Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 19 - Bài 15 : Vật liệu cơ khí (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng sau:

1 - Kiến thức:Biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí.

 2 - Kỹ năng:Nhận biết được độ bền, độ dẻo và độ cứng của vâtk liệu cơ khí.

 3 - Thái độ: Tác phong công nghiệp ; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự

 - Hình thành lòng yêu nghề , quí trọng lao động.

 - Thói quen đúng giờ.

 - Kỹ thuật lao động chính xác.

 II. CHUẨN BỊ:

 

doc74 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 19 - Bài 15 : Vật liệu cơ khí (Tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II PHẦN HAI : CHẾ TẠO CƠ KHÍ CHƯƠNG III - VẬT LIỆU CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI Tiết: 19; BÀI 15 : VẬT LIỆU CƠ KHÍ I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng sau: 1 - Kiến thức:Biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí. 2 - Kỹ năng:Nhận biết được độ bền, độ dẻo và độ cứng của vâtk liệu cơ khí. 3 - Thái độ: Tác phong công nghiệp ; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự - Hình thành lòng yêu nghề , quí trọng lao động. - Thói quen đúng giờ. - Kỹ thuật lao động chính xác. II. CHUẨN BỊ: 1 - Giáo viên: Giáo án, que chỉ, vật liệu mẫu. 2 - Học sinh: Chuẩn bị vở ghi chép và các vật dụng cần thiết mà GV đã dặn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 1’ a. Kiểm diện sĩ số học sinh: HD:..;P:;K: b. Nội dung nhắc nhở: Chỉnh đốn lại tác phong để tiếp thu bài học tốt hơn. 2. Kiểm tra bài cũ : 1’ a. Dự kiến học sinh: b. Câu hỏi kiểm tra: Ngoài các phần mềm vẽ kỹ thuật, trong quá trình thiết kế , người ta còn sử dụng nhiều phần mềm nào ? c. Đáp án: Photoshop, 3D Studio, 3. Bài mới: a. Giới thiệu gây động cơ: 2’ Như chúng ta đã biết, trên chiếc xe đáp mà em đi học được làm từ nhiều vật liệu khác nhau nhưng vật liệu chính để làm ra chiếc xe đạp là thép. Chính vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vật liệu cơ khí. b. Giảng bài mới: ’ Phương tiện Nội dung dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian Bản thông kê vật liệu cơ bản Một số tính chất đặc trưng của vật liệu: Muốn chọn đúng vật liệu theo yêu cầu sử dụng cần phải biết các tính chất đặc trưng của nó. Vật liệu có các tính chất cơ học, lý học và hoá học khác nhau. Ở đây chỉ giới thiệu ba tính chất đặc trưng về cơ học là độ bền, độ dẻo và độ cứng Thuyết trình có minh hoạ bằng bảng thống kê Chú ý lắng nghe và phân tích Vật liệu 2’ Sợi dây chì và sợi dây đồng sợi nhôm Độ bền: Độ bền biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. Độ bền là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu. Giới hạn bền σb đặc trưng cho độ bền của vật liệu. vật liệu có giới hạn bền càng lớn thì độ bền càng cao. Giới hạn bền được chia thành hai loại: Giới hạn bền kéo σbk (N/mm2), đặc trưng cho độ bền kéo của vật liệu. Giới hạn bền nén σbn đặc trưng cho độ bền nén của vật liệu Dùng vật thật diễn giảng theo nội dung bài giảng Chú ý lắng nghe và nhận dạng màu 2’ Sợi dây chì đồng nhôm Độ dẻo: Độ dẻo biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. Độ dãn dài tương đối δ (%) đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu. Vật liệu có độ dãn dài tương đối δ càng lớn thì có độ dẻo càng cao. Dùng vật thật diễn giảng theo nội dung bài giảng Chú ý lắng nghe và nhận dạng màu 6’ Sợi dây chì đồng nhôm Độ cứng: Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực thông qua các đầu thử có độ cứng cao được coi là không biến dạng. Dùng vật thật diễn giảng theo nội dung bài giảng Chú ý lắng nghe và nhận dạng màu 2’ Máy Projectơ Viết