Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Mạch đảo chiều gián tiếp (Tiếp theo)

Mục đích học tập :

ỉ Kiến thức : Học sinh nắm vững được nguyên lý làm việc của mạch điện và hiểu được cách khống chế liên động bảo vệ của mạch.

ỉ Kỹ năng: Thực hiện thành thạo đấu dây, biết kiểm tra, vận hành và sửa chữa các pan sự cố trong mạch điện.

ỉ Thái độ: Nghiêm túc, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong thực tập.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Mạch đảo chiều gián tiếp (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thực hành : số 02 Thời gian thực hiện : ca Lớp : Điện CN & DD - K1 Thực hiện ngày tháng 10 năm 2008 Tên bài : mạch đảo chiều gián tiếp (Dùng nút bấm) Mục đích học tập : Kiến thức : Học sinh nắm vững được nguyên lý làm việc của mạch điện và hiểu được cách khống chế liên động bảo vệ của mạch. Kỹ năng: Thực hiện thành thạo đấu dây, biết kiểm tra, vận hành và sửa chữa các pan sự cố trong mạch điện. Thái độ: Nghiêm túc, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong thực tập. I. ổn định lớp : Thời gian :1 phút 1. Sĩ số lớp : ............................... 2. Số học sinh vắng : .................. Tên : ........................................................ 3. Kiểm tra công tác chuẩn bị thực hành . . Thời gian: 2 phút II. Kiểm tra kiến thức cũ A. Câu hỏi : . Để đảo chiều quay động cơ không đồng bộ ba pha phải có phương pháp nào ? tại sao ? B. Học sinh trả lời: . Để đảo chiều quay động cơ không đồng bộ ba pha ta chỉ cần đổi vị trí hai trong 3 pha của nguồn điện cấp vào động cơ dẫn đến chiều quay của động cơ sẽ đảo ngược lại. Tại vì do vị trí các pha vào thay đổi thì thứ tự chiều dòng điện 3 pha đi vào 3 cuộn dây Stato cũng thay đổi theo do vậy từ trường quay của động cơ cũng thay đổi Họ tên ....................................................... Đánh giá .................................................... ....................................................... III. Hướng dẫn bài mới Thời gian: 42ph 1. Đồ dùng phương tiện dạy học : - Máy chiếu Projector; -Phấn, bảng; - Máy tính; -Hồ sơ bài giảng; - Phiếu hướng dẫn; - Panel thiết bị điện -Bàn thực hành điện công nghiệp ; 2. Trọng tâm bài Mạch điện đảo chiều quay động cơ gián tiếp (sử dụng nút bấm) 3. Nội dung và phương pháp giảng dạy TT Nội dung giảng dạy Phương pháp giảng dạy Thời gian A Hướng dân ban đầu P.P.Dạy P.P.Học phút . I.Mục tiêu học tập : 1. Kiến thức : Học sinh nắm vững nguyên lý làm việc của mạch điện và hiểu được cách khống chế liên động bảo vệ của mạch. 2. Kỹ năng: Thực hiện thành thạo các bước đấu dây, biết kiểm tra,vận hành và sửa chữa các pan sự cố trong mạch điện. 3.Thái độ: Nghiêm túc, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong thực tập II . Giới thiệu thiết bị, dụng cụ, vật liệu: Thiết bị : +Pa nel thiết bị điện + Động cơ không đồng bộ 3 pha ro to lồng sóc + Bàn thực hành điện công nghiệp 2. Dụng cụ : Bút thử điện, đồng hồ vạn năng, đồng hồ Mêgôm, đồng hồ Ampe kìm, Kìm điện, Tuốc lô vít , bộ dây điện đấu bảng. 3. Trang bị bảo hộ lao động : Quần áo giày dép BHLD 4. Vật liệu + Dây điện Cu/ PVC 1x2.5 mm2 đấu dây cấp nguồn cho bàn thực hành. +Băng dính cách điện IIi . Trình tự các bước thực hiện A: Lý thuyết Phân tich sơ đồ nguyên lý của mạch 1. Trang bị điện Mạch gồm : AT: Atomát 3 pha MCCB-20 . K1: khởi động từ GMC - 9 cấp điện cho động chạy theo chiều thuận. K2: khởi động từ GMC -9 cấp điện cho động chạy theo chiều nghịch. Th: Rơ le nhiệt.2A-4A ĐC : Động cơ KĐB xoay chiều 3 pha 0.75 KW/ Y/380V PB1: Nút dừng động cơ PB2: Nút mở động cơ chạy thuận . PB3: Nút mở động cơ chạy nghịch. BA : Biến áp mạch điều khiển CC : Cầu chì 5A/220v cho mạch điều khiển D1,D2,D3, Đèn báo pha 2.Nguyên lý làm việc: a/ Mở máy: Bật átomát AT cấp điện cho mạch động lực và điều khiển động cơ. - Chạy thuận: Nhấn nút mở PB2 cuộn hút khởi động từ K1có điện tác động đóng 3 tiếp điểm chính bên mạch động lực cấp điện cho động cơ ĐC làm việc chạy ở chế độ thuận.