Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng sau:
+Kiến thức: Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa Piston.
+Kỹ năng: Kiểm tra, sửa chữa Piston đúng phương pháp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định, đạt chất lượng và đảm bảo an toàn.
+Thái độ: Tác phong công nghiệp ; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự:
- Hình thành lòng yêu nghề , quí trọng lao động.
- Thói quen đúng giờ.
- Kỹ thuật, kỷ luật lao động chính xác.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Sửa chữa píttông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LÝ THUYẾT SỐ: 6 Thời gian thực hiện: Lớp: CN ÔTÔ 2N
Số giờ đã giảng: Thời gian: 3 giờ
Thực hiện ngày tháng năm 2008
TÊN BÀI: SỬA CHỮA PÍTTÔNG
Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng sau:
+Kiến thức: Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa Piston.
+Kỹ năng: Kiểm tra, sửa chữa Piston đúng phương pháp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định, đạt chất lượng và đảm bảo an toàn.
+Thái độ: Tác phong công nghiệp ; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự:
- Hình thành lòng yêu nghề , quí trọng lao động.
- Thói quen đúng giờ.
- Kỹ thuật, kỷ luật lao động chính xác.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 4’
- Số học sinh vắng:.Tên: .
...
...
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 4’
Câu hỏi kiểm tra:
Dự kiến học sinh kiểm tra:
Tên
Điểm
III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian:
Đồ dùng và phương tiện dạy học:
Hồ sơ chuyên môn:
Phấn, Giáo án,.
Nội dung, phương pháp: Phương pháp thuyết trình, giảng giải, phân tích, đàm thoại.
TT
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
PHƯƠNG PHÁP
GIẢNG DẠY
Thời gian
Giáo viên
Học sinh
1
Píttông:
1h
- Nhiệm vụ: đảm bảo kín hơi trong buồng đốt, tiếp nhận năng lượng của thì nổ để truyền cho cốt máy bánh đà qua trung gian thanh truyền. Ngoài ra nhóm Piston còn có nhiệm vụ truyền nhiệt.
Trên động cơ xăng hai kỳ thì nhóm Piston còn có thêm nhiệm vụ phân phối khí.
- Cấu tạo:
Piston: được chế tạo bằng cách đúc khuôn sau đó gia công cơ lại cho chính xác. Vật liệu thường dùng là hợp kim nhôm- silíc hợp kim này nhẹ có tính năg đúc tốt, gia công dễ dàng, dẫn nhiệt tốt và ít bị dãn nở dưới tác dụng của nhiệt độ. (Piston bằng gang thường dùng cho động cơ có công suất thấp). Cấu tạo của Piston gồm 3 phần
? Đỉnh Piston: thường là một mặt bằng phẳng và đôi kh hơi nô lên để chịu đựng áp lực lớn. Đỉnh Piston sẽ tạo với nắp máy để trở thành buồng đốt khi Piston lên tới ĐCT
? Thân trên Piston: có khoét các vòng rãnh mà nơi đó để lắp xécmăng. Thân trên được đúc đày hơn thân dưới, đôi khi bên trong có đúc thêm những đường gân để tăng thêm độ cứng vững vì phần tren Piston nhận tất cả năng lực của thì nổ. Thân trên Piston bao giờ cũng nhỏ hơn thân dưới (001” cho mõi 1” đường kính) vì nó truyền 70% nhiệt của khí cháy cho xécmăng và xilanh( phần trên nhỏ hơn phần dưới 3÷5% đường kính để tránh dãn nở bó chặt trong xilanh)
Đối với động cơ xăng thì phần trên Piston chỉ có rãnh của bạc xécmăng hơi, không có rãnh của bạc nhớt và các rãnh trên Piston để gắn bạc có chốt(gờ) để ổn định vị trí của các bạc xécmăng.
