Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 23: Công nghệ cắt gọt kim loại (Tiếp)

Mục tiêu

1. Kiến thức

• Biết được các chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện

2. Kĩ năng

• Nhận biết được cấu tạo của máy tiện.

3. Thái độ

• Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.

B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại.

C. Chuẩn bị giáo cụ

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 23: Công nghệ cắt gọt kim loại (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 Ngày soạn: 18/01/2009 CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI (T2) A. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết được các chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện 2. Kĩ năng Nhận biết được cấu tạo của máy tiện. 3. Thái độ Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs. B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Tranh H.17.3. 2. Học sinh: Xem lại phần I và bài 15, 16. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Hãy cho biết bản chất của gia công KL bằng cắt gọt? Cho ví dụ. Hãy cho biết các mặt của dao cắt? Nhiệm vụ. Hãy cho biết các góc của dao cắt? Vai trò. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Ở tiết trước chúng ta đã biết phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt. Vậy, tiện có những đặc điểm gì khi gia công kim loại. b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của máy tiện GV: Treo tranh H.17.3. GV: Yêu cầu hs quan sát tranh đồng thời đọc sgk cho biết các bộ phận chính của máy tiện và nhiệm vụ của chúng. HS: Xem sách và chỉ từng bộ phận của máy tiện, nêu tác dụng của chúng. 1. Máy tiện - Ụ trước và hộp trục chính: để gá các trục chính, bàn xe dao của máy tiện. - Đài gá dao: để gá dao, điều chỉnh dao khi tiện. - Bàn dao dọc trên: để tịnh tiến dọc trục chính khi tiện. - Ụ động và mâm cặp: để cố định phôi khi tiện mặt ngoài của phôi. - Bàn dao ngang: để tịnh tiến ngang khi tiện mặt đầu của phôi. - Bàn xe dao: để kết hợp tạo ra tịnh tiến ngang của bàn dao ngang và tịnh tiến dọc của bàn dao dọc khi tiện. - Thân máy: để gá lắp các bộ phận trên và động cơ điện của máy tiện. - Hộp bước tiến dao: để gá lắp các công tắc điều khiển, hộp tốc độ, bộ phận điều chỉnh chế độ làm việc của máy tiện. Hoạt động 2: Tìm hiểu các chuyển động của máy tiện GV: Treo tranh 17.4 sgk, yêu cầu hs quan sát tranh và đọc sgk , trả lời câu hỏi: - Khi CĐ cắt, phôi CĐ như thế nào, dao CĐ như thế nào? - Có Những loại CĐ tịnh tiến nào? Khi CĐ tịnh tiến dao và phôi CĐ như thế nào? HS: Đọc sgk và trả lời câu hỏi. GV: Thuyết trình, giải thích cho hs về chuyển động phối hợp. HS: Nghe và ghi nhớ. 2. Các chuyển động khi tiện a. Chuyển động cắt - Phôi quay tròn - Dao tịnh tiến ngang nhờ bàn dao ngang. b. Chuyển động tịnh tiến Có 2 loại chuyển động tịnh tiến - Chuyển động tịnh tiến dao ngang + Phôi quay tròn + Dao tịnh tiến ngang nhờ bàn dao ngang. - Chuyển động tịnh tiến dao dọc + Phôi quay tròn. + Dao chuyển động tịnh tiến dọc nhờ bàn dao dọc. c. Chuyển động phối hợp Để tạo ra mặt phôi có dạng côn thường kết hợp đồng thời 2 CĐ dao ngang và dao dọc. Hoạt động 3: Tìm hiểu khả năng gia công của tiện GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm, nêu những phương pháp gia công đã học và so sánh các phương pháp đó. HS: Thảo luận nhóm trả lời. GV: Ưu điểm của phương pháp tiện là gì? HS: Trả lời. 3. Khả năng gia công của tiện Tiện gia công được mặt tròn xoay ngoài và trong, các mặt đầu, các mặt côn ngoài và trong, các mặt tròn xoay định hình, các loại ren ngoài và ren trong. 4. Củng cố Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi ở cuối sgk. 5. Dặn dò Học bài cũ. Đọc trước bài thực hành. Chuẩn bị: + Bút chì, thước kẻ, êke, giấy. + Lập quy trình công nghệ gồm những bước nào?

File đính kèm:

  • doctiet 23-10.doc
Giáo án liên quan