chì ống nhựa.. Hình ảnh Trong thực tế thường sử dụng các đơn vị đo độ cứng sau đây: Độ cứng Brinen ( ký hiệu HB ) đùng khi đo độ cứng của các loại vật liệu có độ cứng thấp. Vật liệu càng cứng có chỉ số đo HB càng lớn. Ví dụ: Gang xám có độ cứng nằm trong khoảng 180 ÷ 240HB. Độ cứng Rocven ( Ký hiệu HRC) dùng khi độ cứng các loại vật liệu có độ cứng trung bình hoặc độ cứng cao như thép đã qua nhiệt luyện. Vật liệu càng cứng có chỉ số đo HRC càng lớn. Ví dụ: Thép 45 sau khi nhiệt luyện có độ cứng nằm trong khoảng 40 ÷ 45HRC. Độ cứng Vicker ( ký hiệu HV) dùng khi đo độ cứng của các vật liệu có độ cứng cao. vật liệu càng cứng thì có chỉ số đo HV càng lớn. Ví dụ: Hợp kim cứng có đọ cứng từ 13500 ÷ 16500HV dùng để chế tạo phần cắt của dao cắt dùng trong gia công cắt gọt kim loại. Dùng máy chiếu để thuyết trình có minh hoạ bằngvật thật Chú ý lắng nghe và nhận dạng được vật liệu và phân tích được vật liệu 6’ 3’ Bảng thống kê Một số loại vật liệu thông dụng: Ngoài các vật liệu kim loại đã học ở lớp 8 như gang, thép, bài này giới thiệu thêm một số loại vật liệu thông dụng khác: Dùng bảng thống kê để diễn giảng Chú ý quan sát và nhận dạng 5’ Tên vật liệu Thành phần Tính chất Ứng dụng Vật liệu vô cơ Hợp chất hoá học của các nguyên tố kim loại với các nguyên tố không phải kim loại hoặc của các nguyên tố không phải kim loại kết hợp với nhau Ví dụ: Gốm Coranhđông Độ cứng, độ bền nhiệt rất cao ( làm việc được ở nhiệt độ 20000C ÷30000C) Dùng chế tạo đá mài các mảnh dao cắt, các chi tiết trong thiết bị sản xuất sợi dùng cho công nghiệp dệt Vật liệu hữu cơ ( Pôlime) Nhựa nhiệt dẻo Hợp chật hữu cơ tổng hợp. Ví dụ: Pôliamit ( PA ) Ở nhiệt độ nhất định chuyển sang trạng thái chảy dẻo, không dẫn điện. Gia công nhiệt được nhiều lần. Có độ bền và khả năng chống mài mòn cao Dùng chế tạo bánh răng cho các thiết bị kéo sợi Nhựa nhiệt cứng Hợp chất hữu cơ tổng hợp. Ví dụ: - Êpôxi. - Polieste không no. Sau khi gia công nhiệt lần đầu không chảy hoặc mềm ở nhiệt độ cao, không tan trong dung môi, không dẫn điện, cứng, bền. Dùng để chế tạo các tấm lắp cầu dao điện, kết hợp với sợi thuỷ tinh để chế tạo vật liệu compôzít. Vật liệu compôzít được tạo thành từ vật liệu cốt ( Có tác dụng tăng độ bền) và vật liệu nền ( Có tác dụng liên kết vật liệu cốt lại với nhau ) Compôzít nền là kim loại -Vật liệunền là côban. -Vật liệu cốt là các loại cácbít như cacbít Vônfram ( WC), cácbít tantan ( TaC), Ví dụ: Hợp kim cứng Độ cứng, độ bền, độ bền nhiệt cao ( làm việc ở nhiệt độ 8000C ÷ 10000C) Dùng chế tạo bộ phận cắt của dụng cụ cắt trong gia đình cắt gọt. Compôzít nền là vật liệu hữu cơ Ví dụ 1: Nếu là Êpôxi, cốt là các vàng, sỏi. Ví dụ 2: Nền là Nhôm ôxít Al2O3 dạng hình cầu có cho thêm sợi cácbon. Độ cứng, độ bền cao, độ giãn nở vì nhiệt thấp. Độ bền rất cao ( Tương đương thép ) Nhưng có khối lượng riêng nhỏ Dùng chế tạo thân máy công cụ, thân máy đo. Dùng chế tạo các chi tiết máy hay các kết cấu yêu cầu có độ bền cao nhưng khối lượng nhỏ, ví dụ như cánh tay rôbốt 2’ 2’ 3’ 4’ 4. Tổng kết đánh giá bài học: 2’ Hệ thống lại toàn bộ bài giảng, nhấn mạnh các trọng tâm nhằm ôn tập nhắc nhở để học sinh nắm kiến thức vững chắc và đúng. 5. Dặn dò; câu hỏi, bài tập về nhà :2 ’ Hãy nêu các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí . Nêu tính chất và công dụng của vật liệu hữu cơ Pôlime dùng tỏn ngành cơ khí. Nêu tính chất và công dụng của vật liẹu Compôzít dùng trong ngành cơ khí. «»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«» Tiết: 20 ÷ 21; BÀI 16: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng sau: 1 - Kiến thức:Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, hiểu