MỤC TIÊU :
1/ Về kiến thức : Biết được nội dung cơ bản của công việc thiết kế .
Hiểu được vai trò của bản vẽ kỉ thuật trong thiết kế .
2/ Về kỹ năng : Tự thiết kế được một sản phẩm đơn giản .
3/ Về thái độ : Có ý thức tự giác , tích cực , tư duy lô gich .
II/ CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Đọc tài liệu liên quan đến bài giảng ; nghiên cứu bài 8 .
Tranh ảnh về công trình cơ khí và xây dựng như : ô tô , máy bay , cầu đường
2/ Học sinh : Chuẩn bị bài trước ở nhà .
III/ PHƯƠNG PHÁP : Đặt vấn đề , gợi mở , thuyết giảng .
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
9 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 10: Thiết kế bản vẽ kĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II : VẼ KĨ THUẬT ỨNG DỤNG
Thiết kế bản vẽ kĩ thuật
Ngày soạn : Tên bài :
Ngày dạy :
Tiết chương trình : 10
I/ MỤC TIÊU :
1/ Về kiến thức : Biết được nội dung cơ bản của công việc thiết kế .
Hiểu được vai trò của bản vẽ kỉ thuật trong thiết kế .
2/ Về kỹ năng : Tự thiết kế được một sản phẩm đơn giản .
3/ Về thái độ : Có ý thức tự giác , tích cực , tư duy lô gich .
II/ CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Đọc tài liệu liên quan đến bài giảng ; nghiên cứu bài 8 .
Tranh ảnh về công trình cơ khí và xây dựng như : ô tô , máy bay , cầu đường
2/ Học sinh : Chuẩn bị bài trước ở nhà .
III/ PHƯƠNG PHÁP : Đặt vấn đề , gợi mở , thuyết giảng .
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
4.1 Oån định tổ chức : Oån định lớp , kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
4.2 Kiểm tra bài cũ : Giới thiệu nội dung chương .
4.3 Giảng bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về thiết kế .
GV đặt vấn đề : Có các sản phẩm cơ khí , các nhà cao tầng , cầu đường .. Để chế tạo các sản phẩm và xây dựng các công trình đó người ta phải thiết kế nhằm xác định hình dạng , kích thước , cấu trúc chức năng của các sản phẩm đó .
GV cho thí dụ : thiết kế hộp đựng dụng cụ học tập phải qua các giai đoạn nào ?
Yêu cầu HS : tự tóm tắt các giai đoạn thiết kế và vẽ sơ đồ quá trình thiết kế .
I/ Thiết kế :
Khái niệm :
Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của nhà thiết kế , bao gồm nhiều giai đoạn .
Các giai đoạn thiết kế :
Vẽ sơ đồ hình 8.1 thể hiện các bước để thiết kế một sản phẩm .
3. Thiết kế hộp đựng dụng cụ học tập :
Hoạt động 2 : Giới thiệu về bản vẽ kĩ thuật .
GV đặt vấn đề ; trong chương trình CN lóp 8 ta đã nghiên cứu bản vẽ kĩ thuật .Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật người ta chế tạo sản phẩm .
Vậy bản vẽ kĩ thuật là gì ?
Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật ?
GV dùng hình 9.4 SGK giới thiệu bản vẽ cơ khí .
GV dùng hình 11.2 giới thiệu bản vẽ xây dựng .
GV kết luận : bản vẽ kĩ thuật có vai trò hết sức quan trọng vì căn cứ vào đó để thiết kế và chế tạo sản phẩm . Nói cách khác bản vẽ kĩ thuật là “ ngôn ngữ “ của kĩ thuật .
GV : Trong mỗi giai đoạn thiết kế gắn liền với bản vẽ kĩ thuật . Ở mỗi giai đoạn thường dùng bản vẽ nào ?
II/ Bản vẽ kĩ thuật :
1/ Khái niệm :
Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ họa theo qui tắc thống nhất .
2/ Các loại bản vẽ kĩ thuật :
Bản vẽ cơ khí : : gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế , chế tạo , lắp ráp , kiểm tra sử dụng các máy móc thiết bị cơ khí .
