Mục tiêu
1. Kiến thức
• Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì.
2. Kĩ năng
• Trình bày được nguyên lí làm việc của động cơ xăng và điêzen 2 kì
• Phân biệt được nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì và điêzen 2 kì.
3. Thái độ
• Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.
• Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
B. Phương pháp giảng dạy: phát vấn tìm tòi kiến thức.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 28 - Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28
Ngày soạn: 10/02/2009
BÀI 21: NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐCĐT (T2)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì.
2. Kĩ năng
Trình bày được nguyên lí làm việc của động cơ xăng và điêzen 2 kì
Phân biệt được nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì và điêzen 2 kì.
3. Thái độ
Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
B. Phương pháp giảng dạy: phát vấn tìm tòi kiến thức.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Tranh hình 21.3, 21.4.
2. Học sinh: Đọc phần nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày một số khái niệm của ĐCĐT?
Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì? So sánh với nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì?
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
Chúng ta đã biết về cấu tạo chung của ĐCĐT. Vậy khi động cơ hoạt động trạng thái của các chi tiết như thế nào? Tại sao lại có tiếng nổ khi động cơ hoạt động? Xăng hay dầu điêzen được tiêu thụ như thế nào?
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì
GV: Yêu cầu hs nêu đặc điểm của động cơ 2 kì?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu hs đọc sgk, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Nhóm 1: Kì 1
- Pittông chuyển động như thế nào?
- Trong xilanh sẽ diễn ra nhữngquá trình gì?
- Trình bày cụ thể từng quá trình đó.
- Đồng thời trong cacte của động cơ sẽ diễn ra quá trình gì?
HS: Thảo luận trả lời.
Nhóm 2: Kì 2
- Pittông chuyển động như thế nào?
- Trong xilanh sẽ diễn ra nhữngquá trình gì?
- Trình bày cụ thể từng quá trình đó.
- Đồng thời trong cacte của động cơ sẽ diễn ra quá trình gì?
HS: Thảo luận trả lời.
II. NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ 2 KÌ
1. Đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì
Động cơ không dùng xupap, pittông làm thêm nhiệm vụ van trượt để đóng, mở các cửa. Hòa khí đưa vào xilanh phải có áp suất cao, nên trước khi vào xilanh chúng được nén trong cacte.
2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì
a. Kì 1: Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, trong xilanh diễn ra các quá trình cháy – dãn nở, thải tự do và quét – thải khí.
- Đầu kì 1, pittông đi từ ĐCT. Khí cháy có áp suất cao dãn nở đẩy pittông đi xuống, làm quay trục khuỷu sinh công. Quá trình cháy – dãn nở kết thúc khi pittông bắt đầu mở của thải.
- Từ khi pittông mở cửa thải cho tới khi bắt đầu mở cửa quét, khí thải trong xilanh có áp suất cao sẽ qua cửa thải ra ngoài. Giai đoạn này gọi là thải tự do.
- Từ khi pittông mở cửa quét (cửa thải vẫn đang mở) cho đến khi tới ĐCD, hòa khí có áp suất cao (được gọi là khí quét) từ cacte, qua đường thông và cửa quét đi vào xilanh, đẩy khí thải trong xilanh qua cửa thải ra ngoài. Giai đoạn này gọi là giai đoạn quét thải khí.
Đồng thời, từ khi thân pittông đóng cửa nạp cho tới khi pittông đến ĐCD, hòa khí trong cacte được nén nên áp suất và nhiệt độ của chúng tăng lên. Pittông được bố trí đóng cửa nạp trước khi mở cửa quét, vì thế khi pittông mở cửa quét, hòa khí trong cacte đã có áp suất cao.
b. Kì 2: Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT, trong xilanh diễn ra các quá trình quét – thải khí, lọt khí, nén và cháy.
- Lúc đầu, cửa quét và cửa thải vẫn còn mở, hòa khí có áp suất cao từ cacte, qua đường thông và cửa quét đi vào xilanh, đẩy khí thải trong xilanh qua cửa thải ra ngoài. Giai đoạn này gọi là giai đoạn quét thải khí. Quá trình quét – thải khí kết thúc khi pittông đóng kín cửa quét.
- Từ khi pittông đóng cửa quét cho tới khi pittông đóng cửa thải, một phần hòa khí trong xilanh bị lọt qua cửa thải ra ngoài. Giai đoạn này gọi là giai đoạn lọt khí.
- Từ khi pittông đóng cửa thải cho khi tới ĐCT, quá trình nén mới thực sự diễn ra. Cuối kì 2, buji bật tia lửa điện châm cháy hòa khí, quá trình cháy bắt đầu. Giai đoạn này gọi là giai đoạn nén và cháy.
Quá trình nạp hòa khí vào cacte được thực hiện như sau: Pittông từ ĐCD đi lên, sau khi đầu pittông đóng kín cửa quét (cửa nạp cũng đang được đóng kín) và pittông tiếp tục đi lên sẽ làm áp suất trong cacte giảm. Vì vậy khi pittông mở cửa nạp, hòa khí trên đường ống nạp sẽ qua cửa nạp đi vào cacte nhờ sự chênh áp suất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 2 kì
GV: Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 2 kì có gì giống và khác nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu hs trình bày lại nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 2 kì.
HS: Trình bày.
2. Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 2 kì
Tương tự như động cơ xăng 2 kì, chỉ khác:
- Trong kì nạp: khí nạp vào cacte của động cơ xăng là hòa khí được tạo bởi bộ chế hòa khí lắp trên đường ống nạp, còn động cơ điêzen nạp không khí.
- Cuối kì nén: động cơ xăng thì buji bật tia lửa điện châm cháy hòa khí, còn động cơ điêzen diễn ra quá trình phun nhiên liệu.
4. Củng cố
- Trả lời các câu hỏi ở sgk.
- So sánh nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì và động cơ xăng 2 kì.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài: Thân máy và nắp máy:
+ Nhiệm vụ và cấu tạo của thân máy.
+ Nhiệm vụ và cấu tạo của nắp máy.
File đính kèm:
- TIET 28.doc