được công nghệ chế tạo phôibằng phương pháp đúc trong khuôn cát. 2 - Kỹ năng:Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn. 3 - Thái độ: Tác phong công nghiệp ; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự - Hình thành lòng yêu nghề , quí trọng lao động. - Thói quen đúng giờ. - Kỹ thuật lao động chính xác. II. CHUẨN BỊ: 1 - Giáo viên: Giáo án, que chỉ, 2 - Học sinh: Chuẩn bị vở ghi chép và các vật dụng cần thiết mà GV đã dặn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2’ a. Kiểm diện sĩ số học sinh: HD:..;P:;K: b. Nội dung nhắc nhở: Chỉnh đốn lại tác phong để tiếp thu bài học tốt hơn. 2. Kiểm tra bài cũ : 2’ a. Dự kiến học sinh: b. Câu hỏi kiểm tra: Giới hạn độ bền kéo còn gọi là và được xác định thế nào c. Đáp án: δbk còn gọi là ứng suất bền kéo. Được xác định như sau: ; Trong đó: P* là lực kéo lớn nhất tác dụng lên mẫu; F0 là tiết diện ngang lúc ban đầu của mẫu , 3. Bài mới: a. Giới thiệu gây động cơ: 2’ Công nghệ chế tạo phôi như thế nào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. b. Giảng bài mới: ’ Phương tiện Nội dung dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian Máy chiếu CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC. Bản chất. Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn. Có nhiều phương pháp đúc khác nhau như đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại, Thuyết trình có minh hoạ bằng lời Chú ý quan sát và nhận dạng của phương pháp 6’ Bảng thống kê so sánh ưu nhược điểm của phương pháp Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: Phương pháp đúc có những ưu điểm sau: Đúc được tất cả các kim loại và các hợp kim khác nhau. Có thể đúc được các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn, các vật có hình dạng và kết cấu bên ngoài và bên trong ( lỗ, hốc) phức tạp mà các phương pháp gia công khác không thể chế tạo được. Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất rất cao, góp phần hạ thấp chi phí sản xuất. Nhược điểm: Phương pháp đúc có thể tạo ra các khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy hết lòng khuôn, vật đúc bị nứt, Diễn giảng có bản để so sánh ưu nhược điểm Tập trung chú ý và quan sát cửa từng ưu nhược 12’ Máy chiếu cùng sơ đồ Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuông cát: Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát (hình 16.1) gồm các bước chính sau: Dùng hình sơ đồ để diễn giảng 14’ Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn Chuẩn bị vật liệu nấu Tiến hành làm khuôn Nấu chảy gang Khuôn đúc Sản phẩm đúc 5’ Bảng giấy A0 để diễn giảng Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn Mẫu làm bằng gỗ hoặc nhôm có hình dáng và kích thước giống như chi tiết cần đúc. Vật liệu làm khuôn cát và hổn hợp của cát ( khoảng 70 ÷ 80%), chất dính kết ( là đất sét chiếm khoảng 10 ÷ 20%), còn lại là nước. Hỗn hợp được trộn đều. Bước 2: Tiến hành làm khuôn. Dùng mẫu làm khuôn trên nền cát được lòng khuôn có hình dạng, kích thước giống vật đúc. Bước 3: Chuẫn bị vật liệu nấu: Vật liệu nấu gồm gang, than đá và chất rợ dung (đá vôi) được xác định theo một tỉ lệ nhất định. Bước 4: Nấu chảy và rót gang lỏng vào khuôn. Tiến hành nấu chảy rồi rót gang lỏng vào khuôn. Sau khi gang kết tinh và nguội, dỡ khuôn, thu được vật đúc. Vật đúc sử dụng ngay được gọi là chi tiết đúc, ví dụ quả tạ dùng luyện tập ném tạ. Vật đúc phải qua gia công cắt gọt được gọi là phôi đúc, ví dụ phôi đúc để gia công bánh răng. Dùng bản để diễn giảng từng bước của chuẩn bị mẫu và vật liệu Chú ý và quan sát từng bước để xác định để thực hiện công nghệ đúc tìm ví dụ đổ chì