Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 104 - Bài 34: Tìm hiểu nghề nuôi cá

/ Kiến thức:

- Biết được đặc điểm, yêu cầu của nghề.

- Biết được thông tin về thị trường lao động của nghề cá.

- Biết cách chữa 1 số bệnh thông thường cho cá.

- Biết được các nơi đào tạo nghề.

- Tìm hiểu được thông tin nghề cần thiết.

2/ Kĩ năng:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 104 - Bài 34: Tìm hiểu nghề nuôi cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết : 104 BÀI 34: TÌM HIỂU NGHỀ NUÔI CÁ I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Biết được đặc điểm, yêu cầu của nghề. Biết được thông tin về thị trường lao động của nghề cá. Biết cách chữa 1 số bệnh thông thường cho cá. Biết được các nơi đào tạo nghề. Tìm hiểu được thông tin nghề cần thiết. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện, phát triển kĩ năng so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp. - Vận dụng vào thực tiễn SX ở địa phương & gia đình. 3/ Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu lao động, có ý thức lập thân cho tương lai. Hình thành tác phong công nghiệp trong lao động & cuộc sống. - Có ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm. Phương tiện:- SGK, SGV, tài liệu tham khảo. -Tranh ảnh có liên quan. 2/ HS: Đọc bài mới ở nhà. Chuẩn bị bài mới bằng câu hỏi: Nêu 1 số bệnh phổ biến & cách phòng trị bệnh ở cá. III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’) 2/ KT bài cũ (2’) : Nộp bài báo cáo. 3/ Tiến trình bài mới : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS HĐ 1: Tìm hiểu các chuyên môn của nghề I. TÊN CÁC CHUYÊN MÔN CỦA NGHỀ Có nhiều cách gọi khác nhau về tên của các nghề nuôi cá : - Gọi theo mt sống của cá : Nuôi cá nước ngọt, nuôi cá nước lợ, nuôi cá nước mặn (nuôi cá biển). - Gọi theo loại hình mặt nước : + Nuôi cá ao hồ nhỏ : Nuôi cá ao nước tĩnh, nuôi cá ao nước chảy, nuôi cá ruộng (trũng, ruộng bình thường). + Mặt nước lớn : Nuôi cá hồ tự nhiên, nuôi cá hồ chứa, nuôi cá lồng bè, nuôi cá ở các eo ngách hồ, - Gọi theo quy luật sinh trưởng phát triển : Nuôi cá bố mẹ, nuôi cá bột, nuôi cá hương, nuôi cá giống, nuôi cá thịt. - Gọi theo hình thức nuôi : Nuôi đơn, nuôi ghép, nuôi kết hợp (VAC, VACR, cá – lúa, cá – lợn,). - Gọi theo phương thức nuôi : Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, nuôi thâm canh. HĐ 2 : Tìm hiểu đặc điểm hoạt động của nghề cá II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA NGHỀ 1/ Đối tượng lao động Cá nuôi được phải thỏa mãn các y/c sau: - Con người có thể điều khiển được quá trình st, cá ăn được TĂ do con người cung cấp. - Cá chóng lớn, thịt ngon, được nhân dân ưa chuộng. - Cá có thể đẻ tự nhiên hoặc nhân tạo nhưng phải chủ động nguồn giống. Cá phải thích nghi với đk tự nhiên cụ thể ở từng địa phương nhất định. TĂ phải dễ kiếm, phù hợp với thực tế địa phương. - Có thể đầu tư chi phí cao, nhưng lợi nhuận đem lại phải cao. 2/ Mục đích - Khai thác, tận dụng các diện tích mặt nước để nuôi cá. - Đưa cá tiến bộ KHKT để không ngừng nâng cao năng suất & sản lượng của nghề cá. - Gia tăng kt, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng mặt hàng xuất khẩu. - Tạo nguồn thực phẩm có giá trị dd cao cho con người. 