Đồng thời bên mạch điều khiển các tiếp điểm phụ của K1 cũng làm việc. Tiếp điểm thường đóng ở mạch ĐK3 mở ra khống chế không cho K2 có thể làm việc đồng thời với K1và tiêp điểm thường mở K1 ở mạch ĐK2được đóng lại để duy trì cho chính K1 Khi ta bỏ tay khỏi nút nhấn PB2. - Chạy nghịch: Muốn ĐC chạy ở chế độ nghịch ta phải nhấn nút dừng PB1 bên mạch điều khiển ĐK1 ngắt nguồn điện điều khiển cấp vào khởi động từ K1 làm cuộn hút K1 mất điện nhả 3 tiếp điểm chính bên mạch động lực ra, động cơ ĐC cắt điện ngừng làm việc ở chế độ thuận. Sau khi nhấn nút PB1 ta nhấn nút mở PB3 cuộn hút khởi động từ K2 có điện tác động đóng 3 tiếp điểm chính bên mạch động lực cấp điện cho động cơ làm việc chạy ở chế độ nghịch. Đồng thời bên mạch điều khiển các tiếp điểm phụ của K2 cũng làm việc. Tiếp điểm thường đóng ở mạch ĐK1 mở ra khống chế không cho K1 làm việc đồng thời với K2 còn tiếp điểm thường mở K2 ở mạch ĐK 4 được đóng lại để duy trì cho chính K2 Khi ta bỏ tay khỏi nút nhấn PB3. b/Dừng máy: Khi động cơ đang làm việc ở chế độ thuận hoặc nghịch. Muốn ĐC ngừng làm việc ta nhấn nút dừng PB1 thì bên mạch điều khiển ĐK1 ngắt nguồn điện cấp vào khởi động từ K1 hoặc bên mạch điều khiển ĐK3 ngắt nguồn điện cấp vào khởi động từ K2 dẫn đến cuộn hút của K1 hoặc K2 sẽ bị ngắt điện và nhả 3 tiếp điểm chính của K1,K2 bên mạch động lực ra động cơ ĐC mất điện ngừng làm việc ở chế độ thuận hoặc chế độ nghịch. c/ Liên động không chế và bảo vệ - Bảo vệ ngắn mạch: + Cầu chì CC, Atomat AT sẽ tác động khi mạch động lực hay điều khiển có sự cố chạm chập. + Rơ le nhiệt Th sẽ tác động khi ĐC làm việc bị quá tải hoặc chạy ở chế độ mất một trong 3 pha. + Còn trong mạch điều khiển có sự khống chế nhau bằng tiếp điểm thường đóng không cho K1 và K2 làm việc cùng 1 lúc. Tránh sự cố ngắn mạch 2 pha. B. Trình tự các bước thực hành 1. Nghiên cứu sơ đồ lắp ráp a/Thao tác: - Đọc bản vẽ nắm bắt nguyên lý làm việc và các liên động khống chế trong mạch điện, phân tích, tìm hiểu các vị trí thiết bị của sơ đồ lắp ráp trên các panel thiết bị điện của bàn thực hành . b/ Dụng cụ vật tư +Bản vẽ nguyên lý. + Các pa nel thiết bị điện kèm sơ đồ lắp ráp trên bàn thực hành điện công nghiệp c/Yêu cầu kỹ thuật - Nắm vững về nguyên lý làm việc của mạch, quan sát xác định vị trí các ký hiệu tiếp điểm, điểm đấu của các trang thiết bị điện trong sơ đồ nguyên lý để áp dụng vào sơ đồ lắp ráp trên bàn thực hành . 2. Chuẩn bị phương tiện dụng cụ a/Thao tác + Pa nel nguồn + Panel nút bấm. +Panel khởi động từ và rơ le nhiệt. + Panel đấu dây động cơ + Bộ dây jắc cắm đấu bảng + Bộ dây cấp nguồn 3 pha + Động cơ không đồng bộ xoay chiều 3 pha b/ Dụng cụ vật tư thiết bị +Đồng hồ vạn năng. +Đồng hồ Mêgôm +Đồng hồ Am pe kìm +Bút thử điện +Kìm điện +Tô vít c.Yêu cầu kỹ thuật - Dựa theo đặc tính kỹ thuật của sơ đồ nguyên lý mạch điện để lựa chọn trang thiêt bị phù hợp kỹ thuật với sơ đồ lắp ráp trong mạch . 