câu cá 6’ 5’ Máy chiếu Bảng thống kê thiết bị Máy chiếu hình ảnh sơ đồ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP LỰC: Bản chất: Gia công kim loại bằng áp lực là dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ hoặc thiết bị ( Búa tay hoặc búa máy ) làm cho kim loại biến dạng dẻo theo định trước nhằm tạo được vật thể có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. Khi gia công kim loại bằng áp lực, khối lượng và thành phần vbật liệu không thay đổi. Khi gia công áp lực, người ta thường sử dụng các dụng cụ được minh hoạ trên hình 16.2. Gia công áp lực dùng để chế tạo các dụng cụ gia đình như dao, lưỡi cuốc, và dùng để chế tạo phôi cho gia công cơ khí. Có nhều phương pháp gia công áp lực khác nhau, dưới đây giới thiệu hai trong các phương pháp gia công đó. Rèn tự do: Khi rèn tự do, người công nhân làm biến dạng kim loại ở trạng thái nóng theo hướng định trước bằng búa tay hoặc búa máy để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. Dập thể tích ( rèn khuôn ) Khuôn dập thể tích được làm bằng thép có độ bền cao. Khi dập, thể tích kim loại ở trạng thái nóng bị biến dạng trong lòng khuôn dưới tác dụng của máy búa hoặc máy ép. Dùng máy chiếu để diễn giảng và thuyết trình có minh hoạ bằng hính ảnh Dùng máy chiếu để diễn giảng và thuyết trình có minh hoạ bằng hính ảnh Chú ý quan sát và nhận dạng gia công bằng áp lực Chú ý quan sát và nhận dạng gia công bằng áp lực 7’ 6’ Bảng thống kê so sánh Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: Phôi gia công bằng áp lực có cơ tính cao. Dập thể tích dễ cơ khí hoá và tự động hoá, tạo được phôi có độ chính xác cao về hình dáng và kích thước, do đó tiết kiệm được kim loại và giảm chi phí cho gia công cắt gọt. Nhược điểm: Phương pháp gia công áp lực không chế tạo được vật thể có hìh dạng, kết cấu phức tạp hoặc quá lớn, không chế toạ được phôi từ vật liệu có tính dẻo kém (ví dụ như gang ). Rèn tự do có độ chính xác và năng xuất thấp, điều kiện làm việc nặng nhọc. Dùng bản thống kê để phân tích ưu nhược điểm của phương pháp Nhận dạng phương pháp để rút ưu nhược 7’ Máy chiếu Hình ảnh của phương pháp bảng thống kê CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÀN. Bản chất: Hàn là phương pháp nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách nung nóng chổ nối đến trạng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn. Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: Tiết kiệm được kim loại so với nôi ghép bằng bulông – đai ốc hoặc đinh tán, có thể nối được các kim loại có tính chất khác nhau. Hàn tạo ra được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp mà các phương pháp khác khó hoặc không thực hiện được. Mối hàn có độ bền cao và kín. Nhược điểm: Nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn là do biến dạng nhiệt không đều nên chi tiết hàn dễ bị cong, vênh, nứt. Dùng máy chiếu để thể hiện các hình ảnh của các phwong pháp hàn sau đó so sánh và phân tích ưu nhược Chú ý nhận dạng và so sánh ch được ưu nhược của phương páhp chế tạo phôi bằng phương pháp hàn 6’ Máy chiếu hình ảnh bảng tính chất Một số phương pháp hàn thông dụng: Một số phương pháp hàn thông dụng được trình bày trong bảng 16.1 Hàn hồ quang tay Bản chất: Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mói hàn. Ứng dụng: Dùng trong ngành chế tạo máy, ôtô, xây dựng, cầu, Hàn hơi Bản chất: Dùng nhiệt phản ứng cháy của khí Axêtilen (C2H2) với ôxi làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và que hàn tạo thành mối hàn. - Ứng dụng: hàn các chi tiết có chiều dày nhỏ ( các tấm mỏng Dùng bảng tính chất để diễn giảng và thuyết trình có minh