Mục đích yêu cầu.
Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh:
Biết khái quát về các loại bản vẽ xây dựng
Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà.
B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.
+ Giáo án.
+Đề cương bài giảng.
+Tranh vẽ phóng to hình 11.1 và 11.2 sách giáo khoa.
C/Các bước lên lớp.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 14 - Bài 9: Bản vẽ xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 14 Số giờ đã giảng: 13
Thực hiện ngày 2 tháng 12 năm 2008
.
Tiết 14 - Bài9: BẢN VẼ XÂY DỰNG.
A/ Mục đích yêu cầu.
Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh:
Biết khái quát về các loại bản vẽ xây dựng
Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà.
B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.
+ Giáo án.
+Đề cương bài giảng.
+Tranh vẽ phóng to hình 11.1 và 11.2 sách giáo khoa.
C/Các bước lên lớp.
I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp.
II/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 4 phút
Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi:” Trình bày các giai đoạn của quá trình thiết kế và khái njiệm về bản vẽ xây dựng?”
Nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm.
III/.Giảng bài mới. Thời gian: 33phút
1/. Giới thiệu bài mới. Thời gian: 1 phút
Hồ sơ kỹ thuật trong xây dựng gồm các bả vẽ mặt bằng tổng thể, bản vẽ mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng. ngaòi ra người ta còn có thêm các hình chiếu phối cảnh, hình chiếu trục đo của các công trình xây dựng.
2/.Trình bày bài mới. Thời gian: 32 phút
Nội dung
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
I. Khái niệm chung.
II./ Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
III./ Các hình biểu diễn ngôi nhà.
1./ Mặt bằng.
2./ Mặt đứng.
3./ Mặt cắt
4
8
20
8
7
5
Bản vẽ xây dựng bao gồm bản vẽ các công trình xây dựng như nhà, cầu đường, bến cảng
Bản vẽ nhà là các bản vẽ thể hiện hình dạng , kích thước, cấu tạo của ngôi nhà. Người thi công căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản vẽ mặt bằng tổng thể của trường học ở hình 11.1 SGK.
- Đặt câu hỏi: Dự vào nội dung của hình 11.1 em hãy chỉ rõ bản chất và công dụng của bản vẽ mặt bằng tổng thể?
- Gọi học sinh trả lời và một số học sinh khác bổ sung.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận chính xác.
+ Bản chất của mặt bằng tổng thể là hình chiếu bằng của các công trình trên cả khu đất xây dựng
+ Công dụng : Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường xá, cây xanh, hiện có hoặc dự định xây dựng và quy hoạch của khu đất.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các mặt bằng của một ngôi nhà hai tầng hình 11,2 SGK.
- GV nêu câu hỏi: “ Dựa vào hình 11.2c, d em hãy nêu nội dung của mặt bằng và cách tạo mặt bằng của ngôi nhà.
- Gọi học sinh trả lời và một số học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Nhận xét và nhấn mạnh:
+ Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng ngang đi qua cửa sổ.
+ Nội dung của mặt bằng là thể hiện vị trí kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi , cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết bị, đồ đạc...
- GV đặt câu hỏi:” So sánh sự khác nhau giữa các kí hiệu cầu thang trên mặt bằng tầng 1 và tầng 2?”
- Gọi học sinh trả lời và một số học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Nhận xét và nhấn mạnh:
Kí hiệu cầu thang ở mặt bằng tầng 1 chỉ có một cánh thang thứ nhất bị cắt lìa , ở mặt bằng tầng hai có cả hai cánh thang.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu mặt đứng của một ngôi nhà hai tầng hình 11,2a SGK.
- GV nêu câu hỏi: “ Dựa vào hình 11.2a em hãy nêu khái niệm và vai trò của mặt đứng của ngôi nhà.
- Gọi học sinh trả lời và một số học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Nhận xét và đưa ra kết luận.
+ Mặt đứng là hình chiếu đứng hoặc hình chiếu cạnh của ngôi nhà nhưng không biểu diễn phần khuất.
+ Mặt đứng thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ dẹp bên ngoài của ngôi nhà.
