Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 10 - Bài 8: Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật (tiếp theo)

Mục tiêu bài học:

Qua bài học sinh cần nắm được:

- Biết được nội dung cơ bản của công việc thiết kế.

- Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế.

- Tự thiết kế được một sản phẩm đơn giản.

II. Chuẩn bị bài dạy:

1. Nội dung:

-GV: Nghiên cứu bài 8 sgk, đọc tài liệu liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, tranh vẽ h 8.3 sgk.

-HS: đọc trước nội dung bài 8 trang 42 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, bộ thước vẽ kĩ thuật.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 10 - Bài 8: Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ..................... Ngày giảng Lớp 11A:................11B:................11C:...............11D................11E.............. Chương II VẼ KỸ THUẬT ỨNG DỤNG Tiết 10 BÀI 8 THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ KỸ THUẬT I, Mục tiêu bài học: Qua bài học sinh cần nắm được: - Biết được nội dung cơ bản của công việc thiết kế. - Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế. - Tự thiết kế được một sản phẩm đơn giản. II. Chuẩn bị bài dạy: Nội dung: -GV: Nghiên cứu bài 8 sgk, đọc tài liệu liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, tranh vẽ h 8.3 sgk. -HS: đọc trước nội dung bài 8 trang 42 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, bộ thước vẽ kĩ thuật. Đồ dùng dạy học: -Tranh vẽ h 8.3 sgk trong, thước vẽ kĩ thuật. Phương Pháp. Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giảng, phương pháp dạy học tích cực. III. Tiến trình tổ chức dạy học Phân bổ bài giảng: Bài giảng thực hiện trong một tiết, gồm các nội dung: - Thiết kế. - Bản vẽ kĩ thuật. -Trọng tâm là mối quan hệ giữa công việc thiết kế và bản vẽ kĩ thuật. Các hoạt động dạy học: 2.1.Ổn định lớp: 11A......V....;11B.....V.....;11C......V......;11D.......V.......;11E......V..... 2.2.Đặt vấn đề: Có một số sản phẩm cơ khí và công trình sây dựng như ô tô, tàu vũ trụ, đường cao tốc, nhà cao tầng. Để chế tạo các sản phẩm và xây dựng các công trình đó, ngươìng ta phải tiến hành thiết kế nhằm xác định hình dạng, kích thước, câu trúc, chức năng của sản phẩm. Đẻ hiểu rõ vần đề trên ta đi vào chươnh 2, bài 8 trang 42 sgk. Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về thiết kế. GV: Trước khi muốn sản xuất mộtt sản phẩm công nghiệp hay thi công một công trình xây dựng ta phải làm gì? Vậy thiết kế là gì? - quá trình thiết kế trải qua nhiều giai đoạn. GV: yêu cầu HS nêu từng giai đoạn thiết kế. Khi học tập ở nhà cần dùng sách, vở, tài liệu, sách vở, tài liệu, thước, kompanếu tất cả những vật dụng này được bày trên bàn vừa mất mỹ quan vừa làm ảnh hưởng đến việc học tập. Vì vậy hình thành ý tưởng làm hộp đựng đồ dùng học tập. -Vậy hộp đựng đồ dùng học tập phải đáp ứng yêu cầu nào? GV từ các yêu cầu trên thông qua sách báo, internet ta thu thập thông tin liên quan đến đồ dùng học tập, từ đó lập phương án thiết kế, đồng thời phác hoạ sơ đồ hộp đựng đồ dùng học tập. Sau đó sác định tính toán hình dạng kích thước và lập bản vẽ (GV giới thiệu H8.3 sgk phóng to cho HS) Làm mô hình, chế tạo thử sau đó đặt đồ dùng học tập vào thử xem có thuận tiện hay không, chú ý đến mầu sác. Phân tích đánh giá xem có gì thay đổi không? -về hình dạng có cần thay đổi không? -có thuận lợi cho việc thao tác lấy dụng cụ học tập, sách vở không? Căn cứ vào phương án thiết kế đã hoàn