Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 10 - Bài 8 Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật

MỤC TIÊU

1- Biết được các giai đoạn chính của công việc thiết kế

2- Hiểu được vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong thiết kế

 CHUẨN BỊ

 - Soạn bài

 - Tranh vẽ SGK , mô hình hộp đồ dùng học tập

TIẾN TRÌNH

 Bước 1: ổn định lớp , kiểm diện : 1phút

 

doc20 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 10 - Bài 8 Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II Vẽ kỹ thuật ứng dụng Tiết 10 Ngày soạn: 13-11-2007 Bài 8 Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật Mục tiêu 1- Biết được các giai đoạn chính của công việc thiết kế 2- Hiểu được vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong thiết kế chuẩn bị - Soạn bài - Tranh vẽ SGK , mô hình hộp đồ dùng học tập Tiến trình Bước 1: ổn định lớp , kiểm diện : 1phút Bước 2: Kiểm tra (Không) Bước 3: Bài mới (3phút) hoạt động của thày và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu các giai đoạn thiết kế GV: Cho HS quan sát tranh các công trình kiến trúc, xây dựng, sản phẩm cơ khí... ? Để xây dựng, chế tạo được các công trình, sản phẩm đó bước đầu tiên phải tiến hành qua giai đoạn nào? (Giai đoạn thiết kế) HS : Đọc tài liệu - Tóm tắt các bước thiết kế GV: Phân tích, lấy ví dụ các bước - Yêu cầu điền vào các ô có sẵn trên bảng các giai đoạn thiết kế. HS : Kẻ bảng và ghi tóm tắt các bước GV: Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng củ thiết kế, ngày nay do sự tiến bộ của KHKT, thiết kế được trợ giúp bằng máy tính. GV: Lấy VD về thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập ? Hãy nêu các giai đoạn thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập (Qua thảo luận nhóm) I/ thiết kế 1) Các giai đoạn thiết kế Hình thành ý tưởng Xác định đề tài thiết kế Thu thập thông tin Tiến hành thiết kế Làm mô hình thử nghiệm Chế tạo thử Thẩm định, đánh giá phương án thiết kế Lập hồ sơ kỹ thuật 2) Thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập Gồm các bước: a) Hình thành ý tưởng: Hộp dựng đồ dùng học tập : Gọn, tiện sử dụng phục vụ học tập b) Thu thập thông tin hoạt động của thày và trò Nội dung ? Phân tích kết luận đưa ra các bước Hoạt động 2: - Tìm hiểu BVKT GV: ? Thế nào là bản vẽ kĩ thuật (kiến thức lớp 8) - Phân loại BVKT GV: Dùng tranh vẽ các loại BVKT + các BVKT trong kỹ thuật vấn đáp phân loại BVKT + Nhận xét về các BVKT? + Sự giống và khác nhau? + Hãy kể tên một số loại BVKT mà em biết? GV: Phân tích + Vấn đáp làm rõ vai trò của BVKT với thiết kế. GV: Nhấn mạnh - Muốn có BVKT phải qua giai đoạn thiết kế - Hồ sơ thiết kế là công đoạn cuối cùng của thiết kế Trên mạng, nhà bạn bè, sách báo... c) Làm mô hình: Bằng bìa cắt tông, gồ dán... d) Phân tích, đánh giá e) Đưa ra phương án và lập hồ sơ thiết kế. II/ Bản vẽ kỹ thuật 1) Các loại bản vẽ kỹ thuật - Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ hoạ theo quy tắc thống nhất - Gồm nhiều loại trong đó 2 loại thuộc hai lĩnh vực quan trọng là: Bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng + Bản vẽ cơ khí: Gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng... các máy móc và thiết bị + Bản vẽ xây dựng: Gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng... các công trình kiến trúc và xây dựng. 2) Vai trò của BVKT với thiết kế BVKT là ngôn ngữ kỹ thuật vì: - Bản vẽ cho biết thông tin để thiết kế - Lập bản vẽ phác thể hiện ý định thiết kế - Bản vẽ để trao đổi với đồng nghiệp ...................................................................... Vì thế BVKT là hồ sơ thiết kế là công việc cuối cùng của thiết kế. Bước 4: Củng cố (2phút) Bước 5: - Dặn Học bài trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK tr 46 - Dặn chuẩn bị dụng cụ vẽ, bút chì, giấy vẽ cho bài thực hành vào giờ sau (1phút) Rút kinh nghiệm bài dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 11 Bài 9 Ngày soạn: - -2008 Bản vẽ cơ khí Mục tiêu 1- Biết được nội dung chính của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp. 2- Biết cách lập bản vẽ chi tiết. chuẩn bị - Soạn bài - Tranh vẽ SGK Tiến trình Bước 1: ổn định lớp , kiểm diện : 1phút Bước 2: Kiểm tra (8 phút) ?1 Các giai đoạn thiết kế BVKT? ?2 Vai trò của BVKT với thiết kế? Bước 3: Bài mới (34phút) hoạt động của thày, trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về BVCT - Tìm hiếu nội dung GV: BVCT học sinh đã học ở lớp 8, giáo viên vấn đáp xây dựng nội dung qua hình vẽ (tranh SGK) ?1 BVCT gồm những nội dung gì? I/ bản vẽ chi tiết 1) KHá niệm BVCT - Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết - Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết. 2) Nội dung của bản vẽ chi tiết Gồm các nội dung sau: - Hình biểu diễn: Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt... - Kích thước: Thể hiện độ lớn chi tiết - Yêu cầu kĩ thuật - Khung vẽ, khung tên. hoạt động của thày và trò Nội dung ?2 BVCT dùng để làm gì? GV: Kết luận đưa ra nội dung và tác dụng của BVCT, nhấn mạnh trước khi lập bản vẽ phải vẽ phác chi tiết - Tìm hiểu cách lập BVCT ? Xem hình vẽ tr 49, 50 cho biết các bước lập BVCT giá đỡ ? (Trao đổi nhóm) GV: Phân tích, đưa ra các bước lập BVCT Hoạt động 2: Tìm hiểu bản vẽ lắp GV: BVL học sinh đã học ở lớp 8, giáo viên vấn đáp xây dựng nội dung qua hình vẽ (tranh SGK) ?1 BVL gồm những nội dung gì? ?2 BVL dùng để làm gì? GV: Kết luận đưa ra nội dung và tác dụng của BVL, Nhấn mạnh BVL thể hiên sự lắp ghép của các chi tiết. 3) Cách lập bản vẽ chi tiết Bước 1. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên, vẽ đường trục và đường bao các hình biểu diễn Bước 2. Vẽ mờ - Lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài và phần bên trong các bộ phận - Vẽ hình cắt và mặt cắt (nếu có).. Bước 3. Tô đậm - Trước khi tô đậm cần kiểm tra sửa chữa sai sót của bước vẽ mờ, tẩy xoá nét thừa - Tô đậm Bước 4. Ghi phần chữ - Ghi kích thước - Ghi yêu cầu kỹ thuật II/ bản vẽ lắp Bản vẽ lắp thể hiện hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau. Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết. 1) Nội dung của bản vẽ lắp Giống BVCT: Gồm: - Hình biểu diễn đơn vị lắp - Kích thước - Khung vẽ, khung tên Khác BVCT BVL có thêm bảng kê và không có yêu cầu kĩ thuật Bước 4: Củng cố (2phút) Bước 5: - Dặn Học bài trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK tr 46 - Dặn chuẩn bị dụng cụ vẽ, bút chì, giấy vẽ cho bài thực hành vào giờ sau (1phút) Rút kinh nghiệm bài dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 12, 13 Bài 10 Ngày soạn: Thực hành Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản Mục tiêu 1- Lập được bản vẽ chi tiết từ vật mẫu hoặc từ bản vẽ lắp của sản phẩm cơ khí đơn giản 2- Hình thành kỹ năng lập bản vẽ kỹ thuật và tác phong làm việc theo quy trình. chuẩn bị - Soạn bài - Tranh vẽ SGK Tiến trình Bước 1: ổn định lớp , kiểm diện : 1phút Bước 2: Kiểm tra (phút) ?1. Các giai đoạn thiết kế BVKT? ?2 Vai trò của BVKT với thiết kế? Bước 3: Bài mới (3phút) hoạt động của thày và trò Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Dụng cụ - Giấy vẽ (kẻ sẵn khung vẽ, khung tên) Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành GV: - Hướng dẫn từng bước cụ thể - Lưu ý học sinh: + Chọn hình chiếu đứng + Chọn hình cắt, mặt cắt thích hợp + Phân tích hình dạng chi tiết để ghi đầy đủ các kích thước của chi tiết + Các kích thước đo trực tiếp trên vật mẫu hay lấy từ bản vẽ lắp I/ chuẩn bị - Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kỹ thuật (thước, êke, com pa...), bút chì - Vật liệu: Giấy vẽ A4 - Vật mẫu hoặc bản vẽ lắp SGK II/ Nội dung thực hành Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản từ vật mẫu hoặc từ bản vẽ lắp III/ Các bước tiến hành Bước 1. Chuẩn bị - Đọc SGK, nắm vững cách lập bản vẽ chi tiết - Đọc bản vẽ lắp, phân tich chi tiết cần vẽ để hiểu rõ hình dáng, kích thước và công dụng của chi tiết Bước 2. Lập bản vẽ chi tiết Trên cơ sở phân tích kết cấu và hình dạng của chi tiết, chọn phơng án biểu diễn. Chọn tỷ lệ thích hợp và tiến hành vẽ hoạt động của thày và trò Nội dung Hoạt động 3: Tổ chức thực hành - Giao đề theo từng bàn - Theo dõi, uốn nắn GV: Nhận xét ý thức làm bài, kiến thức, kỹ năng... IV/ Thực hành Thực hiện các nội dung theo đề đã giao VI/ nhận xét đánh giá - Học sinh tự đánh giá - Giáo viên nhận xét Bước 4: - Củng cố Bước 5: - Dặn Học bài Chú ý - Dùng máy chiếu hoặc tranh vẽ chiếu hình 10.1 và 10.2 - Vì học sinh chưa học vẽ tách chi tiết nên GV phải hướng dẫn các em cách vẽ tách - Tuỳ theo mức độ tiếp thu và kết quả thực hành, có thể thay các chi tiết bằng vật thật hoặc hình chiếu trục đo các chi tiết. Rút kinh nghiệm bài dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. . Tiết 14 Ngày soạn: - -2008 Bài 11 Bản vẽ xây dựng Mục tiêu 1- Biết khái quát về các bản vẽ xây dựng 2- Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà chuẩn bị - Soạn bài - Tranh vẽ SGK Tiến trình Bước 1: ổn định lớp , kiểm diện : (1phút) Bước 2: Kiểm tra Không Bước 3: Bài mới (3phút) hoạt động của thày và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản vẽ xây dựng GV: Giới thiệu một số bản vẽ xây dựng: ?Nội dung của bản vẽ xây dựng? - Tên gọi các hình biểu diễn? - ý nghĩa các hình biểu diễn