? Thân dưới Piston: làm nhiệm vụ hướng dẫn Piston dịch chuyển trong lòng xilanh( khi Đ/c đạt được được nhiệt độ bình thường thì nhiệt độ tại phận đuôi Piston khoảng 1500C). thông thường chiều dài phần đuôi bằng đường kính Piston và khi lắp ráp Piston vào xilanh thì giữa phần đuôi Piston và thành xilanhluôn có khe hở dầu(001” cho 1” đường kính)
Khi động cơ đã cũ thì do ma sát mài mòn khe hở này gia tăng và ta sẽ nghe tiếng gỏ đều đặn vào thì nổ . Ngược lại nếu khe hở này quá nhỏ( làm mát và bôi trơn kém hay động cơ hoạt động quá tải) thì nhớt sẽ không lên đến xécmăng và phần trên Piston sẽ dãn nopử gây ra tình trạng bó chặt nhóm Piston trong lòng xilanh.(bó máy)
Để đề phòng sự dãn nở gây bó máy thì thân dưới Piston, có xẻ hai đưỡng rãnh, một rãnh ngang chứa bạc xécmăng dầu, rãnh này kết hợp với một rãnh đứng ở phần đuôi piston ( Giữa hai lỗ chốt Piston). Rãnh ngang để cản bớt nhiệt từ phần trên truyền xuống đuôi Piston, rãnh đứng dự phòng cho việc dãn nở. Nhiều động cơ dùng Piston có đuôi hình ôvan khi nguội, khi động cơ nóng Piston nếu có dãn nở thì dãn nở phía có đường kính nhỏ( vẫn đảm bảo khe hở đầu giữa Piston và xilanh). Có laọi Piston dùng đập cản nhiệt để cản nhiệt độ từ trên xuống phần đuôi Piston ( 1 rãnh ngay trên phần thân trên Piston trên bạc lửa). Cũng có loại phần đuôi Piston có đúc dính bên trong một vòng thép đặt biệt không dãn nở để giữ đường kính phần đuôi không dãn nở theo nhiệt độ.
2
Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra và sửa chữa Píttông
- Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng:
Kiểm tra sơ bộ độ rơ của trcụ Piston và sự chuyển động của nó trong lỗ Piston.
Dùng kìm tháo xécmăng, tháohai xécmăng làm kín.
Dùng tay tháo xécmăng dầu ra khỏi Piston.
Tháo trục Piston ra khỏi Piston và sắp xếp chúng có thứ tự.
Làm sạch đỉnh Piston, cạo sạch mụi than bám trong các rãnh xécmăng và rửa chúng thật sạch trước khi kiểm tra.
- Phương pháp kiểm, sửa chữa:
Kiểm tra khe hở lắp ghép giữa Piston và xilanh như sau:
? Dùng Panme kiểm tra đường kính của Piston theo phương vuông góc với trục Piston và cách đầu Piston một khoảng được cho của nhà chế tạo.
? Dùng dụng cụ kiểm tra xilanh, kiểm tra lòng xilanh theo phương vuông góc với trục Piston.
? Khe hở lắp ghép giữa Piston và xilanh không được vượt quá 0,12mm. Nếu khe hở vượt quá cho phép thay tất cả các Piston.
Kiểm tra khe hở chiều cao của xécmăng.
? Đưa xécmăng vào đúng rãnh của nó.
? Dùng cỡ lá để kiểm tra khe hở chiều cao của xécmăng.
? Khe hở chiều cao nằm trong khoảng 0,030 đến 0,070mm.
? Nếu rãnh Piston bị mòn thì phải thay Piston.
Kiểm tra khe hở miệng của xécmăng.
? Đưa xécmăng vào đúng vị trí xilanh của nó..
? Dùng đầu Piston đẩy xécmăng vào đúng vào đúng vị trí kiểm tra.
? Khe ở miệng tối đa của xécmăng làm kín là 1,20mm.
? Khe hở miệng tối đa của xécmăng dầu là 1,15mm.
Kiểm tra khe hở giữa lỗ Piston và chốt Piston.
Do trục Piston được chế tạo bằng thép hợp kim, dưới tác dụng của nhiệt độ thì nó giãn nở không đáng kể. Nhưng vật liệu làm Piston là hợp kim nhôm, có hệ số giãn nở lớn, do vậy dưới tác dụng của nhiệt độ lỗ Piston sẽ giãn nở lớn ra, nên khe hở lắp ghép sẽ gia tăng sinh ra va đập làm phá hủy màng dầu bôi trơn. Vì vậy, khi chế tạo khe hở lắp ghép giữa lỗ piston và trục Piston rất bé. Khe hở lắp ghép được kiểm tra như sau:
? Nung nóng Piston từ từ và đạt nhiệt độ khoảng 800C.
? Dùng ngón tay đẩy trục Piston vào lỗ trục Piston nó phải di chuyển nhẹ nhàng nhưng không được lỏng.
IV. TỔNG KẾT BÀI: Thời gian: 7’
Nội dung
Phương pháp thực hiện
Thời gian
V. CÂU HỎI, BÀI TẬP: Thời gian: 4’
Nội dung
Phương pháp thực hiện
Thời gian
VI. TỰ RÚT KINH NGHIỆM :( Chuẩn bị, tổ chức, thực hiện )
.
.
.
TRƯỞNG BAN/ TRƯỞNG TỔ MÔN Ngày.. tháng.. năm 2008
Ký duyệt Chữ ký giáo viên
«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»
File đính kèm:
- SUA CHUA PISTON.doc