Bàn vẽ kĩ thuật : gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế , thi công , lắp ráp , kiểm tra sử dụng các công trình xây dựng .
3/ Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế :
Trong quá trình thiết kế từ khi hình thành ý tưởng đến việc lập hồ sơ kĩ thuật cần qua các giai đoạn thiết kế như sau ;
Giai đoạn hình thành ý tưởng : vẽ sơ đồ hay phác họa sản phẩm .
Giai đoạn thu thập thông tin : đọc các bản vẽ liên quan đến sản phẩm khi thiết kế , lập bản vẽ phác của sản phẩm .
Giai đoạn thẩm định : trao đổi ý kiến thông qua các bản vẽ thiết kế sản phẩm .
Giai đoạn lập hồ sơ kĩ thuật : lập các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm .
4.4 Cũng cố bài học :
GV đặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài học để tổng kết đánh giá sự tiếp thu của HS .
GV cho HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học :
GV yêu cầu HS chuẩn bị bài 9 SGK .
GV khuyến khích HS tìm hiểu một số bản vẽ , sơ đồ trong thực tế .
V/ RÚT KINH NGHIỆM :
BẢN VẼ CƠ KHÍ
Ngày soạn : Tên bài :
Ngày dạy :
Tiết chương trình : 11
I/ MỤC TIÊU :
1/ Về kiến thức : Biết nội dung chính của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp .
Biết cách lập bản vẽ chi tiết .
2/ Về kỹ năng : Lập được bản vẽ chi tiết đơn giản .
3/ Về thái độ : Cẩn thận , có tư duy lô gich .
II/ CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ phóng to 9.1 , 9.4 trang 47 , 50 SGK
Tranh hoặcmô hình giá đở ( 9.2 SGK )
2/ Học sinh : Chuẩn bị bài ở nhà .
III/ PHƯƠNG PHÁP : Đặt vấn đề – gợi mở – thuyết giảng .
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
4.1 Oån định tổ chức : Oån định lớp – kiểm tra sự chuẩn bị của HS
4.2 Kiểm tra bài cũ :
Câu 1 : Phân biệt bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp .
Câu 2 : Nêu các bước lập bản vẽ chi tiết .
4.3 Giảng bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về bản vẽ chi tiết .
GV thông qua bản vẽ giá đở (H9.1) đặt câu hỏi :
Bản vẽ chi tiết gồm những nội dung gì ?
Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì ?
GV : trước khi lập bản vẽ chi tiết thường lập bản vẽ phác chi tiết .
GV : Trình tự lập bản vẽ chi tiết ? Căn cứ vào hình 9.3 HS nêu trình tự lập bản vẽ chi tiết .
Trong từng bước , GV nêu các công việc phải làm ,
HS theo dỏi SGK .
I/ Bản vẽ chi tiết :
1/ Nội dung bản vẽ chi tiết :
+ Nội dung : bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng , kích thước và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết .
+ Công dụng : bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết .
2/ Cách lập bản vẽ chi tiết :
Bước 1 : Bố trí các hình biểu diễn và khung tên.
Bước 2 : Vẽ mờ .
Bước 3 : Tô đậm .
Bước 4 : Ghi phần chữ .
Bước 5 : Kiểm tra hoàn thiện bản vẽ .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bản vẽ lắp .
GV : thông qua bộ giá đở ( H9.4) đặt câu hỏi .
+ Bản vẽ lắp gồm những nội dung gì ?
+ Bản vẽ lắp dùng để làm gì ?
+ Hãy đọc bản vẽ lắp bộ giá đở ( H 9.4 ) và cho biết các nội dung chính của bản vẽ lắp .
II/ Bản vẽ lắp :
+ Nội dung : bản vẽ lắp trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau .
+ Công dụng : Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết .
4.4 Cũng cố bài học :
GV đặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài học để tổng kết và đánh giá sự tiếp thu của học sinh .
GV cho HS trả lời câu hỏi , bài tập saau bài học .