3. Kiểm tra chất lượng khí cụ điện a/ Thao tác -Kiểm tra: +Các thông số kỹ thuật ghi trên các trang thiết bị điện. + Các tiếp xúc, điểm đấu nối và vị trí, ký hiệu của các thiết bị điện phải trùng với sơ đồ lắp ráp trên pa nel đã chọn. +Các thông số của động cơ (R cách điện,Uđm,Iđm, kiểu đấu dây). b/ Dụng cụ vật tư thiết bị +Đồng hồ vạn năng. +Đồng hồ Mê gôm +Đồng hồ Apekìm + Kìm điện, tô vít . c/yêu cầu kỹ thuật + Phần cơ phải trơn nhẹ không bị mắc kẹt,làm việc phải dứt khoát rõ ràng. + Phần điện phải đảm bảo các thông số kỹ thuật điện của bản vẽ . 4. Tiến hành đấu mạch a/Thao tác +Đấu dây mạch động lực vào Pa nel + Đấu dây mạch điềukhiển vào Pa nel. + Đấu dây cấp điện cho Pa nel động cơ +Đấu dây cấp nguồn vào bàn thực hành b/Dụng cụ vật tư +Bộ dây Jắc cắm đấu bảng, +Bộ dây cấp nguồn cho bàn thực hành. +Đồng hồ vạn năng,kìm điện, tô vít c/Yêu cầu kỹ thuật + Đấu dây theo trình tự và theo ký hiệu bản vẽ. + Điểm đấu dây đến ở trên thì điểm đấu dây đi ở dưới. +Điểm dây vào dây bên trái thì điểm ra dây ở bên phải. +Đi dây phải gọn gàng, đảm bảo an toàn điện và đạt yêu cầu kỹ thuật . 5. Kiểm tra và vận hành a/Thao tác -Kiểm tra mạch + Mạch động lực đo thông mạch lần lượt từng pha từ sau Atomát tổng đến pa nel động cơ. +Mạch điều khiển kiểm tra thông mạch theo từng nhánh mạch điều khiển ĐK1.ĐK2,ĐK3,ĐK4 . -Vận hành 1- Mở máy: Bật Attomat 3pha AT 2- Chạy thuận: Nhấn nút PB2 . 3- Chạy nghịch: Nhấn nút PB3. 4- Dừng chạy thuận hoặc nghịch: Nhấn nút PB1 5- Dừng máy : Nhấn nút PB1 và tắt . . Attomat 3pha AT. 6-Dừng sự cố quá tải hoặc động cơ làm việc ở chế độ 2 pha. (Sự tác động của Rơ le nhiệt - Th) b/Dụng cụ + Bút thử điện +Đồng hồ vạn năng +Đồng hồ Am pekìm c/Yêu cầu kỹ thuật +Sử dụng bản vẽ nguyên lý kết hợp sơ đồ lắp ráp trên pa nel thiết bị và kết hợp các dụng cụ đo để kiểm tra +Tiến hành kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở +Đo điện áp xoay chiều ở thang đo vôn VAC. 250v-1000v + Nguồn điện vào bàn thực hành đủ3pha 380v và điện áp mạch điều khiển là 220v + Chạy thử mạch điện đạt yêu cầu trước lắp động cơ vào mạch . + Đấu động cơ vào mạch vận hành lại phải kiểm tra điện áp, và dòng làm việc của động cơ ở cả hai chế độ. IV.Những sai xót, nguyên nhân và biên pháp khắc phục 1.Độngcơ chỉ chạy theo một chiều + Nguyên nhân do mạch động lực đấu không đúng. + Biện pháp khắc phục kiểm tra lại mạch động lực theo bả vẽ. Mạch điều khiển không làm việc +Nguyên nhân do đấu nhầm tiếp điểm bên mạch điều khiển +Biện pháp khắc phục kiểm tra lại tiếp điểm khống chế và tiếp điểm duy trì bên mạch điều khiển theo bản vẽ nguyên lý. V.Phân công luện tập và định mức thời gian 1.Phân công luện tập và định mức thời gian 2.Định mức thời gian B. Hướng dẫn thường xuyên I. Kiểm tra sự chuẩn bị thiết bị và dụng cụ. II. Theo dõi quá trình luyện tập III. Giúp đỡ học sinh yếu kếm c. Hướng dẫn kết thúc Hướng dẫn kết thúc 1.Đánh giá kết quả luyện tập II. Giải đấp thắc mắc III.Rút kinh nghiệm ca học IV.Nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho bài thực hành sau. Thuyết trình Thuyết trình Đàm thoại, Trực quan Thuyết trình, Diễn giảng Trực quan Thuyết trình, Diễn giảng Thuyết trình, Diễn giảng Thao tác mẫu Thuyết trình, Đàm thoại Trực quan Thuyết trình Thuyết trình, Diễn giảng Trực quan Thuyết trình, Diễn giảng Nghe, ghi chép Nghe, ghi chép,suy nghĩ , trả lời, quan sát Nghe, ghi chép,quan sát. Nghe, ghi chép,quan sát Nghe, ghi chép,quan sát Nghe, ghi chép,suy nghĩ , trả lời,quan sát Nghe Nghe,ghi chép,suy nghĩ Nghe,ghi chép 1 1 1 8 5 2 5 9 4 5 2 160 20 Ngày tháng 10 năm 2008 Ban giám hiệu khoa (bộ môn) giáo viên Vũ Ngọc Hiển

File đính kèm:

  • docMo dun 21Mach khong che dong co KDB .doc
Giáo án liên quan