Hoạt động 2: Tìm hiểu mặt bằng tổng thể I/ khái niệm chung - Bản vẽ xây dựng: Là bản vẽ các công trình xây dựng  nhà cửa, cầu đường... - Bản vẽ nhà là bản vẽ xây dựng thể hiện hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà. Bản vẽ nhà gồm các hình chiếu vuông góc nh: Mặt đứng. mặt bằng, mặt cắt... I/ bản vẽ mặt bằng tổng thể - Là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng - Trên bản vẽ thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường, cây xanh... Ví dụ: Hình 11.1a SGK là hình vẽ mặt bằng tổng thể của công trình trường học. hoạt động của thày, trò Nội dung (Mặt bằng tổng thể trường học) ?1 H11.1a SGK biểu diễn nội dung gì? ?2 ý nghĩa các hình biểu diễn? Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình biểu diễn GV: ?1 Xem hình vẽ 11.2 cho biết bản vẽ có những hình biểu diễn nào? (Mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt) ?2 ý nghĩa của các hình biểu diễn? Hình 11.2a là mặt chính của ngôi nhà Mặt cắt A-A hình 11.2b nhận được bởi mặt phẳng cắt thẳng đứng qua cánh đầu tiên của thang. 1) Mặt bằng - Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng cắt nằm ngang đi qua cửa sổ.- Mặt bằng thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết bị đồ đạc... - Là hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà. Nếu nhà có nhiều tầng thì có bản vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng. 2) Mặt đứng - Mặt đứng là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng thẳng góc để thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà - Mặt đứng có thể là mặt chính (hình chiếu đứng) và có thể là mặt bên (hình chiếu cạnh) 2) Mặt cắt - Là hình tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà - Mặt cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận và kích thước các tầng theo chiều cao, kích thước cửa đi, cửa sổ, cầu thang, tường, sàn, mái, móng... Bước 4: - Củng cố Bước 5: - Dặn Học bài , trả lời câu hỏi SGK tr 60 - Đọc thông tin bổ xung tr 61. Rút kinh nghiệm bài dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ghi chú: Giáo viên dùng tranh vẽ hoặc máy chiếu chiếu hình vẽ 11.2 SGK dưới đây để làm tư liệu trực quan cho bài giảng Tiết 15 Ngày soạn -1-2008 Bài 12 thực hành bản vẽ xây dựng Mục tiêu - Đọc hiểu được bản vẽ mặt bằng tổng thể đơn giản. - Đọc hiểu được bản vẽ của một ngôi nhà đơn giản. Chuẩn bị - Bài soạn. - Tranh vẽ 12.1 12.2 12.3 và 12.4. Tiến trình Bước 1: ổn định lớp , kiểm diện (1ph) Bước 2: Kiểm tra ?1 Hãy nêu các loại hình biểu diễn cần thiết khi thiết kế sơ bộ một ngôi nhà. ?2 Các đặc điểm cơ bản của từng loại hình biểu dễn dùng trong bản vẽ nhà là gì Bước 3: Bài mới (34ph) hoạt động của thày, trò Nội dung Hoạt động 1: Chuẩn bị, nêu nội dung và yêu cầu thực hành. - Chuẩn bị tranh hoặc phương tiện trình chiếu - Nêu nội dung và yêu cầu bài thực hành + Kiến thức + ý thức Hoạt động 2: Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể -Trạm xá có bao nhiêu ngôi nhà, chức năng của từng ngôi nhà đó ? ( 3 ngôi nhà :Gồm nhà khám bệnh, nhà điều trị, nhà kế hoạch hoá gia đình và 1 khu