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học :
Chuẩn bị bài 10 ; Chuẩn bị các dụng cụ tiết sau thực hành .
V/ RÚT KINH NGHIỆM :
THỰC HÀNH : Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm
cơ khí đơn giản .
Ngày soạn : Tên bài :
Ngày dạy :
Tiết chương trình : 12 - 13
I/ MỤC TIÊU :
1/ Về kiến thức : Lập được bản vẽ chi tiết từ mẫu vật hoặc từ bản vẽ lắp của sản phẩm cơ khí đơn giản .
2/ Về kỹ năng : Hình thành kỹ năng lập bản vẽ kĩ thuật và tác phong làm việc theo quy trình.
3/ Về thái độ : Cẩn thận , có tư duy phong phú , tác phong khoa học .
II/ CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên :
Đọc tài liệu tham khảo liên quan bài thực hành , các đề bài hình 10.1 , 10.2 trang 53 , 54 .
2/ Học sinh : Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ dể vẽ .
III/ PHƯƠNG PHÁP : Đặt vấn đề – gợi mở - thực hành .
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
4.1 Oån định tổ chức : Oån định lớp ; Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
4.2 Kiểm tra bài cũ :
4.3 Giảng bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung .
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 10 SGK.
Bài thực hành gồm các nội dung :
+ Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản từ vật mẫu hoặc bản vẽ lắp .
+ Trong thiết kế cơ khí thường dùng vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp của sản phẩm để lập bản vẽ chi thiết .
I/ Chuẩn bị :
Dụng cụ vẽ ; giấy vẽ A4 .
II/ Nội dung thực hành :
Vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp hoặc từ mẫu vật .
Hoạt động 2 : Tổ chức thực hành
Giao đề bài cho HS :
+ Bản vẽ nắm cửa ( hình 10.1)
+ Bản vẽ tay quay ( hình 10.2)
III/ Các bước tiến hành :
Bước 1 : Chuẩn bị .
Đọc và phân tích bản vẽ để hiểu rõ hình dạng , kích thước , công dụng của chi tiết .
Bước 2 : Lập bản vẽ chi tiết .
Phân tích kết cấu và hình dạng chi tiết , chọn phương án biểu diễn .
Chọn hình chiếu chính , thể hiện dạng đặc trưng của chi tiết .
Chọn hình cắt , mặt cắt sau cho phù hợp diễn tả được hình dạng cấu tạo của chi tiết .
Ghi kích thước .
4.4 Cũng cố bài học : GV nhận xét giờ thực hành về sự chuẩn bị của HS , kỹ năng làm bài của HS ,
thái độ học tập của HS và thu bài .
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học : Chuẩn bị trước bài 11 SGK
V/ RÚT KINH NGHIỆM :
BẢN VẼ XÂY DỰNG
Ngày soạn : Tên bài :
Ngày dạy :
Tiết chương trình : 14
I/ MỤC TIÊU :
1/ Về kiến thức : Biết khái quát về các loại bản vẽ xây dựng , các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản
vẽ nhà .
2/ Về kỹ năng : Phân biệt được các loại hình biểu diễn : ý nghĩa , công dụng .
3/ Về thái độ : cẩn thận , có tư duy lô gich .
II/ CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ phóng to hình 11.1a , 11.2 trang 56 , 58 SGK .
Sưu tầm một số bản vẽ công trình xây dựng và quy hoạch .
2/ Học sinh : Chuẩn bị bài ở nhà .
III/ PHƯƠNG PHÁP : Đặt vấn đề – Gợi mở – Thuyết giảng .
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
4.1 Oån định tổ chức : Oån định lớp – Kiểm tra sĩ số .
4.2 Kiểm tra bài cũ : Rút kinh nghiệm bài thựchành tiết trước .
4.3 Giảng bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm chung về bản vẽ xây dựng .
+ GV giới thiệu khái quát về bản vẽ xây dựng và lưu ý trong phần này chỉ quan tâm đến bản vẽ nhà đơn giản .
+ GV đặt câu hỏi :
Hãy cho biết nội dung và tác dụng của bản vẽ nhà ?
