A/ Mục đích yêu cầu.
Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh:
Hiểu được khái niệm và phân loại động cơ đốt trong.
Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.
+ Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến bài giảng.
+ Tranh vẽ phóng to các hình từ 20.1 SGK.
C/Các bước lên lớp.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 26: Khái quát về động cơ đốt trong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 26 Số giờ đã giảng: 25
Thực hiện ngày 11 tháng 2 năm 2008
Tiết 26:KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG.
A/ Mục đích yêu cầu.
Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh:
Hiểu được khái niệm và phân loại động cơ đốt trong.
Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.
+ Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến bài giảng.
+ Tranh vẽ phóng to các hình từ 20.1 SGK.
C/Các bước lên lớp.
I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp.
II/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 4 phút
Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: + Muốn đảm bảo sự phát trển bền vững trong SX cơ khí cần thực hiện các giải pháp gì ?
Yêu cầu học sinh trả lời theo nội dung sách giáo khoa.
Nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm.
III/.Giảng bài mới. Thời gian: 33phút
1/. Giới thiệu bài mới. Thời gian: 1 phút
2/.Trình bày bài mới. Thời gian: 32 phút
Nội dung
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu lịch sử phát triển của động cơ dốt trong.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và phân loại ĐCĐT.
Khái niệm.
2. Phân loại.
Hoạt đông 3: Tìm hiểu cấu tạo chung của ĐCĐT.
8
14
10
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa và nắm được lịch sử phát triển của động cơ đốt trong.
- Giải thích đơn vị mã lực:
1 m.l = 735,49 W.
- GV khẳng định: Trong sản xuất và đời sống con người cần phải vận chuyển, đi lại, vận chuyển hành hoá,xây dựng các công trình Các phương tiện thiết bị phục vụ trong các lĩnh vực này chủ yếu sử dụng nguồn động lực là ĐCĐT. Ngày nay tổng năng lượng do động cơ đốt trong tạo ra vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng năng lượng được sử dụng trên toàn thế giới. Chính vì vậy ĐCĐT có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống.
- Hỏi: Theo em hiểu thì thế nào là ĐCĐT?
- Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét và kết luận:
ĐCĐT là loại ĐC nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xilanh động cơ.
- ĐCĐT có nhiều loại: Động cơ píttông, động cơ tua bin khí, động cơ phản lực.
- Có nhiều các phân loại ĐCĐT thường phân loại theo 2 dấu hiệu chủ yếu sau:
+ Theo nhiên liệu: Động cơ xăng, động cơ điêzen và động cơ ga.
+ Theo hành trình pittông trong một chu trình làm việc có động cơ hai kỳ và 4 kỳ.
- Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin bổ sung trong SGK.
- Hỏi: Đc hơi nước có phải là ĐCĐT không? Tại sao?
- Gọi học sinh trả lời.
- NX và KL: ĐC hơi nước khôngphải là ĐCĐT vì động cơ này sử dụng nhiệt đun sôi nước trong nồi để tạo ra hơi nước, còn việcbiến năng lượng của hơi nước thành cơ năng lại ở xi lanh công tác, hai bộ phận này không đặt trong cùng buồng.
+ Theonhiên liệu và số kì thì xe máy sửdụng những loại động cơ nào?
+ Gọi học sinh trả lời.
+ Nhận xét và KL: Động cơ xăng hai kỳ và 4kỳ.
- Yêu cầu học sinh xem hình 20.1 SGK.
- GV kết luận: Động cơ đốt trong gồm hai cơ cấu vàbốn hệ thống chính sau:
+ Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
+ Cơ cấu phân phối khí.
+ Hệ thống bôi trơn.
+ Hệ thống làm mát.
+Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.
+ Hệ thống khởi động.
Riêng ĐC xăng còn có thêm hệ thống đánh lửa.
Đọc dung trong sách giáo khoa và nắm được một số nét chính về lịch sử phát triển của ĐCĐT.
- Chú ý và nắm được đơn vị mã lực để đo công suất.
- Chú ý nghe giảng và thấy được vai trò quan trọng không thể thiếu được của ĐCĐT trong sản xuất và đời sống, biết đươcj vị trí của ngành công nghiệp chế tạo động cơ đốt trong trong nền kinh tế quốc dân; tầm quan trọngcủa công tác đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, công nghân lành nghề về động cơ đốt trong.
- Chú ý và suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Trả lời: là động cơ biến nhiệtnăng thành cơ năng.
- Chú ý nghe giảng và nắm được khái niệm về độngcơ đốt trong.
- Đưa ra các thắc mắc nếu chưa hiểu bài.
- Chú ý nghe giảng và nắm được cách phân laọi động cơ đốt trong.
Nắm được các laọi độngcơ theonhiên liệu.
- Nắm được các loại động cơ phân theo hành trình của pittông.
- Đọc phần thông tin bổ sung trong sách giáo khoa.
- Chú ý, suy nghĩ để trả lời câu hỏi của giáo viên.
- TL: ĐC hơi nước khôngphải là ĐCĐT vì động cơ này sử dụng nhiệt đun sôi nước trong nồi để tạo ra hơi nước, còn việcbiến năng lượng của hơi nước thành cơ năng lại ở xi lanh công tác, hai bộ phận này không đặt trong cùng buồng.
- Chú ý liên hệ với kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- TL: : Động cơ xăng hai kỳ và 4kỳ.
- Xem và phân tích nội dung hình 20.1 trong SGK.
- Chú ý nghe giảng và nắm được hai cơ cấu ( cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí), bốn hệ thống ( Hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí, hệ thống khởi động).
3/.Áp dụng. Thời gian: 4 phút
- Gọi học sinh trả lời các câu hỏi trang 96 SGK.
-Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét đánh giá và cho điểm.
IV/.Củng cố bài mới. Thời gian: 3 phút
- GV nêu các câu hỏi tổng kết bài, đánh giá sự tiếp thu của học sinh như:
+Động cơ đốt trong là gì ?
+Hãy phân loại động cơ đốt trong theo số kì và nhiên liệu.
+ ĐCĐT gồm những cơ cấu, hệ thống chính nào ?
- Giáo viên gọi một học sinh trả lời và một số học sinh khác nhận xét, bổ sung sau đó GV đánh giá, cho điểm và tổng kết các kiến thức trọng tâm của bài
V/.Giao bài.
Học sinh về nhà đọc trước bài 21 SGK.
VI/. Tự rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 22 tháng 2 năm 2008 Ngày 11 tháng 2 năm 2008
Tổ trưởng bộ môn Giáo viên
Trần Thị Lý Phùng Thị Tin
File đính kèm:
- CONG NGHE 11 Tiet 26.doc