vệ sinh) - Đánh số vào các ngôi nhà trên HCPC? I/ chuẩn bị - GV: Tranh vẽ 12.1 12.2 12.3 và 12.4. - HS : Tìm hiểu trước các bản vẽ SGK II/ nội dung thực hành Cho bản vẽ mặt bằng tổng thể và bản vẽ mặt bằng ngôi nhà, yêu cầu: - Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể - Đọc bản vẽ mặt bằng ngôi nhà III/ các bước tiến hành Cho bản vẽ mặt bằng tổng thể và hình chiếu phối cảnh tram xá xã. Quan sát và trả lời câu hỏi: 1. Trạm xá xã có bao nhiêu ngôi nhà/ chức năng từng ngôi nhà? 2. Đánh số các ngôi nhà trên hình chiếu phối cảnh theo ghi chú trên mặt bằng tổng thể. 3. Chỉ rõ hướng quan sát để nhận được mặt đứng các ngôi nhà của trạm xá. hoạt động của thày và trò Nội dung - Chỉ hướng quan sát để được mặt đứng như hình 12.3? - Các nhóm trao đổi, cử đại diện trả lời. Hoạt động 2: Đọc bản vẽ mặt bằng Yêu cầu các nhóm quan sát H12.4 SGK - Tính toán, ghi kích thước thiếu - Tính diện tích các phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung.(m2). Bổ xung kích thước thiếu, ghi diện tích các phòng vào hình vẽ. GV: Nhận xét, đánh giá kết quả buổi thực hành 2) Đọc bản vẽ mặt bằng Quan sát mặt bằng tầng hai hình 12.4 Thực hiện yêu cầu sau: - Tính toán và dùng bút chì ghi các kích thước còn thiếu trên bản vẽ. - Tính diện tích các phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung.(m2) IV/ đánh giá kết quả thực hành - Học sinh tự đánh giá - Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả thực hành Bước 4: Củng cố Bước 5: Dặn đọc trước bài 13: Lập bản vẽ kỹ thuật bằng máy tính. Rút kinh nghiệm bài dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Dùng máy chiếu chiếu hai hình vẽ làm tư liệu trực quan. Hình 12.4 xem SGK. Tiết 16 Ngày soạn: Bài 13 Lập bản vẽ kỹ thuật bằng máy tính Mục tiêu - Biết được các khái niệm cơ bản về một hệ thống vẽ bằng máy tính. - Biết được khái quát về phần mềm AutoCAD. Chuẩn bị - Bài soạn. - Tranh vẽ SGK Tiến trình Bước 1: ổn định lớp , kiểm diện (1ph) Bước 2: Kiểm tra : Không Bước 3: Bài mới (34ph) hoạt động của thày, trò Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu chung - Các ưu điểm của việc lập bản VKT bằng máy tính - Ngày nay hầu hết các bản vẽ và tài liệu kĩ thuật đều được lập bằng máy tính ?1: Thông thường để lập bản VKT người ta phải sử dụng những dụng cụ nào? ?2: So với cách vẽ thông thường vẽ bằng máy tính sẽ có những ưu điểm gì? GV: Phân tích làm rõ ưu điểm của việc lập bản vẽ bằng máy tính. (Thông qua hình ảnh trực quan) I/ khái niệm chung Các ưu điểm của việc lập bản VKT bằng máy tính: + Bản vẽ được lập một cách chính xác và nhanh chóng. + Dễ dàng sửa chữa, bổ sung, thay đổi và lưu trữ bản vẽ. + Giải phóng con người ra khỏi các công việc nặng nhọc và đơn điệu khi lập bản vẽ. Lập bản vẽ bằng dụng cụ vẽ Lập bản vẽ bằng máy tính hoạt động của thày và trò Nội dung Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính ? Quan sát trên hình vẽ (H13.1 SGK), em hãy cho biết các thiết bị nào dùng để đưa vào, đưa ranói chung và các thông tin vẽ nói riêng? GV: Vẽ hình, phân tích làm rõ k/n phần cứng Auto CAD Máy quét ảnh