GV tóm tắt nội dung và tác dụbg của bản vẽ nhà và bổ xung thêm : giai đoạn thiết kế ban đầu thường có thêm hình chiếu phối cảnh , hình chiếu vuông góc , mặt cắt của ngôi nhà .
I/ Khái niệm chung :
+ Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng .
+ Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng , kích thước , cấu tạo ngôi nhà .
+ Tác dụng : căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà .
Hoạt động 2 : Bản vẽ mặt bằng tổng thể .
GV dùng hình 11.1 yêu cầu HS tìm hiểu bản vẽ mặt bằng tổng thể của trường học .
GV nhấn mạnh mặt bằng tổng thể là hình chiếu bằng của khu đất xây dựng .
II/ Bản vẽ mặt bằng tổng thể :
+ Bản vẽ hình chiếu bằng của công trình .
+ Thể hiện vị trí các công trình trong khu đất xây dựng .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các hình biểu diễn ngôi nhà .
+ GV giới thiệu khái quát các loại hình biểu diễn ngôi nhà trong bản vẽ .
+ GV đặt câu hỏi liên hệ từ bài trước :
Để biểu diễn một vật thể cần được mô tả bằng những hình biểu diễn nào ?
+ GV yêu cầu HS xem phần thông tin bổ xung , sau đó nhận xét tác dụng của hình vẽ mặt bằng tầng 1 , tầng 2 ( hình 11.2 c, d ) . Nêu điểm khác biệt nhất giữa bản vẽ nhà và bản vẽ cơ khí ( dùng một mặt phẳng cắt và không biểu diễn phần khuất )
+ GV nhấn mạnh đây là hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà .
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ hình 11.2 a và nhận xét tác dụng của mặt đứng .
+ Mặt đứng của ngôi nhà còn thể hiện ban công tầng 2 .
+ GV lưu ý HS mặt đứng có thể là mặt chính hay mặt bên tùy theo kiến trúc ngôi nhà .
+ GV yêu cầu HS quan sát hình 11.2d và nhận xét tác dụng của mặt cắt ngôi nhà và chỉ rõ vị trí mặt cắt .
Nêu tác dụng : thể hiện kết cấu , các kích thước từ móng , mái nhà , cầu thang .
III/ Các hình biểu diễn ngôi nhà :
1/ Mặt bằng :
+ Hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng đi ngang qua cửa sổ .
+ Tác dụng thể hiện vị trí ngôi nhà .
2/ Mặt đứng :
+ Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng thẳng đứng .
+ Tác dụng : thể hiện hình dạng , sự cân đối , vẽ đẹp bên ngoài của ngôi nhà .
3/ Mặt cắt :
+ Hình tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà .
+ Mặt cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà , kích thước các tầng nhà theo chiều cao , cửa sổ .
4.4 Cũng cố bài học :
+ GV đặt câu hỏi so sánh giữa mặt bằng tổng thể và mặt bằng của ngôi nhà hoặc so sánh các hình biểu diễn của ngôi nhà với hình biểu diễn của vật thể .
+ Cho một số HS nhận xét ( có thể cho điểm )
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học :
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK , đọc các thông tin bổ xung , chuẩn bị bài thực hành .
V/ RÚT KINH NGHIỆM :
Thực hành : BẢN VẼ XÂY DỰNG
Ngày soạn : Tên bài :
Ngày dạy :
Tiết chương trình : 15
I/ MỤC TIÊU :
1/ Về kiến thức : HS biết cách đọc bản vẽ xây dựng một cách chính xác .
2/ Về kỹ năng : Đọc được bản vẽ mặt bằng tổng thể , bản vẽ ngôi nhà đơn giản .
Đọc được bản vẽ mặt bằng tổng thể , bản vẽ mặt bằng .
3/ Về thái độ : Cẩn thận , chính xác , có tư duy lô gich .
II/ CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ phóng to các hình từ 12.1 đến 12.4 trang 61, 62 , 63. ( sử dụng máy chiếu nếu có )
2/ Học sinh : Chuẩn bị bài ở nhà .
III/ PHƯƠNG PHÁP : Thực hành .
