Mục đích yêu cầu.
Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh:
Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.
Biết được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 10: Tự động hoá trong chế tạo cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên: Phùng Văn Phú
TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ
Ngày soạn:
Lớp: KTCN2007
Ngày dạy:
Số tiết: 10
.
A. Mục đích yêu cầu.
Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh:
Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.
Biết được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn.
B. Dụng cụ và phương tiện dạy học.
+ Giáo án.
+ Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, gia công áp lực và hàn.
C. Các bước lên lớp.
C. I. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp.
C.II.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 4 phút
Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi:” Hãy nêu các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong nghành cơ khí?”
Nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm.
C.III Giảng bài mới. Thời gian: 34phút
1. Giới thiệu bài mới. Thời gian: 1 phút
2.Trình bày bài mới. Thời gian: 32 phút
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động I
18
10
I. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
1. Bản chất.
- Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loạilỏng kết tinh và nguội người ta thu được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.
- Có nhiều phương pháp đúc khác nhau như đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn KL
GV giải thích các khái niệm về chi tiết, phôi.
+ Chi tiết là phần nhỏ nhất khôngthể tách rời, có hình dạng, kích thước, chất lượng bề mặt và cơ tính thoả mãn yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra.
+ Phôi là đối tượng gia công để thu được chi tiết có hình dạng, kích thước, chất lượng bề mặt và cơ tính theo yêu cầu.
- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể tên một số đồ dùng được chế tạo bằng phương pháp đúc.
- Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét, đánh giá câu trả lời của học sinh và đặt ra câu hỏi: Đúc là gì?
- Gọi học sinh trả lời.
- Nêu và giải thích bản chất của phương pháp đúc theo nội dung SGK.
- Chú ý nghe giảng.
- Nắm và phân biệt được khái niệm về chi tiết và phôi.
- Đưa ra các thắc mắc để tgiáo viên giải đáp nếu chưa hiểu bài.
- Chú ý câu hỏi của giáo viên.
TL: Nồi gang, lưỡi cày, quả tạ
- Suy nghĩ để trả lời câu hỏi của giáo viên.
TL: đúc là nấu chảy KL sau rót vào khuôn
Hoạt động II
8
2./ Ưu nhược điểm.
a./ Ưu điểm.
b./ Nhược điểm.
- Đúc được tất cả các kimloại và hợp kim khác nhau.
- Có thể đúc được những vật có khối lượng từ rất nhỏ đến rất lớn.
- Có thể đúc được những vật từ đơn giản đến phức tạp mà các phương páhp khác khó có thể chế tạo được hoặc nếu được thì giá thành rất cao.
- Có thể đúc được vật đúc với các kim loại và hợp kim khác nhau.
- Trang thiết bị đơn giản, rể tiền, vốn đầu tư thấp do đó giá thành sản phẩm thấp hơn so với các phương pháp khác.
- Việc cơ khí hoá và tự động hoá khó khăn.
- Dễ tạo lên các khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, không điền hết lòng khuôn, vật đúc bị nứt
- Tổn hao nhiều kim loại.
- Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân.
- Các khuyết tật bên trong vật đúc rất khó phát hiện, phải dùng cácphương pháp hiện đại đắt tiền như: Tia rơnghen, siêu âm.
- Chú ý nghe giảng.
- Nắm và phân tích được các ưu điểm của phương pháp đúc so với các phương pháp tạo phôi khác.
- Chú ý nghe giảng.
- Nắm và phân tích được các nhược điểm của phương pháp đúc so với các phương pháp tạo phôi khác.
- Đưa ra các thắc mắc nếu chưa hiểu bài.
Hoạt động III
12
5
3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.
Bước 1 : Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn.
Bước 2 : Tiến hành làm khuôn.
Bước 3 : Chuẩn bị vật liệu nấu.
Bước 4 : Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn
- GV đặt câu hỏi: Muốn đúc một vật người ta phải làm những việc gì?
- Gọi học sinh trả lời.
- Yêu cầu học sinh đọc và phân tích sơ đồ 16.1.
- Mẫu làm bằng gỗ hoặc nhôm có hình dạng và kích thước giống như chi tiết cần đúc.
- Vật liệu làm khuôn cát là hỗn hợp cát( 70¸80%), chất dính kết( 10¸20%), còn lại là nước.
- Hỏi: Em hãy cho biết mẫu để làm gì?
- Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét và kết luận.
- Dũng mẫu làm khuôn trên nề cát được lòng khuôn có hình dạng và kích thước giống vật đúc.
Vật liệu nấu là gang, than đá và chất trợ dung được xác định theo tỷ lên nhất định.
- Tiến hành nấu chảy rồi rót kim loại lỏng vào khuôn. Sau khi KL kết tinh và nguội, dỡ khuôn thu được vật đúc.
+ Vật đúc sử dụng ngay gọi là chi tiết đúc: VD quả tạ
+ Vật đúc phải qua gia công cắt gọt gọi là phôi đúc.
Hỏi: Ngoài việc tạo phôi cho gia công cắt gọt, em hãy cho biết đúc có chế tạo được các SP khác không? Cho ví dụ minh hoạ.
- Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét và kết luận
- Chú ý trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Cá nhân trả lời câu hỏi.
- Xem và phân tích sơ đồ 16.1.
- Chú ý nghe giảng và nắm được khái niệm về mẫu.
- Nắm được tính chất của vậtliệu làm khuôn cát.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của giáo viên.
TL: Mẫu dùng để tạo ra lòng khuôn có hình dạng và kích thước giông như vật cần đúc.
- Chú ý nghe giảng.
- Chú ý nghe giảng.
- Phân biệt khái niệm về chi tiết đúc, phôi đúc.
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- TL: Có thể tạo ra các sản phẩm có độ chính xác không cao: Tượng, chuông đồng, nồi đồng.
3.Áp dụng. Thời gian: 4 phút
Lập quy trình đúc một quả tạ.
C.IV.Củng cố bài mới. Thời gian: 3 phút
- GV nêu các câu hỏi tổng kết bài, đánh giá sự tiếp thu của học sinh như:
+Hãy nêu bản chất, ưư nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
+ Trình bày các bước cần thực hiện khi đúc trong khuôn cát.
- Giáo viên gọi một học sinh trả lời và một số học sinh khác nhận xét, bổ sung sau đó GV đánh giá, cho điểm và tổng kết các kiến thức trọng tâm của bài
C.V.Giao bài.
- Học sinh về nhà đọc trước phần II, III bài 16 SGK.
C.VI. Tự rút kinh nghiệm.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày tháng năm 20 Ngày tháng .. năm 20
Tổ trưởng bộ môn Giáo viên
Phùng Văn Phú
File đính kèm:
- CONG NGHE 11(2).doc