3/ Nội dung Bao gồm các công việc sau: - Tẩy dọn ao vệ sinh nơi nuôi cá bao gồm: tát cạn ao, dọn vệ sinh, tu sửa bờ ao, đáy ao, rắc vôi bột tẩy trùng, bón lót phân hữu cơ, lấy nước vào ao, - Thao tác vận chuyển cá giống & thả cá giống vào ao nuôi. - Thao tác bón phân cho ao, cho ăn thêm TĂ chế biến. - Quản lí, chăm sóc bảo vệ nơi nuôi cá, thực hiện các công việc: vệ sinh ao hồ, gia cố bờ ao đầm không để lở bờ, rò rỉ; đánh giá màu nước; kiểm tra sinh trưởng của cá; phòng & chữa 1 số bệnh thông thường; kt môi trường sống; - Thu hoạch cá. 4/ Sản phẩm Cá thịt (cá thương phẩm), cá con (cá bột, cá hương, cá giống). 5/ Công cụ lao động như: lưới, vợt, cuốc, xẻng, đăng, giai, lồng, bè, xô chậu, lưỡi liềm, dao, gánh, túi oxi, máy bơm nước, dụng cụ đo pH, đĩa secchi, 6/ Điều kiện lao động - Hoạt động chủ yếu ngoài trời, chịu ảnh hưởng của các yếu tố mt, tiếp xúc nhiều với các chất hóa học, thời gian làm việc không kể ngày đêm, các sự cố nguy hiểm, - Tư thế làm việc thay đổi tùy theo công việc, kết hợp đi lại, quan sát theo dõi rất nhiều, HĐ3: Tìm hiểu cách yêu cầu của nghề & những nơi đào tạo nghề III. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGHỀ 1/ Người làm nghề phải có sức khỏe tốt, dẻo dai, có khả năng làm việc lâu dài dưới nước. 2/ Yêu thích nghề, có đức tính kiên trì cẩn thận; có khuynh hướng năng khiếu về khoa học sinh vật; có khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá, lựa chọn phương thức nuôi phù hợp với đk cụ thể. 3/ Có mong muốn thạo nghề nuôi cá, tạo ra những giống cá chất lượng tốt, kinh doanh các sản phẩm từ nghề. 4/ Nam phụ lão ấu đều có thể tham gia nghề cá nếu biết cách bố trí công việc phù hợp. 5/ Kiến thức & kĩ năng - Kiến thức: Nắm được đặc điểm sinh trưởng & phát triển của cá, trong đó quan trọng là TĂ, đặc điểm sống, dd, sinh sản & nuôi cá con. - Kĩ năng: Nắm được các thao tác cơ bản của nghề cá: cho cá ăn, chế biến TĂ, đánh bắt cá con, vận chuyển cá giống, phòng & chữa bệnh cho cá, IV. NHỮNG CHỐNG CHỈ ĐỊNH CẦN THIẾT Người bị thấp khớp, thần kinh, không biết bơi, sợ nước thì không làm các công việc trực tiếp với nước. V. NHỮNG NƠI ĐÀO TẠO - Nghề nuôi cá được đào tạo ở các trường sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, Đại học thủy sản & đại học nông nghiệp, các trường này phân bố khắp cả nước. - Ngoài ra, tại các trạm, trại cá, viện nghiên cứu, công ty liên doanh đều có thể đào tạo. VI. TRIỂN VỌNG - Với sự phát triển kt hiện nay, nghề nuôi cá đang phát triển & càng có nhiều đối tượng lao động tham gia đông đảo do năng suất, sản lượng cao hơn so với trước đây. - Nước ta ngày càng phát triển nghề nuôi cá với nhiều hình thức khác nhau nhờ đưa các tiến bộ KHKT mới vào áp dụng trong nuôi cá. VII. NHỮNG NƠI LÀM VIỆC Các trạm, trại quốc doanh. Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo (viện, trường). Các hợp tác xã nông nghiệp. Các cơ sở liên doanh lk với nước ngoài. Các hộ gia đình. GV y/c HS đọc kĩ phần I/ SGK trang 207 – 208 để trả lời câu hỏi :Có những cách nào gọi tên các hình thức nuôi cá phổ biến ở nước ta? - Nuôi cá quảng canh là gì ? thâm canh là gì ? bán thâm canh là gì ? Ở địa phương ta, có hình thức nào phổ biến ? GV y/c HS đọc kĩ phần II/ SGK trang 208 – 210 để trả lời câu hỏi : - Đối tượng lao động của nghề nuôi cá là gì ? Loại cá phải đạt những yêu cầu gì mới là cá nuôi ? Mục đích của nghề nuôi cá là gì ? Các nội dung công việc của nghề nuôi cá. Nuôi cá cho ta các sản phẩm nào ? Liệt kê các công cụ lao động của nghề nuôi cá. Trong nghề nuôi cá, chúng ta phải hoạt động trong những điều kiện lao động như thế nào ? Những người nào có thể tham gia được nghề nuôi cá ? Những người nào không thể tham gia được nghề nuôi cá ? GV giới thiệu một số trường, nơi đào tạo nghề nuôi cá ở các tỉnh lân cận? Nêu các triển vọng phát triển của ngành nghề nuôi cá. - Gọi theo mt sống của cá. - Gọi theo loại hình mặt nước nuôi cá. - Gọi theo quy luật sinh trưởng phát triển. - Gọi theo phương thức nuôi. - Nuôi cá quảng canh là không cung cấp TĂ cho cá, chỉ dựa vào TĂ tự nhiên. Quảng canh cải tiến là hình thức nuôi : TĂ tự nhiên & cho thêm ít TĂ, phân bón. Thâm canh là nuôi cá TĂ chủ yếu do con người cung cấp. Bán thâm canh đầu tư TĂ cho cá nhưng không nhiều như thâm canh. Nuôi cá ao nước tĩnh, nuôi cá ruộng, nuôi kết hợp (VAC, VACR, cá – lúa, cá – lợn,). - Đối tượng lao động của nghề nuôi cá là cá. - Những loại cá nuôi phải đạt những yêu cầu sau: Điều khiển được quá trình st, ăn được TĂ con người cung cấp; Cá chóng lớn, thịt ngon, được nhân dân ưa chuộng; chủ động nguồn giống; TĂ phải dễ kiếm, phù hợp với thực tế địa phương; lợi nhuận đem lại phải cao. - Tận dụng các diện tích mặt nước để nuôi cá. - Nâng cao năng suất & sản lượng của nghề cá. - Gia tăng kt, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng mặt hàng xuất khẩu. - Cung cấp thực phẩm có giá trị dd cao cho con người. - Chuẩn bị & vệ sinh các phương tiện, dụng cụ, ao nuôi cá, lồng bè, - Thao tác, vận chuyển, nuôi cá giống,... - Bón phân, cho cá ăn, - Quản lí, chăm sóc, theo dõi, kiểm tra đánh giá cá nuôi. - Phòng & chữa bệnh cho cá nuôi. - Thu hoạch cá. Cá thịt (cá thương phẩm), cá con (cá bột, cá hương, cá giống). Các công cụ lao động của nghề nông, thủy sản : lưới, vợt, cuốc, xẻng, đăng, giai, lồng, bè, xô chậu, lưỡi liềm, dao, gánh, túi oxi, máy bơm nước, dụng cụ đo pH, đĩa secchi, - Thường xuyên tiếp xúc với nước, các chất hóa học, làm việc ngoài trời nắng, gió, đi lại nhiều, - Người làm nghề phải có sức khỏe tốt, dẻo dai, có khả năng làm việc lâu dài dưới nước; yêu thích nghề, có đức tính kiên trì cẩn thận, có kiến thức nhiều về thủy sản. - Nam phụ lão ấu đều có thể tham gia nghề cá nếu biết cách bố trí công việc phù hợp. Người bị thấp khớp, thần kinh, không biết bơi, sợ nước thì không làm các công việc trực tiếp với nước. - Khoa Thủy sản - Trường ĐH Cần Thơ, ĐH thủy sản Nha Trang, Trường ĐH Đồng Tháp, An Giang, Nghề nuôi cá hiện nay rất phát triển, đặc biệt nuôi các loại cá có giá trị kt cao, giá trị xuất khẩu 4/ Củng cố: (3’) Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK. Trả lời các câu hỏi TN trong ngân hàng đề. 5/ Dặn dò: (2’) Học bài cũ –Đọc trước bài ôn tập. Chuẩn bị các nội dung ôn tập theo hướng dẫn của GV.

File đính kèm:

  • doct105ngnc11.doc
Giáo án liên quan