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
4.1 Oån định tổ chức : Oån định lớp – Kiểm tra sĩ số .
4.2 Kiểm tra bài cũ :
4.3 Giảng bài mới :
Hoạt động 1 : Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể .
GV đặt câu hỏi :
+ Quan sát hình 12.1 , 12.2 trong SGK và cho biết : Trạm xá có mấy ngôi nhà chính ? nêu chức năng của từng ngôi nhà ?
+ Chỉ rõ hướng quan sát để nhận được mặt đứng hình 12.3 . Yêu cầu HS nhận xét hướng quan sát . Nếu thay đổi hướng quan sát sẽ nhận được kết quả như thế nào ?
Hoạt động 2 : Đọc bản vẽ mặt bằng .
+ GV yêu cầu HS quan sát mặt bằng trong hình 12.4 . Yêu cầu HS đếm số cửa đi , cửa ra vào , tính toán diện tích các phòng ngủ , phòng sinh hoạt chung .
+ Cho HS quan sát và trả lời trên giấy .
Hoạt động 3 : Tổng kết đánh giá .
GV nhận xét giờ thực hành :
+ Sự chuẩn bị của học sinh .
+ Kĩ năng làm bài của học sinh ,
+ Thái độ học tập của học sinh .
+ Thu bài để chấm .
4.4 Cũng cố bài học : Nhắc lại sơ lược cách đọc bản vẽ xây dựng .
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học : Yêu cầu HS chuẩn bị bài ôn tập
V/ RÚT KINH NGHIỆM :
Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính .
Ngày soạn : Tên bài :
Ngày dạy :
Tiết chương trình : 16
I/ MỤC TIÊU :
1/ Về kiến thức : Biết các khái niệm cơ bản về hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính .
Biết khái quát về phần mềm AutoCad
2/ Về kỹ năng : Nhận biết chức năng của các thành phần trong hệ thống .
3/ Về thái độ :
II/ CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên :
Hình 13.1 đến 13.5 trang 65 SGK ; Nếu có điều kiện cho HS tiếp xúc phần mềm AutoCad .
2/ Học sinh : Chuẩn bị bài ở nhà .
III/ PHƯƠNG PHÁP : Thuyết giảng .
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
4.1 Oån định tổ chức : Oån định lớp – kiểm tra sĩ số .
4.2 Kiểm tra bài cũ : Nhận xét bài thực hành tiết trước .
4.3 Giảng bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Giới thiệu chung .
+ GV yêu cầu HS cho một thí dụ về việc thành lập bản vẽ kĩ thuật bằng tay và bằng máy tính điện tử . Từ đó HS rút ra nhận xét ưu điểm của việc lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính .
I/ Khái quát chung :
Ngày nay hầu hết các bản vẽ kĩ thuật đều được lập bằng máy tính . Công việc này có ưu điểm :
+ Bản vẽ thành lập chính xác , nhanh chóng .
+ Dễ dàng sửa chữa , bổ sung , thay đổi , lưu trữ .
+ Giải phóng con người khỏi công việc nặng nhọc và đơn điệu trong khi lập bản vẽ .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khát quát về hệ thốngvẽ kĩ thuật bằng máy tính ( CAD )
GV : Để thiết kế bản vẽ trên máy tính bằng hệ thống CAD cần hai thành phần : phần cứng và phần mềm .
GV đặt câu hỏi : kể tên các thiết bị phần cứng của dàn máy vi tính ?
Trong các thiết bị đó , thiết bị nào là thiết bị vào thiết bị nào là thiết bị đưa thông tin ra nói chung và thông tin vẽ nói riêng ? chức năng của từng thiết bị ?
GV đặt câu hỏi : hãy nêu nhiệm vụ mà phần mềm phải thực hiện để đảm bảo thiết lập được bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính ?
GV nhấn mạnh vai trò quyết định của con người trong hệ thống AutoCad .
II/ Khái quát về hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính
Hệ thống CAD gồm 2 phần : phần cứng và phần mềm .
1/ Phần cứng :
+ CPU : trung tâm xử lý , bộ não của máy tính .