hoạ bằng lời Phân tích 4’ 2’ 4. Tổng kết đánh giá bài học: 2 ’ Hệ thống lại toàn bộ bài giảng, nhấn mạnh các trọng tâm nhằm ôn tập nhắc nhở để học sinh nắm kiến thức vững chắc và đúng. 5. Dặn dò; câu hỏi, bài tập về nhà : 2’ a. Hãy nêu bản chất và ưu, nhược điểm của CN chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. b. Trình bày các bước cần thực hiện khi đúc trong khuôn cát. c. Nêu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực. d. Trình bày bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn. «»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«» CHƯƠNG IV – CÔNG NGHỆ CĂT GỌT KIM LOẠI VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ Tiết: 22; BÀI 17 : CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng sau: 1 - Kiến thức:Biết được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. 2 - Kỹ năng: Biết được nguyên lý cắt và dao cắt. Biết được các chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện. 3 - Thái độ: Tác phong công nghiệp ; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự - Hình thành lòng yêu nghề , quí trọng lao động. - Thói quen đúng giờ. - Kỹ thuật lao động chính xác. II. CHUẨN BỊ: 1 - Giáo viên: Giáo án, que chỉ, 2 - Học sinh: Chuẩn bị vở ghi chép và các vật dụng cần thiết mà GV đã dặn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 1’ a. Kiểm diện sĩ số học sinh: HD:..;P:;K: b. Nội dung nhắc nhở: Chỉnh đốn lại tác phong để tiếp thu bài học tốt hơn. 2. Kiểm tra bài cũ : 2’ a. Dự kiến học sinh: b. Câu hỏi kiểm tra: Em hãy vẽ sơ đồ quá trình đúc trong khuôn cát. c. Đáp án: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn Chuẩn bị vật liệu nấu Tiến hành làm khuôn Nấu chảy gang Khuôn đúc Sản phẩm đúc 3. Bài mới: a. Giới thiệu gây động cơ: 1’ Như ông cha ta đã nói “ Muốn giàu thì ưng thợ tiện muốn diện ưng thợ may”. Chính vậy hôm nay, chúng ta tìm hiểu nghề thợ tiện làm những công việc gì và tỉ mỷ đến đâu? b. Giảng bài mới: ’ Phương tiện Nội dung dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian NGUYÊN LÝ CẮT VÀ DAO CẮT: Máy chiếu bảng thống kê vật liệu Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt (dao cắt) để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. Gia công kim loại bằng cắt gọt là phương pháp gia công công phổ biến nhất trong ngành chế tạo cơ khí và có ý nghĩa rất quan trọng vì tạo ra được các chi tiết máy có độ chính xác cao. Dùng bảng thống kê cùng máy chiếu để diễn giảng Chú ý lắng nghe và quan sát bản chất của kim loại 2’ Hình vẽ dao cắt Phôi và phoi Nguyên lý cắt: Quá trình hình thành phoi: Giả sử phôi cố định, dao chuyển động tịnh tiến (hình 17.1). Bộ phận cắt của dao có dạng như như một cái chêm cắt. Dưới tác dụng của lực ( do máy tạo ra ), dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dao bị dịch chuyển theo các mặt trượt tạo thành phoi. Chuyển động cắt: Để cắt được vật liệu, giữa phôi và dao phải có chuyển động tương đối với nhau: Ví dụ: Khi tiện, thông thường phôi quay tròn tạo ra chyển động cắt. Dùng hình vẽ và máy chiếu để diễn giảng quá trình hình thành và chuyển động cắt Chú ý quan sát các hình vẽ và hoạt động của vẽ của giáo viên nhận dạng được Phôi và phoi 4’ Máy chiếu và hình vẽ các loại dao cắt Dao cắt: Để đơn giản ta tìm hiểu các mặt và các góc của dao tiện cắt đứt (hình 17.2a)Dao tiện cắt đứt dùng để cắt đứt hoặc xấn rãnh kh tiện. Các mặt của dao: Trên dao tiện có các mặt chính sau đây: Mặt trước là mặt tiếp xúc với phôi. Mặt sau là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi. Giao tuyến của mặt sau với mặt trước tạo thành lưỡi cắt chính. - Mặt đáy là mặt phẳng tì của dao trên đài gá