kiến thức: Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí.

 - Về kỹ năng: Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.

 - Về thái độ: Có ý thức phân biệt được hai loại cơ cấu phân phối khí dùng xupap

2. Phuơng tiện, đồ dùng dạy học: Bảng từ, nam châm, phấn, sgk, thước, tranh vẽ hình 24.2 trang 112 sgk khổ a2.

3. Phương pháp dạy học: Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Cơ cấu phân phối khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LÝ THUYẾT Bài số: 24 Trường: THPT Trần Quốc Toản Năm học: 2010-2011 Môn học: Công nghệ Lớp: 11cb3 Bài dạy: CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ Ngày dạy: 20/2/2012 Số tiết: 1 1. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: - Về kiến thức: Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí. - Về kỹ năng: Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí dùng xupap. - Về thái độ: Có ý thức phân biệt được hai loại cơ cấu phân phối khí dùng xupap 2. Phuơng tiện, đồ dùng dạy học: Bảng từ, nam châm, phấn, sgk, thước, tranh vẽ hình 24.2 trang 112 sgk khổ a2. 3. Phương pháp dạy học: Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại. 4. Tiến trình dạy học: 4.1. Tổ chức lớp( ổn định lớp): 1-2 ph + Điểm danh + Thông báo những tin tức cần thiết có liên quan đến học sinh. 4.2. Kiểm tra bài cũ: (10ph) GV lần lượt gọi 2 em học sinh lên trả bài: ? Hãy nêu nhiệm vụ và cấu tạo của piston? ? Hãy nêu nhiệm vụ và cấu tạo của thanh truyền? ? Tại sao ở đầu nhỏ và đầu to của thanh truyền cần phải lắp bạc lót hoặc ổ bi? ? Trên má khuỷu làm thêm đối trọng để làm gì? 4.3. Trình bày bài mới: 29ph 4.3.1. Mở đầu: 2 ph Chúng ta đang tìm hiểu chương 6: Cấu tạo động cơ đốt trong. Ở 2 tiết trước cô đã hướng dẫn các em biết được nhiệm vụ, cấu tạo của thân máy, nắp máy cũng như cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một cơ cấu nữa đó là cơ cấu phân phối khí. (Nêu mục tiêu như đã nói ở trên.) 4.3.2. Giảng bài mới: 27ph Thời gian Nội dung Hoạt đông giáo viên Hoạt động học sinh 10ph Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại cơ cấu phân phối khí I. Nhiệm vụ và phân loại 1. Nhiệm vụ: Đóng ,mở cửa nạp, thải đúng lúc để động cở thực hiện quá trình nạp khí và xylanh và thải khí ra ngoài. 2. Phân loại: gồm 2 loại - Cơ cấu phân phối khí dùng xupap + Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt. + Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo. - Cấu tạo phân phối khí dùng van trượt. - Yêu cầu học sinh đọc trong sgk và trả lời câu hỏi: ? Các em hãy cho cô biết cơ cấu phân phối khí để làm gì? - Nhận xét câu trả lời của hs. - Ghi nội dung nhiệm vụ lên bảng. - Vẽ sơ đồ phân loại cơ cấu phân phối khí lên bảng. - Giới thiệu các loại cơ cấu phân phối khí. - Đọc trong sgk và trả lời câu hỏi của gv. - Lắng nghe và chép bài vào vở. - Quan sát lên bảng , lắng nghe gv và ghi bài vào vở. 17ph Hoạt động 2: Giải thích cấu tạo và nguyên lý làm việc cảu cơ cấu phân phối khí dùng xupap II. Cơ cấu phân phối khí dùng xupap. 1. Cấu tạo: a. Xupap treo: Mỗi xupap được dẫn động bởi một cam, con đội, đũa đẩy và cò mổ riêng. 1. Trục cam và cam 2. Con đội 3. Lò xo xupap 4. Xupap 5. Nắp máy 6. Trục khuỷu 7. Đũa đẩy 8. Trục cò mổ 9. Cò mổ 10. Bánh răng phân phối b. Xupap đặt: Có cơ cấu đơn giản hơn. Do xupap được đặt trong thân máy nên con đội trực tiếp dẫn động xupap mà không cần đũa dẩy hay cò mổ. Tuy cơ cấu phân phối khí xupap treo có cấu tạo phức tạp nhưng có ưu điểm hơn là buồng đốt gọn hơn, đảm bảo nạp đầy và thải sạch, dễ điều chỉnh khe hở xupap nên được dùng phổ biến. 2. Nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap treo Khi động cơ làm việc trục cam và cam 1 được trục khuỷu 6 dẫn động thông qua cặp bánh răng 10. - Khi vấu cam 1 tác động lên con đội 2 sẽ đi lên, qua đũa đẩy 7 làm cho cò mổ 9 quay theo chiều kim đồng hồ quanh trục 8 làm cho xupap 8 bị ép xuống làm cho cửa nạp, của thải mở. Khi xupap mở thì lò xo bị nén lại. - Khi vấu cam quay ra, nhờ lực hồi vị của lò xo, các chi tiết của cơ cấu trở lại vị trí cũ, cửa nạp lại được đóng kín. - Nhờ một em hs treo hình vẽ 24.2 đã chuẩn bị sẵn lên giữa bảng. - Yêu cầu cả lớp chú ý lên hình vẽ. - Giải thích và chỉ từng bộ phận cho hs nắm. Đặt câu hỏi cho hs: ? Hãy nhìn vào hình 24.2 em hãy phân biệt sự khác nhau giữa cơ cấu phân phối khí xupap đặt và xupap treo? - Nhận xét câu trả lời của hs. ? Các em hãy cho cô biết giữa hai loại cơ cấu phân phối khí trên thì loại nào được dùng phổ biến và ưu điểm của nó? - Nhận xét câu trả lời của hs - Vừa nói vừa chỉ trình tự làm việc của các chi tiết trong cơ cấu. - Giải thích chậm lại một lần nữa. - Yêu cầu một hs giải thích lại nguyên lý làm việc. - Nhận xét. - Quan sát lên hình vẽ. - Lắng nghe và ghi nhớ từng bộ phận. - Nhìn lên bảng quan sát hình vẽ và giơ tay trả lời câu hỏi. - Lắng nghe. - Tiếp tục nhìn lên hình vẽ và suy nghĩ trả lời. - Lắng nghe. - Quan sát và lắng nghe gv. - Đứng lên giải thích. - Lắng nghe và ghi chép lại. 4.4. Củng cố: (3ph) ? Em nào có thể nhắc lại nhiệm vụ và phân loại cơ cấu phân phối khí? ? Hãy nêu cấu tạo cơ cấu phân phối khí xupap treo? 4.5. Giao bài: (1ph) Các em về nhà học bài này vẽ hình 24.2 vào vở và xem trước bài mới. SVTT: TRẦN THỊ THẢO

File đính kèm:

  • docbai 24 co cau phan phoi khi.doc