+ Màn hình : hiển thị bản vẽ .
+ Bàn phím , chuột : ra lệnh , nạp dữ liệu vẽ .
+ Máy in , máy vẽ : để xuất bản vẽ ra giấy .
+ Thiết bị ngoại vi : bảng số hóa , máy quét ảnh , đầu ghi để biến thông tin vẽ thành thông dưới dạng số để lưu trữ .
2/ Phần mềm : có nhiệm vụ
+ Tạo các đối tượng vẽ cơ bản : đường thẳng , đường tròn , vật thể 3 chiều
+ Giải các bài toán dựng hình và vẽ hình .
+ Tạo ra các hình chiếu vuông góc , mặt cắt , hình cắt
Xây dựng hình chiếu trục đo , HC phối cảnh .
+ Tô , vẽ các ký hiệu vật liệu , ghi kích thước
Hoạt động 3 : Tìm hiểu khái quát về phần mềm AutoCad .
GV giới thiệu khát quát về phần mềm AutoCad .
GV tóm tắt một số ưu điểm cơ bản của phần mềm này .
Dựa vào hình 13.3 và 13.5 GV hỏi Hs các khả năng của phần mềm .
GV phân tích thêm : từ hình ba chiều , AutoCad có thể tự động xây dựng các hình chiếu vuông góc .
III/ Khái quát về phần mềm AutoCad :
+ Là một chương trình do con người viết ra với mục đích thực hiện vẽ các bản vẽ 2 chiều hoặc 3 chiều dưới sự hỗ trợ của máy tính điện tử .
1/ Bản vẽ hai chiều :
Vẽ hình chiếu các vật thể .
2/ Tạo mô hình vật thể ba chiều :
Được tạo bởi các khối hình học cơ bản .
4.4 Cũng cố bài học :
GV đặt câu hỏi để tổng kết , đánh giá sự tiếp thu của HS .
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học :
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài 13 SGK , yêu cầu ôn tập theo hướng dẫn bài 14 .
V/ RÚT KINH NGHIỆM :
ÔN TẬP PHẦN VẼ KĨ THUẬT
Ngày soạn : Tên bài :
Ngày dạy :
Tiết chương trình :17
I/ MỤC TIÊU :
1/ Về kiến thức : Cũng cố các kiến thức đã học về phần vẽ kĩ thuật .
2/ Về kỹ năng : Vận dụng được các kiến thức trả lời các câu hỏi ôn tập .
3/ Về thái độ : Nghiêm túc , chuẩn bị bài cẩn thận .
II/ CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên :
+ Đọc các câu hỏi và bài tập của các bài đã học .
+ Hình 14.1 trang 70 SGK .
2/ Học sinh : Chuẩn bị các câu trả lời của các câu hỏi ở bài 14 .
III/ PHƯƠNG PHÁP : Phát vấn – thuyết giảng .
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
4.1 Oån định tổ chức : Oån định lớp – Kiểm tra sĩ số .
4.2 Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra khi phát vấn học sinh trong bài học .
4.3 Giảng bài mới :
Hoạt động 1 : Hệ thống hóa kiến thức .
Giáo viên sử dụng hình 14.1 trang 70 SGK để hệ thống hóa lại các kiến thức đã học , nêu trọng tâm từng bài .
Giáo viên có thể hỏi để học sinh tự vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng .
Hoạt động 2 : Giới thiệu các câu hỏi ôn tập .
+ Giáo viên hướng dẫn để HS trả lời từng câu hỏi , sau đó giáo viên cũng cố lại .
+ Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh một số câu hỏi khó : thí dụ câu 3 , câu 11 SGK .
4.4 Cũng cố bài học :
Giáo viên nêu lại các điểm cần lưu ý khi ôn tập .
Nhận xét chung về tình hình học tập .
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học :
Giáo viên yêu cầu học sinh ôn tập cẩn thận chuẩn bị thi học kỳ .
Giáo viên có thể cho một số bài tập thực hành để học sinh làm ở nhà .
V/ RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- Chuong 2 ve KT ung dung.doc