Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 22: Công nghệ cắt gọt kim loại

Mục tiêu

1. Kiến thức

• Biết được bản chất và đặc điểm của gia công kim loại bằng cắt gọt.

• Biết được nguyên lý cắt và dao cắt.

2. Kĩ năng

• Nhận biết được cấu tạo của dao.

3. Thái độ: Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.

B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, Thuyết trình.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 22: Công nghệ cắt gọt kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22 Ngày soạn: 13/01/2009 CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI (T1) A. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết được bản chất và đặc điểm của gia công kim loại bằng cắt gọt. Biết được nguyên lý cắt và dao cắt. 2. Kĩ năng Nhận biết được cấu tạo của dao. 3. Thái độ: Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs. B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, Thuyết trình. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Chuẩn bị mẫu vật. 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức bài 15, 16. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Trình bày công nghệ chế tạo phôi bằng gia công áp lực. So sánh phương pháp rèn tự do và dập thể tích. Trình bày công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn. So sánh phương pháp hàn hơi và hàn hồ quang. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Chúng ta đã biết tính chất của vật liệu cơ khí, phương pháp gia công cơ khí, công nghệ chế tạo phôi. Song những phương pháp trên tạo ra sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành chế tạo máy. Vì vậy phải có phương pháp gia công hiện đại, chính xác, đáp ứng yêu cầu thực tế. b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất và đặc điểm của gia công KL bằng cắt gọt GV: Hỏi hs: - Để tạo ra chi tiết phải làm thế nào? - Bản chất của gia công KL bằng cắt gọt là gì? - So sánh công nghệ gia công KL bằng cắt gọt với phương pháp đã học: + Đặc điểm. + Độ chính xác. + Độ nhẵn bóng bề mặt. HS: Nhớ lại kiến thức cũ trả lời các câu hỏi. GV: Rút ra kết luận cần thiết. I. NGUYÊN LÝ CẮT VÀ DAO CẮT 1. Bản chất của gia công KL bằng cắt gọt - Bản chất: sgk. - Kết luận: + Là PP phổ biến trong ngành chế tạo cơ khí. + Tạo ra sản phẩm có độ chính xác, độ bóng bề mặt cao. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lý cắt gọt GV: Yêu cầu hs quan sát H.17.1, đọc sgk trả lời câu hỏi. - Phôi KL hình thành như thế nào? - Muốn cắt được KL dao cắt phải có độ cứng như thế nào so với phôi? - Để cắt được vật liệu phải có điều kiện gì? HS: Trả lời. GV: Lấy một số ví dụ và phân tích ví dụ đó. 2. Nguyên lýcắt gọt a. Quá trình hình thành phôi - Dưới tác dụng của lực (do máy tạo ra) dao tiến vào phôi làm cho lớp KL phía trước dao bi dịch chuyển theo các mặt trướt tạo thành phoi. - Độ cứng của dao > Độ cứng của phôi. b. Chuyển động cắt - Để cắt được vật liệu giữa phôi và dao phải có chuyển động tương đối với nhau. - VD: khoan, bào Hoạt động 3: Tìm hiểu dao cắt GV: Treo hình 17.2a, yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi: - Hãy chỉ mặt trước của dao tiện, công dụng. - Hãy chỉ mặt sau của dao tiện, công dụng. - Hãy chỉ lưỡi cắt chính, công dụng. - Chỉ mặt đáy của dao, công dụng. HS: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. GV: Yêu cầu hs quan sát H.17.2b, đọc sgk trả lời câu hỏi: - Chỉ góc trước của dao, vai trò? - Chỉ góc sau của dao, vai trò? - Chỉ góc sắc của dao, vai trò? HS: Quan sát tranh, trả lời. GV: Yêu cầu hs đọc mục c sgk, trả lời câu hỏi: - Thân dao có hình dạng như thế nào? Tại sao? Làm từ vật liệu nào? - Bộ phận cắt làm việc trong điều kiện như thế nào? - Các vật liệu được dùng để chế tạo bộ phận cắt là gì? HS: Đọc sgk trả lời. 3. Dao cắt Xét cấu tạo của dao tiện cắt đứt a. Các mặt của dao - Mặt trước là mặt tiếp xúc với phôi. - Mặt sau là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi. - Lưỡi cắt chính là giao tuyến của mặt trước và mặt sau, để cắt KL khi tiện. - Mặt đáy là mặt phẳng tì của dao trên đài gá dao. b. Các góc của dao tiện - Góc trước: càng lớn thì phoi thoát càng dễ. - Góc sau: càng lớn ma sát giữa phôi và mặt sau càng giảm. - Góc sắc: càng nhỏ, dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn. c. Vật liệu làm dao a. Thân dao - Dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình vuông, để gá được chặt trên bàn xe dao. - Làm bằng thép tốt như thép 45. b. Bộ phận cắt - Đk làm việc của bộ phận cắt: chịu ma sát, mài mòn, nhiệt độ cao, áp lực cắt lớn. - Vật liệu: Thép gió, hợp kim cứng. 4. Củng cố - Trả lời các câu hỏi ở sgk. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Đọc trước phần II, bài 17 sgk: Máy tiện cấu tạo gồm những bộ phận chính nào? Có những chuyển động nào khi tiện?

File đính kèm:

  • doctiet 22-8.doc
Giáo án liên quan