Chuột Máy tính Máy in Bàn phím Màn hình Phần cứng của hệ thống CAD Gồm: - Các thiết bị đọc bản vẽ: - Các thiết bị phục vụ hoạt động trao đổi thông tin giữa người sử dụng và máy tínhtrong quá trính vẽ - Các thiết bị đưa ra thông tin vẽ. Giao diện của phần mềm AutoCAD Hoạt động 3: Tìm hiểu khái quát vềphần mềm AutoCAD - Tìm hiểu bản vẽ hai chiều I/ khái quát về hệ thống vkt bằng máy tính. 1)Phần cứng: Là tổ hợp các phương tiện kĩ thuật gồm máy tính và các thiết bị đưa thông tin vào, ra bao gồm: - Các thiết bị đọc bản vẽ: bảng số hoá, máy quét ảnh... cho phép biến đổi các thông tin vẽ thành các thông tin dưới dạng số để đưa vào bộ nhớ của máy tính. - Các thiết bị phục vụ hoạt động trao đổi thông tin giữa người sử dụng và máy tính trong quá trình vẽ: màn hình, bàn phím, chuột, bút sáng.... - Các thiết bị đưa ra thông tin vẽ :như máy vẽ hoặc máy in dùng để xuất ra các bản vẽ. 2) Phần mềm: Đảm bảo thực hiện các hoạt động để thành lập bản VKT như: - Tạo ra các đối tượng vẽ: đường thẳng, đường cong, đường tròn, mặt cong... - Giải các bài toán dựng hình và vẽ hình; - Giải các bài toán dựng hình và vẽ hình; - Xây dựng các hình chiếu vuông góc, hình cắt, mặt cắt. - Xây dựng các loại hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh. - Tô, vẽ kí hiệu mặt cắt vật liệu; - Ghi kích thước. III/ khái quát về phần mềm autocad 1) Bản vẽ hai chiều Phần mềm Auto CAD đáp ứng được mọi yêu cầu của vẽ truyền thống trên mặt phẳng 2 chiều. hoạt động của thày và trò Nội dung - Tìm hiểu bản vẽ không gian ba chiều. GV: - Giới thiệu các khối hình học h13.4 dùng để xây dựng mô hình vật thể. - Từ vật thể ba chiều AutoCAD tự động xây dựng hình biểu diễn hai chiều cho bản vẽ: Hình chiếu, hình cắt... 2)Mô hình vật thể ba chiều: Auto CAD còn có khả năng tạo ra mô hình vật thể trong không gian ba chiều của các đối tượng cần thiết kế, sau đó tự động xây dựng bản vẽ các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt... trên mặt phẳng hai chiều từ mô hình vật thể ba chiều. Bước 4: Củng cố Bước 5: Học, trả lời câu hỏi SGK. Ôn tập toàn bộ phần VKT Rút kinh nghiệm bài dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 17 Ngày soạn: -3-2008 Bài 14 Ôn tập phần vẽ kĩ thuật Mục tiêu 1- Củng cố các kiến thức về phần Vẽ kĩ thuật đã học. 2- Vận dụng các kiến thức đã học vào bài kiểm tra kết thúc phần Vẽ kĩ thuật. . Chuẩn bị - Soạn bài - Tranh vẽ SGK h14.1 (dùng phương tiện trình chiếuƯ Tiến trình Bước 1: ổn định lớp , kiểm diện (1phút) Bước 2: Kiểm tra : (7phút) ?1-Tại sao phải lập bản vẽ bằng máy tính? Nêu các ưu điểm của lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính. ?2- Hãy kể tên và nêu rõ chức năng của các thiết bị phần cứng của một hệ thống CAD mà em đã được giới thiệu hoặc sử dụng. Bước 3: Bài mới (34phút) hoạt động của thày và trò Nội dung Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức ?1 Nêu các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật ? - Khổ giấy - Tỉ lệ - Nét vẽ - Chữ viết - Kích thước GV: Tuỳ theo ở mỗi mục có thêm các câu hỏi chi tiết VD: Tỷ lệ là gì? Căn cứ vào đâu để chọn tỷ lệ cho hình biểu diễn? ?2 Trên bản vẽ kĩ thuật có những loại hình biểu diễn nào? - Hình chiếu vuông góc - Mặt cắt- Hình cắt - Hình chiếu trục đo GV: Tuỳ theo ở mỗi mục có thêm các câu hỏi chi tiết VD: Hình cắt là gì? Sự khác nhau giữa hình cắt và mặt cắt? I/ Hệ thống hoá kiến thức: 1- Nêu các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật? Gồm các tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, nét vẽ, chữ viết, ghi kích thước. 