thiện, tiến hành hoàn thiện hồ sơ, viết thuyết minh giới thiệu sản phẩm, lập bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp của hộp đựng đồ dùng học tập -Vậy để thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập cần trải qua các giai doạn nào? HS: +Xác định hình dạng, kích thước, kết cấu, chức năng của chúng. + Thiết kế. + HS nêu các giai đoạn thiết kế trong SGK. +Hộp phải đựng được sách vở, bút và các dụng cụ học tập khác theo yêu cầu +Gọn nhẹ, bền, đẹp, rẻ tiền HS lăng nghe và ghi chép. HS lăng nghe và ghi chép. HS lăng nghe và ghi chép. HS trả lời. I,Thiết kế: Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn. 1. Các giai đoạn thiết kế: Các giai đoạn thiết kế lập thành một sơ đồ thiết kế. 2, Thiết kế hộp đồ dùng dạy học: a, Hình thành ý tưởng xác định đề tài: Hộp đựng đồ dùng học tập b, Thu thập thông tin: - Hộp có chiều dài 350mm, rộng 220mm, gồm 3 bộ phận. +Oỏng đựng bút (1). + Ngăn để sách vở (2). + Ngăn để dụng cụ (3). (GV dùng tranh vẽ H8.3giới thiệu cho HS) c, Chế tạo thử: d,Phân tích, đánh giá: e, Hoàn thiện bản vẽ: Hoạt động 2:Giớ thiệu về bản vẽ kĩ thuật GV trong chương trình công nghệ 8ta đã được nghin cứu về bản vẽ kĩ thuật. Ta biết các sản phẩm từ nhỏ đến lớn trước khi gia công, chế tạo đều gán liền với bản vẽ kĩ thuật , căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để chế tạo ra sản phẩm đúng như thiết kế. -Vậy bản vẽ kĩ thuật là gì? -Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật? -Hãy nêu quy tắc thống nhất trong vẽ kĩ thuật mà em đã biết? -Trong sản xuất, có nhiều lĩnh vực kĩ thuật khác nhau, bản vẽ kĩ thuật của mỗi lĩnh vực có đặc thù riêng, song chung quy có có hai loại bản vẽ kĩ thuật. Đó là bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng. GV kết luận: bản vẽ kĩ thuật có vai trò hết sức quan trọng vì căn cứ vào đó đẻ thiết kế, chế tạo sản phẩm, nói cách khác bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” của kĩ thuật. HS lăng nghe và ghi chép. -Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ hoạ theo một quy tắc thống nhất. -Có hai loại bản vẽ kĩ thuật. HS trả lời . II, Bản vẽ kĩ thuật: 1, Khái niệm: Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bài dưới dạng đồ hoạ theo quy tắc thống nhất. 2, Các loại bản vẽ kĩ thuật: -Bản vẽ cơ khí gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, kiểm tra, chế tạo, lắp ráp, sử dụng các máy móc và thiết bị. -Bản vẽ xây dựng gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra sử dụng các công trình xây dựng. 3, Vai trò của bản vẽ kí thuật đối với thiết kế: Trong quá trình thiết kế từ khi hình thành ý tưởng đến khi lập hồ sơ kĩ thuật cần qua các giai đoạn thiết kế như sau: +Giai đoạn hình thành ý tưởng: vẽ sơ đồ hoặc phắc hoạ sản phẩm. +Giai đoạn thu thập thông tin: đọc các bản vẽ liên quan đến sản phảm khi thiết kế, lập các bản vẽ phác của sản phẩm. +Giai đoạn thẩm định: trao đổi ý kiến thông qua các bản vẽ thiết kế sản phẩm. +Giai đoạn lập hồ sơ kĩ thuật: lập các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm. IV. Tổng kết: Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau: -Trình bày các nội dung cơ bản của công việc thiết kế? -ơ mỗi giai đoạn thiết kế thường dùng loại bản vẽ nào? V. Dặn dò: - Các em về nhà học bài cũ, và xem qua nội dung bài mới bài 9 sgk trang 46 “ Bản vẽ cơ khí”. VI: RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

File đính kèm:

  • doctiet 10 chuơng 2 -thiet ke ban ve ki thuat.doc
Giáo án liên quan