Mục tiêu bài học:
Qua bài học sinh cần nắm được:
-Biết được nội dung chính của dản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
-Biết cách vẽ bản vẽ chi tiết.
-Lập được bản vẽ chi tiết đơn giản.
II. Chuẩn bị bài dạy:
1. Nội dung:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 10 - Bài 9: Bản vẽ cơ khí (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng :Lớp 11A:................11B:................11C:...............11D................11E..............
Tiết 10 BÀI 9 BẢN VẼ CƠ KHÍ
I, Mục tiêu bài học:
Qua bài học sinh cần nắm được:
-Biết được nội dung chính của dản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
-Biết cách vẽ bản vẽ chi tiết.
-Lập được bản vẽ chi tiết đơn giản.
II. Chuẩn bị bài dạy:
Nội dung:
-GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 9 trang 46 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, xem lại bài 8 sách công nghệ 8, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.
-HS: xem lai nội dung bài 8 xem lại bài 8 sách công nghệ 8 đọc trước nội dung bài 9 trang 46 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, bộ thước vẽ kĩ thuật.
Đồ dùng dạy học:
-Tranh vẽ hình 9.1 và 9.4 trong SGK, thước vẽ kĩ thuật.
Phương Pháp.
Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giảng, phương pháp dạy học tích cực.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
Phân bổ bài giảng:
Bài giảng thực hiện trong một tiết, gồm các nội dung:
-Bản vẽ chi tiết.
-Bản vẽ lắp.
Các hoạt động dạy học:
2.1.Ổn định lớp: Lớp ....Vắng ....sí số ....... Lớp ....vắng....sí số .........
Lớp ....Vắng ....sí số ....... Lớp ....vắng....sí số ........
Lớp ....Vắng.....sí số ........
2.2.Kiểm tra bài cũ:
-Nêu nội dung cơ bản của công việc thiết kế? (HS học bài cũ trả lời)
2.3.Đặt vấn đề:
Bản vẽ là tài liệu kĩ thuật dùng trong thiết kế cũng như tronh thiết kế. Muốn làm ra một cỗ máy, trước hết phải chế tạo từng chi tiết, sau đó lắp ráp các chi tiết đó thành một cỗ máy. Trong chế tạo cơ khí bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp là hai bản vẽ quan trọng. Để hiểu rõ nội dung và cách lập bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp ta nghiêng cứu bài 9.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản vẽ chi tiết.
I,Bản vẽ chi tiết
1, Nội dung bản vẽ chi tiết.
GV: thông qua tranh vẽ h9.1trang 47 sgk yêu cầu HS dọc bản vẽ và nêu câu hổi.
+Bản vẽ chi tiết gồm những nội dung gì?
+Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
GV: Trước khi lập bản vẽ chi tiết thường lập bản vẽ phác chi tiết.
Trình tự lập bản vẽ chi tiết như thế nào ta đi tìm hiểu mục 2.
2, Cách lập bản vẽ chi tiết
-Để lập một bản vẽ chi tiết trước hết phải cần tìm hiểu, đọc các tài liệu có liên quan để hiểu rõ công dụng, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
-Trên cơ sở phân tích hình dạng, kết cấu chi thiết, ta chọn phương án biểu diễn như hình chiếu, mặt cắt, hình cắtsau đó chọn khổ giấy, tỉ lệ bản vẽ và vẽ theo một trình tự nhất định.
-Để lập một bản vẽ chi tiết qua nhiều bước. Em hãy nêu các bước lập bản vẽ chi tiết?
GV: tóm tắt lại các bước, vẽ và hướng hẫn HS các bước lập bản vẽ chi tiết.
HS: quan sát và đọc tranh vẽ và trả lời câu hỏi.
HS: nêu các bước lập bản vẽ chi tiết trong sgk.
I,Bản vẽ chi tiết
1, Nội dung bản vẽ chi tiết.
+Nôị dung: bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
+Công dụng: bản vẽ chi tiết dùng đẻ chế tạo và kiểm tra chi tiết.
2, Cách lập bản vẽ chi tiết
+Bước 1: bố trí các hình biểu diễn và khung tên.
+Bước 2: vẽ mờ.
+Bước 3: tô đậm.
+Bước 4: ghi chữ, kiểm tra và hoàn thiện bản vẽ.
Hoạt động 2:Tìm hiểu bản vẽ lắp
I,Bản vẽ lắp
GV: Thông qua tranh vẽ bộ giá đỡ h 9.4 sgk GV đặt câu hỏi.
-Bản vẽ lắp gồm những nội dung gì? Em hãy đọc bản vẽ lắp bộ giá đỡ?
-Bản vẽ lắp dùng để làm gì?
I,Bản vẽ lắp
1,Nôị dung: bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
2,Công dụng: bản vẽ chi tiết dùng đẻ chế tạo và kiểm tra chi tiết.
IV. Tổng kết:
Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau:
-Bản vẽ bộ giá đỡ có mấy hình chiếu và hình cắt nào? Chúng được vẽ theo phương pháp góc chiếu thứ mấy ?
- Bộ giá đỡ gồm những chi tiết nào? Số lượng là bao nhiêu ?
- Cách tháo lắp các chi tiết của bộ giá đỡ như thế nào?
- Các kích thướt ghi trên bản vẽ là kích thướt của bộ phận nào?
V. Dặn dò:
- Các em về nhà học bài cũ, xem trước bài thực hành “ Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản”, chuẩn bị giấy A4, dụng cụ vẽ kỹừừ thuật.
VI: RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
File đính kèm:
- tiet 11 - bai 9- ban ve co khi.doc