dao Các góc của dao: Trên dao tiện cắt đứt có các góc sau: Góc trước γ là góc tạo bỡi mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy. Góc γ càng lớn thì phoi thoát càng dễ. Góc sau α là góc hợp bỡi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao. Góc α càng lớn, ma sát giữa phôi với mặt sau càng giảm. Góc sắc β là góc hợp bỡi mặt trước và mặt sau của dao. Góc sắc β càng nhỏ, dao càng sắc nhưng dao yếu và chống mòn. Vật liệu làm dao: Thân dao thường làm bằng thép tốt như thép 45. Bộ phận cắt của dao được chế tạo từ các loại vật liệu có độ cứng, khả năng chống mài mòn và khả năng bền nhiệt cao như thép gió, hợp kim cứng, Dùng hình vẽ để thuyết tỷình và minh hoạ bằng hình vẽ Chú ý nhận dạng và phân tích được dao tiện cắt đứt và cắt góc 10’ Máy chiếu Hình máy tiện GIA CÔNG TRÊN MÁY TIỆN: Máy tiện: Các bộ phận chính của máy tiện được giới thiệu trên hình 17.3: 1. Ụ trước và hộp trục chính 2. Mâm kẹp 3. Đài gá dao. 4. Bàn dao dọc trên 5. Ụ động 6. Bàn dao ngang 7. Bàn xe dao 8. Thân máy 9. Hộp trước tiến dao 8’ Máy chiếu Hình máy tiện Các chuyển động khi tiện: Khi tiện có các chuyển động sau: Chuyển động cắt : Phôi quay tròn ( hình 17.4a ) tạo ra tốc độ cắt Vc (m/phút). Chuyển động tiến dao gồm: Chuyển động tiến dao ngang Sng được thực hiện nhờ bàn dao ngang 6 để cắt đứt phôi hoặc gia công mặt đầu (hình 17.4a ) Chuyển động tiến dao dọc Sd được thực hịên nhờ bản dao dọc trên 4 hoặc bàn xe dao 7 để gia công theo chiều dài chi tiết (hình 17.4b) Chuyển động tiến dao phối hợp : Phối hợp hai chuyển động tiến dao ngang và tiến dao dọc tạo thành chuyển động tiến dao chéo để gia công các mặt côn (hình 17.4c) hoặc các mặt định hình. Dùng hình vẽ để diễn giảng minh hoạ bằng lời có hổ trợ máy chiếu Chú ý quan sát và nhận dạng các chi tiết nằm trên máy tiện Và tên gọi từng bộ phận và phwong chuyên động của dao qua hình vẽ 8’ Máy chiếu Khả năng gia công của tiện Tiện gia công được các mặt tròn xoay ngoài và trong, các mặt đầu, các mặt côn ngoài và trong, các mặt tròn xoay định hình, các loại ren ngoài và ren trong Dùng hình vẽ để thuyết trình có minh hoạ Chú ý quan sát 5’ 4. Tổng kết đánh giá bài học: 2 ’ Hệ thống lại toàn bộ bài giảng, nhấn mạnh các trọng tâm nhằm ôn tập nhắc nhở để học sinh nắm kiến thức vững chắc và đúng. 5. Dặn dò; câu hỏi, bài tập về nhà :2 ’ a. Hãy trình bày bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. b. Trình bày quá trình hình hình thành phoi. c. Kể tên các mặt và các góc của dao tiện cắt đứt. d. Trình bày các chuyển động khi tiện. đ. Tiện gia công được những loại bề mặt nào. «»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«» Tiết : 23; BÀI THỰC HÀNH : LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MỘT CHI TIẾT ĐƠN GIẢN TRÊN MÁY TIỆN I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng sau: 1 - Kiến thức:Lập được q.trình c.nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản trên máy tiện. 2 - Kỹ năng: Thực hiện được công việc lập quy trình đơn giản chế tạo một chi tiết. 3 - Thái độ: Tác phong công nghiệp ; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự - Hình thành lòng yêu nghề , quí trọng lao động. - Thói quen đúng giờ. - Kỹ thuật lao động chính xác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, que chỉ, cùng các công cụ nêu trong mục phương tiện 2. HỌc sinh: Chuẩn bị vở ghi chép và các vật dụng cần thiết mà GV đã dặn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức : 1’ a. Kiểm diện sĩ số học sinh: HD:..;P:..;K:. b. Nội dung nhắc nhở: Chỉnh đốn lại tác phong để thực hiện các công đoạn tốt hơn. 2. Kiểm tra bài cũ : 2’ a. Dự kiến học sinh: b. Câu hỏi kiểm tra: Sng; Sd; Schéo c. Đáp án: Sng : Chuyển động tiến dao ngang. Sd : Chuyển động tiến dao dọc. Schéo: Chuyển động tiến dao phối hợp. 3. Giảng bài mới: a. Giới thiệu gây động cơ: 1’ Như chúng ta đã biết, muốn làm một việc gì phải cần có kế hoạch chi tiết nhằm tránh sai sót.Chính vậy, hôm nay chúng ta cùng lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản trên máy tiện. b. Giảng bài mới : ’ Phương tiện Nội dung dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian Chi tiết mẫu cùng máy chiếu Bảng thống kê từng bước 1- Hướng dẫn ban đầu: - Củng cố kiến thức bài: CHUẨN BỊ: NỘI DUNG THỰC HÀNH. Tìm hiểu chi tiết cần chế tạo. Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo chi tiết. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ví dụ : Lập quy trình công nghệ chế tạo chi tiết chốt cho trên bản vẽ 18.1 Tìm hiểu chi tiết cần chế tạo: Chi tiết được làm bằng thép gồm hai phần có đường kính khác nhau và hai đầu có vát mép. Lập quy trình công nghệ chế tạo. Bước 1. Chọn phôi theo các phương pháp sau: Chọn đúng vật liệu đảm bảo thoả mãn độ bền theo yêu cầu sử dụng. Đường kính phôi phải lớn hơn đường kính lớn nhất của chi tiết, chiều dài phôi phải lớn hơn chiều dài chi tiết. Bước 2. Lắp phôi lên mâm cặp của máy tiện: Bước 3. Lắp dao lên đài gá dao của máy tiện: Bước 4. Tiện (khoả) mặt đầu ( Hình 18.2) Bước 5. Tiện phần trụФ25, dài 45mm Bước 6. Tiện phần trụ Ф20 dài 25mm Bước 7. Vát mép 1 x 450 Bước 8. Cắt đứt đủ chiều dài 40mm Bước 9. Đảo đầu, vát mép 1x450 - Giáo viên làm mẫu và hướng dẫn học sinh quan sát. - An toàn thực hành. - Phân công công việc và định mức thời gian Tổ chức các tình hình học tập của học sinhChuẩn bị một chi tiết mẫu và bản vẽ chi tiết cần chế tạo: Dùng máy chiếu để diễn giảng từng bước Chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành như bút chì, thước kẻ, êke, giấy, Chú ý quan sát và thực hiện theo thứ tự các bước 4’ 12’ 9’ 2- Hướng dẫn thường xuyên : - Quan sát quá trình thực hành của học sinh và nhắc nhở. - Nhắn nhở các biện pháp an toàn Lưu ý: Tổ chức nơi làm việc của học sinh 8’ 3- Hướng dẫn kết thúc : ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH: - Nhắc nhở học sinh vệ sinh nơi làm việc. - Dọn dụng cụ đồ nghề để đúng vị trí - Nhận xét buổi thực hành. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành qua báo cáo của học sinh. Học sinh thảo luận, trao đổi về phương án của mình, từ đó tự đánh giá. 5’ 4. Tổng kết đánh giá bài học: 2’ Hệ thống lại toàn bộ bài giảng, nhấn mạnh các trọng tâm nhằm ôn tập nhắc nhở để học sinh nắm kiến thức vững chắc và đúng. a.Nội dung: b.Thời gian: c.Phương pháp: d.Tổ chức: 5. Dặn dò; bài tập về nhà:1 ’ MỘT SỐ ĐỀ BÀI TẬP Lập quy trình công nghệ chế tạo một trong các chi tiết «»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«» Tiết: 24 ÷ 25; BÀI 19 - TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng sau: 1 - Kiến thức:Biết được các khái niệm về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động. 2 - Kỹ năng:Biết được các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí. 3 - Thái độ: Tác phong công nghiệp ; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự - Hình thành lòng yêu nghề , quí trọng lao động. - Thói quen đúng giờ. - Kỹ thuật lao động chính xác. II. CHUẨN BỊ: 1 - Giáo viên: Giáo án, que chỉ, các thiết bị có trong mục phương tiện 2 - Học sinh: Chuẩn bị vở ghi chép và các vật dụng cần thiết mà GV đã dặn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2’ a. Kiểm diện sĩ số học sinh: HD:..;P:;K: b. Nội dung nhắc nhở: Chỉnh đốn lại tá

File đính kèm:

  • docCONG NGHE CONG NGHIEP.doc