Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 3 – Tuần 3 - Bài 3 -Thực hành: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản

A.Mục tiêu

Qua bài thực hành này, GV cần làm cho HS :

- Vẽ được ba hình chiếu vuông góc ( gồm HCĐ đứng, HCB bằng, HCC cạnh ) của vật thể đơn giản theo PPCG1

- Ghi được kích thước của vật thể trên các hình chiếu

- Trình bày được bản vẽ theo các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật.

B. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị nội dung:

- Nghiên cứ bài 3 SGK Công nghệ 11.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3998 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 3 – Tuần 3 - Bài 3 -Thực hành: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 –Tuần 3 Bài 3 -THỰC HÀNH: VẼ CÁC HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN A.Mục tiêu Qua bài thực hành này, GV cần làm cho HS : - Vẽ được ba hình chiếu vuông góc ( gồm HCĐ đứng, HCB bằng, HCC cạnh ) của vật thể đơn giản theo PPCG1 - Ghi được kích thước của vật thể trên các hình chiếu - Trình bày được bản vẽ theo các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật. B. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứ bài 3 SGK Công nghệ 11. - Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài thực hành. 2 .Chuẩn bị phương tiện dạy bài thực hành: + GV : - Tranh vẽ mẫu khung tên hình 3.7 trang 19 SGK. - Vật thể mẫu hoặc tranh vẽ giá chữ L hình 3.1 SGK. - Tranh vẽ các đề của bài 3. +HS: - Chuẩn bị vật liệu : Giấy khổ A4 , giấy kẻ ô hay kẻ li - dụng cụ để vẽ thực hành.: thước , êke , compa, bút chì cứng , bút chì mềm , tẩy , C. Tiến trình I. Phân bố thời gian Bài thực hành gồm hai phần được tiến hành trong 1 tiết: - Phần 1: GV giới thiệu bài (khoảng 10 phút). - Phần 2: HS làm bài tại lớp dưới sự hướng dẫn của GV (khoảng 35 phút). II . Nội dung thực hành : - Lập bản vẽ trên khổ A4 gồm ba HCVG và các kích thước của vật mẫu theo H3.1 SGK tr15 hay hình biểu diễn ba chiều của vật thể III. Các hoạt động dạy thực hành 1. Ổn định lớp: 2 . Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi 1 . Kể tên các HCVG , mỗi loại HCVG cho biết kích thước nào của vật ?Khi vẽ ta nhìn theo hướng nào ? Tiến trình thực hiện: Hoạt động 1: Tìm hiểu cách vẽ HC của một vật GV : Muốn vẽ HC của một vật ta làm như thế nào ? Ví dụ ta vẽ HC của giá chữ L ( H3.1 SGK tr15) + Quan sát giá chữ L gồm các khối hình học nào tạo thành ? ( Xét từ ngoài vào ) +Để biểu diễn chính xác hình dạng của vật sao cho dễ vẽ , ta Chọn các hướng chiếu nào ? + Hình hộp bao ngoài giá chữ Lcó kích thước 50.28.38 , dùng giấy vẽ khổ A4 ( 297.210) thì ta chọn TL vẽ nào ? Cách bố trí các hình trên bản vẽ ? GV : Hướng dẫn HS cách chọn TL , cách bố trí hình vẽ cân đối + Vẽ từng phần theo thứ tự nào ? dùng nét vẽ nào ? ( HS quan sát h 3.4 ) + Cách ghi kích thước ? thứ tự ghi ? + Kẻ khung vẽ và khung tên GV : Hướng dẫn HS kẻ khung tên (Hình 3.7 SGK) GV : Thực tế , khung bản vẽ và khung tên thường ta kẻ trước, lúc chuẩn bị gấy vẽ để kiểm tra I. Cách vẽ HC của vật thể Khi vẽ HC của một vật ta tiến hành các bước như sau : Bước 1: Phân tích hình dạng vật thể, chọn hướng chiếu vuông góc với các mặt của vật sao cho dễ vẽ Bước 2:Chọn TL bản vẽ thích hợp . Bố trí các hình chiếu cân đối . Bước 3: Vẽ từng phần của vật thể bằng nét mảnh theo thứ tự từ lớn đến nhỏ . Bước 4: Tô đậm các nét thấy và các nét đứt. Bước 5: Ghi kích thước của các khối hình học tạo nên vật theo thứ tự từ nhỏ đến lớn . Bước 6: Kẻ khung bản vẽ, khung tên , ghi nội dung khung tên và phần ghi chú ( Nếu có ) Hoạt động 2: tổ chức thực hành GV giao đề cho HS và nêu các yêu cầu của bài làm : +Xác định kích thước + Vẽ phác trên giấy kẻ ôli +Vẽ trên giấy khổ A4 ( HS Về nhà hoàn chỉnh , nộp bài làm cho GV) II. Thực hành Quan sát, nhắc nhở, uốn nắn khi cần thiết. Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá - GV nhận xét giờ thực hành: + Sự chuẩn bị của HS. + Kĩ năng làm bài của HS. + Thái độ học tập của HS. - GV thu bài để chấm điểm. - GV nhắc nhở các em về nhà đọc trước bài 4 SGK. GV giao đề cho HS và nêu các yêu cầu của bài làm : +Xác định kích thước + Vẽ phác trên giấy kẻ ôli +Vẽ trên giấy khổ A4 ( HS Về nhà hoàn chỉnh , nộp bài làm cho GV) II. Thực hành Quan sát, nhắc nhở, uốn nắn khi cần thiết. Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá - GV nhận xét giờ thực hành: + Sự chuẩn bị của HS. + Kĩ năng làm bài của HS. + Thái độ học tập của HS. - GV thu bài để chấm điểm. - GV nhắc nhở các em về nhà đọc trước bài 4 SGK. Tiết 4 - Tuần 4 Bài 4 .MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT AMục tiêu Qua bài giảng, HS cần: - Hiểu được khái niệm và công dụng của mặt cắt và hình cắt. - Biết cách vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản. - Nhận biết được các mặt cắt, hình cắt trên bản vẽ kĩ thuật. B. Chuẩn bị 1. Kiến thức liên quan Trong phần vẽ kĩ thuật của Công nghệ 8, HS đã học khái niệm về hình cắt - mặt cắt và ứng dụng thực tế. 2. Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu bài 4 trong SGK. - Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng. - Xem lại bài 8 sách Công nghệ 8. 3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học - Tranh vẽ hình 4.1, 4.2 trang 22, 23 SGK. - Vật mẫu theo hình 4.1 SGK. C. Tiến trình I. Phân bố bài giảng - Bài giảng có 3 nội dung chính được giảng trong 1 tiết: + Khái niệm về mặt cắt và hình cắt. + Mặt cắt. + Hình cắt. - Trọng tâm của bài: + Khái niệm về mặt cắt và hình cắt. + Cách vẽ các loại mặt cắt và hình cắt. II. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Hình chiếu là gì? Kể tên các loại hình chiếu? Xác định vị trí HC trên bản vẽ? 3. Đặt vấn đề vào bài mới: Đối với những vật thể có nhiều phần rỗng bên trong như lỗ, rãnh nếu dùng hình biểu diễn thì có nhiều nét đứt, như thế bản vẽ thiếu rõ ràng, khó đọc. Vì vậy, trên các bản vẽ kĩ thuật thường dùng mặt cắt, hình cắt để biểu diễn hình dạng cấu tạo bên trong của vật thể. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm về mặt cắt và hình cắt GV: Dùng vật mẫu và tranh vẽ hình 4.1 SGK để giới thiệu vật thể, mặt phẳng chiếu, mặt phẳng cắt, cách tiến hành cắt. GV phân tích , gợi ý và đặt câu hỏi để HS có thể phân biệt mặt phẳng chiếu, mặt phẳng cắt, vị trí nên đặt mặt phẳng cắt, từ đó HS có thể đưa ra các khái niệm thế nào là mặt phẳng cắt, mặt cắt, hình cắt? Lưu ý: Mặt cắt được kẻ gạch gạch hoặc vẽ kí hiệu của vật liệu. I. Khái niệm về mặt cắt và hình cắt - Mặt phẳng cắt : là mp song song với mphc, tưởng tượng cắt vật làm hai phần (Thường chọn là mp đối xứng của phần vật thể cần quan sát) - Mặt cắt : Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt. - Hình cắt : Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt *Chú ý: Phần mặt cắt biểu diễn bằng đường gạch gạch(nét liền mảnh) Hoạt động 2: Tìm hiểu về mặt cắt - GV đặt câu hỏi: Mặt cắt dùng để làm gì? Dùng trong trường hợp nào? - Căn cứ vào hình 4.2, 4.3, 4.4 trong SGK, GV hỏi: + Có mấy loại mặt cắt? Định nghĩa? Quy ước vẽ ra sao? Ứng dụng? + Mặt cắt chập và Mặt cắt rời khác nhau như thế nào? II. Mặt cắt Mặt cắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật thể có nhiều phần lỗ, rãnh. 1. Mặt cắt chập Mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền mảnh. * Ứng dụng: Mặt cắt chập dùng để biểu diễn vật thể có hình dạng đơn giản. 2. Mặt cắt rời Mặt cắt được vẽ ở ngoài hình chiếu, đường bao được vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt được vẽ gần hình chiếu và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh. * Ứng dụng: Mặt cắt chập dùng để biểu diễn vật thể có hình dạng phức tạp. Hoạt động 3: Tìm hiểu về hình cắt - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hình cắt. - HS quan sát hình 4.5, 4.6, 4.7 trong SGK và trả lời câu hỏi: + Có mấy loại hình cắt? + Ứng dụng của từng loại hình cắt đó? Qui ước vẽ? III. Hình cắt: có 3 loại 1. Hình cắt toàn bộ: sử dụng một mặt phẳng cắt dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. 2.Hình cắt một nửa: Hình biểu diễn gồm nửa hình cắt ghép với nửa hình chiếu, đường phân cách là đường tâm. Ứng dụng: để biểu diễn vật thể đối xứng. 3. Hình cắt cục bộ: biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng. Hoạt động 4: Tổng kết – đánh giá - GV đặt câu hỏi theo mục tiêu của bài để tổng kết và đánh giá sự tiếp thu của HS: + Thế nào là mặt cắt? hình cắt? + Mặt cắt, hình cắt dùng để làm gì? + Mặt cắt gồm những loại nào? Cách vẽ như thế nào? + Hình cắt gồm những loại nào? Chúng được dùng trong những trường hợp nào? - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc phần thông tin bổ sung về kí hiệu của hình cắt. + Bài tậpvề nhà 1, 2, 3 SGK trang 26, 27. + Đọc trước : Bài 5 Hình chiếu trục đo.

File đính kèm:

  • docCong Nghe 11002.doc
Giáo án liên quan