2- Nêu các lọai hình biểu diễn trên bản vẽ kĩ thuật? - Gồm : a) Hình chiếu vuông góc: - Phương pháp chiếu góc thứ nhất. - Phương pháp chiếu góc thứ ba. b) Mặt cắt- Hình cắt: - Khái niệm - Các loại mặt cắt - Các loại hình cắt c) Hình chiếu trục đo: - Khái niệm và các thông số cơ bản - HCTĐ vuông góc đều - HCTĐ xiên góc cân - Cách vẽ HCTĐ của vật thể. d) Hình chiếu phối cảnh:( HCPC) - Khái niệm - Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ - HCPC hai điểm tụ - Phương pháp vẽ phác HCPC hoạt động của thày và trò Nội dung ?3aCông việc đầu tiên người kĩ sư thiết kế phải làm để chế tạo một sản phẩm? (Thiết kế bản vẽ) ?3b Kể tên các loại bản vẽ kĩ thuật em đã học? - Bản vẽ cơ khí: - Bản vẽ xây dựng: ?3c Ngoài việc thực hiện bản vẽ bàng dụng cụ còn cách nào khác để thực hiện bản vẽ? Phần mềm áp dụng? Hoạt động 2: Hướng dẫn trả lời câu hỏi ôn tập GV: - Yêu cầu các nhóm trả lời một số câu hỏi, các nhóm nhận xét - Trả lời các câu hỏi vào vở 3- Bản vẽ kĩ thuật: Gồm : + Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật Quá trình thiết kế. Bản vẽ kĩ thuật + Bản vẽ cơ khí: Bản vẽ chi tiết Cách lập bản vẽ chi tiết - Bản vẽ lắp. + Bản vẽ xây dựng: Khái niệm. Bản vẽ mặt bằng tổng thể. Các hình biểu diễn của ngôi nhà. + Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính: Hệ thống VKT bằng máy tính. Phần mềm AutoCAD II/ Câu hỏi ôn tập: Yêu cầu học sinh trả lời 12 câu hỏi trong SGK vào vở. Gợi ý trả lời các câu hỏi ôn tập: Bước 4: Củng cố Lưu ý những nội dung khó khi trả lời các câu hỏi ôn tập. (2phút) Bước 5: Dặn học bài trả lời câu hỏi SGK. (1phút) Sơ đồ hệ thống hoá kiến thức vẽ kỹ thuật ( Chiếu trên máy chiếu) Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật - Khái niệm và thông số cơ bản - HCTĐ vuông góc đều - HCTĐ xiên góc cân - Cách vẽ HCTĐ của vật thể - Khái niệm - HCPC một điểm tụ - HCPC hai điểm tụ - Phương pháp vẽ phác HCPC - Khái niệm - Bản vẽ mặt bằng tổng thể - Các hình biểu diễn của ngôi nhà - Hệ thống kỹ thuật bằng máy tính - Phần mềm AutoCAD Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật - Phương pháp góc chiếu thứ nhất - Phương pháp góc chiếu thứ ba - Khái niệm - Các loại mặt cắt - Các loại hình cắt - Quá trình thiết kế - Bản vẽ kỹ thuật - Bản vẽ chi tiết - Cách lập bản vẽ chi tiết - Bản vẽ lắp Hình chiếu vuông góc Mặt cắt Hình cắt Hình chiếu trục đo Hình chiếu Phối cảnh Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật Bản vẽ cơ khí Bản vẽ xây dựng Lập bản vẽ kỹ thuật bằng máy tính bản vẽ kỹ thuật - khổ giấy - Tỷ lệ - Nét vẽ - Chữ viết - Ghi kích thước

File đính kèm:

  • docBai 8-14.doc
Giáo án liên quan