Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 22 – Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại

/ Mục đích yêu cầu.

 Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh:

 Biết được bản chất của gia côngkim loại bằng cắt gọt.

 Biết được nguyên lý cắt vàg dao cắt.

 Biết được các chuyển động khi tiện và khả năng gia côngcủa tiện.

B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.

+ Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến công nghệ gia côngkim loại bằng cắt gọt.

+ Tranh vẽ phóng to các hình từ 17.1 đến 17.4 SGK.

C/Các bước lên lớp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 22 – Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 22 Số giờ đã giảng: 21 Thực hiện ngày 19 tháng 1 năm 2008 Tiết 22 – Bài17: C ÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI. A/ Mục đích yêu cầu. Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh: Biết được bản chất của gia côngkim loại bằng cắt gọt. Biết được nguyên lý cắt vàg dao cắt. Biết được các chuyển động khi tiện và khả năng gia côngcủa tiện. B/Dụng cụ và phương tiện dạy học. + Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến công nghệ gia côngkim loại bằng cắt gọt. + Tranh vẽ phóng to các hình từ 17.1 đến 17.4 SGK. C/Các bước lên lớp. I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp. II/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 4 phút Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi:” Hãy nêu bản chất, ưu nhược điểm của phương pháp chế tạo phôi bằng phương gia công áp lực?” Nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm. III/.Giảng bài mới. Thời gian: 33phút 1/. Giới thiệu bài mới. Thời gian: 1 phút 2/.Trình bày bài mới. Thời gian: 32 phút Nội dung TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS I./ Nguyên lý cắt và dao cắt. 1. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. 2./ Nguyên lý cắt. a. Qúa trình hình thành phoi. b./ Chuyển động cắt. 3. Dao cắt. a. Các mặt của dao. b. Các góc của dao. c./ Vật liệu làm dao. 32 8 10 6 4 14 5 6 3 - GV cho HS quan sát một phôi của một chi tiết và đặt câu hỏi: Để tạo ra chi tiết ta phải làm thế nào? - Gọi học sinh trả lời. - Hỏi: Bản chất của gia công KL bằng cắt gọt là gì? - Gọi học sinh trả lời. - Nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận. Bản chất của gia công KL bằng cắt gọt là lấy đi 1 phần KL của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. - Khẳng định: Gia công KL bằng cắt gọt là PPGC phổ biến trong ngành chế tạo cơ khí và có ý nghĩa rất quan trọng vì tạo ra đựoc chi tiết máy có độ chính xác cao. - Hỏi: Công nghệ GCKL bằng cắt gọt có những điểm gì khác so với các phương pháp gia công đã học? - Gợi ý và gọi học sinh trả lời. - Nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra KL: - Yêu cầu học sinh quan sát hình 17.1 SGK. - Giải thích quá trình hình thành phoi theo hình 17.1. Gỉa sử phôi cố định, dao chuyển động tịnh tiến. Bộ phận cắt của dao có dạng như một cái chêm cắt. Dưới tác dụng của lực, dao tiến vào phôi làm cho lớp KL phía trước dao bị dịch chuyển thao các mặt trượt tạo thành phoi. - Hỏi: Muốn cắt được,dao phải có độ cứng như thế nào so với độ cứng của phôi? - Gợi ý và gọi học sinh trả lời. - Nhận xét câu trả lờig của học sinh và đưa ra kết luận. - GV khẳng định: Để cắt đựơc vật liệu giữa phôi và chi tiết phải có chuyển động tương đối với nhau. + Chuyển động chính: Là chuyển động cơ bản để tạo ra phoi cắt. + Chuyển động chạy dao: Là chuyển động cần thiết để tiếp tục tạo ra phoi cắt. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 17.2 SGK. - Vẽ hình minh hoạ dao tiệnlên bảng để học sinh dễ quan sát và chỉ ra trên hình vẽ các mặt chính của dao. + Mặt trước là mặt tiếp xúc với phoi. + Mặt sau là mặt đối diệnvới bề mặt đang gia công của phôi. + Mặt đáy là mặtphẳng tỳ của dao trên đài gá dao. Dao tuyến của mặt sau và mặt trước tạo thành lưỡi cắt chính. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 17.2b SGK. - Vẽ hình minh hoạ các góc của dao tiện lên bảng để học sinh dễ quan sát và chỉ ra trên hình vẽ các góc của dao. + Góc trước g. + Góc sau a. + Góc sắc b. - Hỏi: Theo em dao cắt thường làm bằng vật liệu gì? - Gọi học sinh trả lời. - Nhận xét và kết luận: + Thân dao thường làm bằng thép tốt như thép 45. + Bộ phận cắt của dao thường làm bằng các vật liệu có độ cứng và khả năng chống mài mòn và khả năng bền nhiệt cao như thép gió, hợp kim cứng - Quan sát phôi mẫu giáo viên giưói thiệu. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. - TL: cắt bớt lớp vật liệu bên ngoài để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo đúng yêu cầu. - Chú ý nghe giảng,nắm được bản chất và đặc điểm của phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt. - Chú ý, suy nghĩ để trả lời câu hỏi của giáoviên. TL: + Các phương pháp gia công đã học là phương pháp gia công khồn có phoi còn phương pháp gia công cắt gọt là phương pháp gia công có phoi. + Gia công KL bằng cắt gọt chế tạo được các chi tiết có độ chính xác và độ nhẵn bóng bề mặt cao hơn các phưong pháp gia công đã học. - Quan sát hình 17.1 theo yêu cầu của giáo viên. - Chú ý nghe giáo viên giải thích quá trình hình thành phoi khi cắt. - Ghi nhận và tích luỹ thông tin. - Chú ý câu hỏi của giáo viên. - Suy nghĩc để trả lời câu hỏi. - TL: muốn cắt được dao phải có độ cứng cao hơn độ cứng của phôi. - Chú ý nghe giảng. - Phân biệt được chuyển động chính, chuyển động chạy dao khi tiện, khi bào và khi khoan. - Quan sát hình 17.2 a SGK. - Vé hình minh hoạ daotiện vào vở. - Chú ý nghe giảng và chỉ ra trên hình vẽ các mặt trước, mặt sau, mặt đáy của dao cắt. - Quan sát hình vẽ 17.2b SGK. - Vẽ hình minh hoạ các góc của daotiện vào vở. - Chỉ ra đựoc trên hình vẽ các góc trước, goá sau và góc sắc của dao. - Suy nghĩ để trả lời câu hỏi của giao viên. - TL: thép, compozit nền là kim loại - Chú ý nghe giảng. - Ghi nhận và tích luỹ thông tin. 3/.Áp dụng. Thời gian: 4 phút - Trình bày các chuyển động chính và chuyển động chạy dao khi tiện, khi khoan và khi bào? - Gọi học sinh trả lời. IV/.Củng cố bài mới. Thời gian: 3 phút - GV nêu các câu hỏi tổng kết bài, đánh giá sự tiếp thu của học sinh như: +Hãy nêu bản chất, ưu nhược điểm của công nghệ gia công kim loại bằng cắt gọt. - Giáo viên gọi một học sinh trả lời và một số học sinh khác nhận xét, bổ sung sau đó GV đánh giá, cho điểm và tổng kết các kiến thức trọng tâm của bài V/.Giao bài. Học sinh về nhà đọc trước phần II bài 17 SGK. VI/. Tự rút kinh nghiệm. ....................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày 21 tháng 1 năm 2008 Ngày19 tháng 1 năm 2008 Tổ trưởng bộ môn Giáo viên Trần Thị Lý Phùng Thị Tin

File đính kèm:

  • docCONG NGHE 11 Tiet 22.doc
Giáo án liên quan