- GV đặt câu hỏi:” So sánh sự khác nhau giữa mặt đứng của ngôi nhà với các hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của một vật thể?”
- Gọi học sinh trả lời và một số học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Nhận xét và kết luận:
+ Mặt đứng của ngôi nhà vẽ bằng nét mảnh, không biểu diễn phần khuất và có thể vẽ thêm cây cối...
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu mặt cắt của một ngôi nhà hai tầng hình 11.2b SGK.
- GV nêu câu hỏi: “ Dựa vào hình 11.2b em hãy nêu khái niệm và vai trò của mặt cắt của ngôi nhà.”
- Gọi học sinh trả lời và một số học sinh khác nhận xét bổ sung.
- GV Nhận xét và đưa ra kết luận
+ Mặt cắt của ngôi nhà là hình cắt đứng hoặc hình cắt cạnh của ngôi nhà.
+ Mặt cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận của ngôi nhà và kích thước các tầng nhà theo chiều cao, các kích thước cửa đi, cửa sổ, cầu thang, tường, sàn, mái, móng...
- Chú ý nghe giảng.
- Phân biệt được bản vẽ xây dựng và bản vẽ cơ khí.
- Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể của trường học ở hình 11.1 SGK.
- Chú ý và suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Cá nhân trả lời câu hỏi và một số học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Chú ý nhận xét của giáo viên.
- Ghi nhận và tích luỹ thông tin.
- Đọc bản vẽ mặt bằng tầng 1 và tầng 2 của ngôi nhà ở hình 11.2 c, d SGK.
- Chú ý và suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Cá nhân trả lời câu hỏi và một số học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Chú ý nhận xét của giáo viên.
- Ghi nhận và tích luỹ thông tin.
- Chú ý và suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Cá nhân trả lời câu hỏi và một số học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Chú ý nhận xét của giáo viên.
- Ghi nhận và tích luỹ thông tin.
- Đọc bản vẽ mặt đứng của ngôi nhà ở hình 11.2 a SGK.
- Chú ý và suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Cá nhân trả lời câu hỏi và một số học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Chú ý nhận xét của giáo viên.
- Ghi nhận và tích luỹ thông tin.
- Chú ý và suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Cá nhân trả lời câu hỏi và một số học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Chú ý nhận xét của giáo viên.
- Ghi nhận và tích luỹ thông tin.
- Đọc bản vẽ mặt cắt của ngôi nhà ở hình 11.2 b SGK.
- Chú ý và suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Cá nhân trả lời câu hỏi và một số học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Chú ý nhận xét của giáo viên.
- Ghi nhận và tích luỹ thông tin.
3/.Áp dụng. Thời gian: 4 phút
So sánh sự khác nhau giữa mặt bằng tổng thể với hình chiếu bằng khi biểu diễn một vặt thể đơn giản?
So sánh mặt bằng và mặt cắt của ngôi nhà với các hình cắt của vật thể?
GV yêu cầu một học sinh trả lời, một số học sinh khác nhận xét bổ sung sau đó đánh giá, cho điểm.
Gợi ý trả lời:
+ Trên mặt bằng tổng thể không biểu diễn chi tiết, dùng nhiều kí hiệu để biểu diễn công trình, cây cối đường xá
+ So sánh mặt bằng và mặt cắt của ngôi nhà với các hình cắt của một vật thể.
IV/.Củng cố bài mới. Thời gian: 3 phút
- GV tổng kết nội dung của bài và nhấn mạnh :
+ Khi thiết kế một ngôi nhà cần có nhiều loại bản vẽ. Trong đó các bản vẽ cơ bản và cần thiết nhất là:
Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
Bản vẽ các mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt của ngôi nhà.
- Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi và làm bài tập cuối bài 11 SGK.
V/.Giao bài.
- Học sinh về nhà đọc trước bài 12 SGK và chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu để làm bài thực hành.
VI/. Tự rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 3 tháng 12 năm 2008 Ngày 2 tháng 12 năm 2008
Tổ trưởng bộ môn Giáo viên
Trần Thị Lý Phùng Thị Tin
File đính kèm:
- CONG NGHE 11 Tiet 14.doc